Giá trâu bò giảm mạnh, người nuôi thua lỗ, người buôn gặp khó

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) -Liên tiếp từ năm 2021 đến nay, giá trâu, bò thịt trên đà lao dốc, đặc biệt từ 2 tháng nay, trâu bò rớt giá thảm khiến các trang trại thua lỗ. Hoạt động mua bán trâu, bò của các thương lái (Đô Lương) vì thế cũng cầm chừng.

Giá trâu, bò “chạm đáy”

bna_bò sữa.jpg
Do giá bò thịt xuống thấp nên trại của ông Điều giảm dần quy mô. Ảnh: Hoài Thu

Cao điểm, trang trại ông Hồ Sỹ Điều (xã Nghĩa Tiến, thị xã Thái Hoà) nuôi 1.500 con bò đực sữa lấy thịt, vài chục con trâu, vài chục con bò lai-sind. Thế nhưng, hai năm gần đây, khi giá trâu bò xuống thấp, ông giảm dần quy mô; trước đây có khoảng 1.500 con, nay chỉ dám nuôi khoảng 600 con, riêng trâu và bò lai-sind thì dừng hẳn.

Ông Hồ Sỹ Điều cho biết: “Bình thường, giá bò lên đến 11-12 triệu đồng/tạ, giá bò đực sữa 9 triệu đồng/tạ; năm ngoái, giảm khoảng 30% xuống còn 7-8 triệu đồng/tạ và nay chỉ còn 5-5,5 triệu đồng/tạ. Giá trâu thịt theo đó cũng giảm mạnh, đến thời điểm tháng 8/2023, giá trâu hơi chỉ còn 55 – 60 ngàn đồng/kg tuỳ theo chất lượng, nguồn gốc trâu. Trâu bò rớt giá thảm hại, trong khi chi phí đầu vào lại tăng cao nên các trang trại chăn nuôi trâu, bò đều thua lỗ nặng”.

bna_buôn trâu.jpg
Trâu thịt cũng giảm giá mạnh. Ảnh: Thanh Phúc

Chăn nuôi bò vỗ béo với thâm niên hơn 20 năm nay song chưa bao giờ ông Nguyễn Công Trung ở thị trấn Lạt (Tân Kỳ) trải qua giai đoạn khó khăn như 2 năm nay. Ngoài việc giá bò xuống thấp, giá thức ăn chăn nuôi tăng thì việc tìm đầu ra cho bò thịt không hề dễ.

“60 con bò thịt, nếu như trước đây, cứ đến kỳ xuất chuồng thì chỉ cần gọi điện cho thương lái, họ đến bắt và trả ngay tiền tươi. Còn năm ngoái lại nay, giá bò “chạm đáy” chỉ còn bằng một nửa so với trước mà việc tiêu thụ cũng khó khăn. Đợt hạn vừa rồi, thức ăn xanh khan hiếm, thức ăn ủ chua cũng cạn, bò đã quá trọng lượng mà liên hệ mãi vẫn không có thương lái đến mua. Cuối cùng, gia đình phải mổ thịt bớt, bán lẻ ra thị trường”, ông Trung cho biết.

Không chỉ có gia đình ông Trung mà gần 20 hộ chăn nuôi trâu, bò giống ngoại vỗ béo theo hình thức trang trại, quy mô lớn cùng hơn 100 gia trại có chăn nuôi bò ở huyện miền núi Tân Kỳ nay cũng đang đứng ngồi không yên, khi giá trâu bò chạm đáy, khó tiêu thụ.

Lái buôn trâu, bò gặp khó

bna_4.jpg
Hoạt động buôn bán trâu bò cũng chững lại, nhiều lái buôn gặp khó khăn. Ảnh: Hoài Thu

Giá trâu bò giảm không chỉ khiến người chăn nuôi thua lỗ mà những người làm nghề lái buôn trâu bò ở Đại Sơn, Trù Sơn, Hiến Sơn (Đô Lương) và một số địa phương ở Tân Kỳ gặp không ít khó khăn. Đã hơn một năm nay, không khí “làm nghề” của các hộ chuyên buôn bán trâu bò lâu năm ở xóm 1, xã Đại Sơn (Đô Lương) không còn nhộn nhịp như trước đây.

“3 năm trở về trước, giá trâu bò ở mức cao, buôn bán thuận lợi. Nhưng hơn một năm nay, trâu bò giá giảm nhưng lại khó tiêu thụ nên những lái buôn như chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn. Và những người làm nghề vận chuyển trâu bò cũng vậy, những chuyến xe chở “hàng” đi khắp các địa phương trong nước, xuất khẩu sang Lào, Trung Quốc cũng giảm mạnh” – ông Lê Văn Nga, xóm 1, xã Đại Sơn cho biết.

