Fed không tăng lãi suất, cả thế giới thở phào

Lãi suất
Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen tại buổi họp báo tại Washington, ngay sau khi công bố quyết đinh giữ lãi suất cơ bản.
Trước sự chờ đợi hồi hộp của các thị trường tài chính toàn cầu và giới hoạch định chính sách, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) rạng sáng nay (18/9) quyết định không tăng lãi suất cơ bản.
Fed hôm qua bước vào ngày họp cuối để thảo luận khả năng tăng lãi suất cơ bản – động thái mà thị trường tài chính toàn cầu và các nhà hoạch định chính sách kinh tế hồi hộp chờ đợi suốt mấy tuần qua.


Tỷ lệ lãi suất cơ bản của Mỹ được Fed duy trì ở mức 0% suốt gần 7 năm qua, kể từ những ngày khủng hoảng kinh tế đen tối. Mức lãi suất này chưa hề thay đổi kể từ tháng 12/2008, chỉ vài tuần sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers. Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc Fed phải quyết định liệu kinh tế Mỹ và toàn cầu có đủ mạnh để chịu đựng một sự tăng lãi suất.

Cách đây 2 tháng, khả năng Fed tăng lãi suất trong tháng 9 là điều gần như chắc chắn. Nhưng sau những hỗn loạn trên các thị trường tài chính toàn cầu và lo lắng về nền kinh tế Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ đợi đến tháng 12 tới mới tăng.

Ngoài ra, việc quyết định tăng hay giữ nguyên mức lãi suất hiện nay không đơn giản và rất khó đoán trước vì số liệu kinh tế của Mỹ đang cho thấy những tín hiệu trái chiều, khi tỷ lệ thất nghiệp giảm nhưng lạm phát cũng thấp.

Fed được Quốc hội Mỹ giao nhiệm vụ hoạch định chính sách tiền tệ dựa trên chỉ số thất nghiệp và lạm phát. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm 5,1% trong tháng 8, mức mà Fed coi là có thể đẩy mức tiền công và lạm phát lên, nhưng mức tiền công trung bình mỗi giờ chỉ tăng 2,2% trong năm qua. Trong khi kinh tế tăng trưởng 3,7% trong quý 2 năm nay, giá cả tiêu dùng trong tháng 8 giảm vì giá xăng tiếp tục giảm và đồng đô la Mỹ mạnh khiến chi phí nhập khẩu giảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,1%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng 1 năm nay, sau khi tăng 0,1% trong tháng 7. Trong 12 tháng tính đến tháng 8 vừa qua, CPI chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Các ngân hàng và quỹ đầu tư toàn cầu ví việc tăng hay giảm lãi suất cơ bản chỉ như việc tung đồng xu, cho dù hầu hết các chuyên gia coi việc tăng nhẹ lãi suất nghĩa là không có thay đổi trong chính sách tiền tệ.

Theo kết quả thăm dò do hãng Reuters thực hiện đối với 80 nhà kinh tế học, 45 người nói rằng Fed sẽ giữ lãi suất cơ bản ở mức giữa 0-0,25%, trong khi 35 chuyên gia còn lại cho rằng sẽ tăng cao hơn thế.

“Cách tiếp cận quản lý rủi ro thận trọng sẽ khiến Fed giữ nguyên lãi suất, nhưng nếu họ thực sự phụ thuộc vào số liệu, khả năng họ tăng lãi suất là rất cao”, Reuters dẫn lời nhà kinh tế học Ryan Sweet của hãng phân tích và quản lý rủi ro Moody's Analytics.

Chính sách lãi suất bằng 0 được áp dụng để khuyến khích cho vay, và cũng giúp thúc đẩy các thị trường chứng khoán đi lên trong 7 năm qua.

Triển vọng Fed tăng lãi suất khiến đồng đô la Mỹ mạnh lên trong năm qua, nhưng lại làm yếu đi đồng tiền của các nền kinh tế đang nổi, vốn đã bị tác động tiêu cực từ sự sụt giảm lượng cầu hàng hóa từ Trung Quốc.

Những người ủng hộ tăng lãi suất cho rằng kinh tế Mỹ đã được vực dậy đủ mạnh để Fed chấm dứt chính sách tiền tệ thời kỳ khủng hoảng để trở về mức bình thường.

Châu Á lo nguy cơ chảy vốn

BBC dẫn lời GS John Taylor ở ĐH Stanford và là cựu quan chức cấp cao của Fed dưới thời Tổng thống George W Bush cho rằng Fed nên tăng lãi suất từ năm 2010.

Nhiều người khác cũng chỉ trích chính sách lãi suất 0% của Fed. Ông Bill Gross, nhà đầu tư trái phiếu hàng đầu tại quỹ đầu tư Janus Capital, cho rằng chính sách lãi suất 0% “phá hủy các mô hình kinh tế lịch sử cần thiết của chủ nghĩa tư bản như các quỹ lương hưu, công ty bảo hiểm cũng như không tạo động lực để người dân tiết kiệm tiền”.

Trong nhiều ngày qua, triển vọng Fed tăng hay không tăng lãi suất đã khiến các nhà đầu tư trên khắp châu Á lo lắng về tác động lên nền kinh tế của họ.

Chính phủ các thị trường đang nổi lo ngại về khả năng mất ổn định dòng tiền đầu tư. Tạp chí Financial Times dẫn lời ông Kaushik Basu, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới, cho rằng lãi suất tăng giờ đây có thể “gây hoảng loạn và bất ổn” tại các thị trường tài chính đang nổi. Các nhà kinh tế học của ngân hàng này viết trong báo cáo vừa công bố rằng có mối nguy hiểm xảy ra một trận bão hoàn hảo khiến luồng tiền đầu tư rất lớn chảy về Mỹ, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính. Nhưng các chuyên gia này cho rằng hầu hết các quốc gia sẽ ứng phó được với việc Mỹ tăng lãi suất.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác tỏ ra không mấy lo lắng về triển vọng tăng lãi suất. Ông Agustin Carstens, thống đốc Ngân hàng trung ương Mexico, tháng trước nói rằng đó sẽ là dấu hiệu kinh tế Mỹ đang hồi phục. “Đối với chúng tôi đó là tin rất tốt”, ông Carstens nói.

Theo TPO

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.