Dẫn chứng thêm về điều này, ông Nga cho biết: “Bình thường ở Đại Sơn ngày cũng như đêm luôn có hàng dài các xe tải chở trâu bò đi và đến, nhất là những ngày sát phiên chợ Ú. Nhưng hiện nay, lượng xe ra vào các điểm đầu mối buôn bán trâu bò giảm còn khoảng một nửa. Ở xóm 1, xã Đại Sơn, những hộ làm nghề buôn bán trâu bò đều có từ 1 đến 2, thậm chí 3 xe tải chở trâu bò chạy thường xuyên. Mỗi ngày một chuyến xe chở khoảng 60 con trâu bò đi nhập ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên, thậm chí sang Lào, Trung Quốc qua các cửa khẩu đều đặn mỗi tháng 5 – 8 chuyến. Song hiện nay giảm xuống chỉ còn một nửa số chuyến hàng”.

bna_gía thịt.JPG
Nhiều hộ buộc phải giết mổ để bán lẻ ra thị trường. Ảnh: Thanh Phúc

Anh Lê Trần, một thương lái chuyên buôn bán trâu, bò giữa Nghệ An đi Phú Yên và các tỉnh phía Nam cho biết, đã hơn nửa năm nay giá trâu, bò giảm sâu nên những người làm nghề như anh đang hoạt động cầm chừng. “Trước đây, mỗi tháng tôi chạy khoảng 6 chuyến xe buôn bán trâu bò từ Nghệ An vào Phú Yên và ngược lại, xe lúc nào cũng có “hàng” với mỗi xe khoảng 55 – 60 con bò. Nay giá trâu bò giảm, ế hàng nên mỗi tháng tôi chỉ chạy 2 – 3 chuyến và vốn thì do 7 -8 người cùng chung (thay vì 1-2 người như trước đây), xem như giúp nhau góp vốn cầm cự với nghề”.

Lý giải nguyên nhân giá trâu bò giảm mạnh, kéo dài và chưa có dấu hiệu tăng, anh Lê Trần cho biết: “Ngoài nguyên nhân Trung Quốc một thời gian dài gần như không nhập khẩu trâu bò, thịt trâu bò thì thời gian gần đây, lượng trâu bò từ Thái Lan ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam với giá thấp hơn nên thương lái trong nước thua lỗ. Hiện nay, bò có nguồn gốc Thái Lan tại thị trường Việt Nam giá chỉ khoảng 48 -50 ngàn đồng/kg, thấp hơn giá trâu bò nội địa có khi gần chục giá”.

bna_bò3.JPG
Các trang trại giảm đàn, nhiều trang trại "treo chuồng" hoặc chuyển đổi vật nuôi. Ảnh: Thanh Phúc

Từ việc thị trường trâu bò giảm sâu, thương lái giảm số lượng thu mua trong thời gian dài nên người dân cũng không mặn mà đầu tư nuôi trâu bò. Người dân giảm đàn mạnh hoặc “treo chuồng” chờ thị trường phục hồi, một số hộ chuyển đổi sang các vật nuôi khác.

“So với những vật nuôi khác, nuôi trâu, bò cần nguồn vốn khá lớn. Một con bò sinh sản có giá từ 35-40 triệu đồng, nếu chăn nuôi quy mô lớn cần đầu tư hệ thống chuồng trại, bãi cỏ... lên đến cả tỷ đồng. Vì thế, người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh mong muốn Nhà nước có cơ chế hạn chế nhập khẩu thịt bò, kiểm soát chặt chẽ việc nhập lậu thịt qua đường tiểu ngạch để bảo hộ việc chăn nuôi trong nước.

Đồng thời, cần có cơ chế hỗ trợ về lãi suất tại các ngân hàng cho người vay vốn đầu tư vào chăn nuôi để vượt qua khó khăn. Ngoài ra, cần có định hướng rõ ràng, đưa thông tin thị trường tới người chăn nuôi”, ông Hồ Sỹ Điều, chủ trang trại ở xã Nghĩa Tiến, thị xã Thái Hoà cho biết.

Clip: Thu - Phúc

tin mới

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

(Baonghean.vn) - Tháng Năm, những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung mình khoe sắc, toả ngát hương thơm. Thời điểm này, nông dân tất bật vào mùa thu hoạch hoa sen, phục vụ du khách về thăm quê Bác, nhập cho các thương lái trong và ngoài tỉnh…

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.

Xuân Hoàng

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở 'quê lúa' Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mô hình ứng dụng máy cấy không người lái, chăm sóc bằng máy bay nông nghiệp, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Thành trong vụ Xuân này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng lúa bằng phương pháp truyền thống, lãi tăng hơn 10 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương ở Nghệ An đang bước vào vụ thu hoạch lúa Xuân. Để tránh tình trạng “cò” máy gặt, nâng giá máy gặt gây khó khăn cho người dân, chính quyền các địa phương đã vào cuộc tích cực, triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra tình trạng bảo kê máy gặt.

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

(Baonghean.vn) - Được đưa vào sản xuất trong điều kiện có nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SYN8 vẫn phát triển rất tốt với những ưu thế vượt trội: Mạ khoẻ, chịu rét tốt, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và sọc lá vi khuẩn, năng suất cao và ổn định.

Mướp hương ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn "cháy hàng" được giá. Ảnh: Văn Trường

Mướp hương Nghệ An 'cháy hàng' mùa nắng

(Baonghean.vn) - Nông dân trồng mướp hương tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện rất phấn khởi do mướp hương luôn “cháy hàng” lại bán được giá cao, người trồng mướp có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống.