Giáo viên cắm bản vất vả vượt núi vào điểm trường chuẩn bị năm học mới

(Baonghean.vn) - 3 giáo viên cắm bản lặng lẽ giúp nhau đẩy xe vượt qua điểm sạt lở trên đường để vào điểm trường lẻ bản Huồi Pốc (xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) sửa soạn chuẩn bị đón học sinh vào năm học mới.
Hết phép, ngày 28/8, các giáo viên điểm trường mầm non Huồi Pốc ( Trường Mầm non Nậm Cắn) lại băng con đường dài, vượt dốc đứng vào bản để chuẩn bị năm học mới.
Từ ngày 28/8, các giáo viên điểm trường mầm non Huồi Pốc (Trường Mầm non Nậm Cắn, xã Nậm Cắn) lại băng con đường dài, vượt những con dốc đứng để vào bản chuẩn bị năm học mới.
Sau trận mưa mấy ngày trước, đường vào bản bị sạt lở nghiêm trọng, con đường vào bản của các nữ giáo viên trở nên gian nan hơn.
Sau trận mưa mấy ngày trước, đường vào bản Huồi Pốc bị sạt lở nghiêm trọng, con đường vào bản của các nữ giáo viên trở nên gian nan hơn.
Những con dốc đứng đã mấy lần “vật ngã” chiếc xe của cô giáo trẻ Trần Thị Hồng Ngân (S.N 1995). Đây là năm học thứ 2 cô Ngân lên với Huồi Pốc
Những đoạn đường dốc đứng, cùng đất đá tạo thành sống rãnh trâu đã mấy lần “vật ngã” chiếc xe máy của cô giáo trẻ Trần Thị Hồng Ngân (SN 1995). Đây là năm học thứ 2 cô Ngân lên với Huồi Pốc.
Hơn năm trời đi con đường này
"Hơn một năm trời đi lại con đường này, nhưng nó vẫn không chịu quen em, nhất là những ngày mưa. Có những hôm vào đến trường chỉ còn mỗi đôi mắt không lấm bùn đất. Nhiều khi dọc đường chỉ muốn khóc" - Hồng Ngân chia sẻ.
Bản Huồi Pốc thuộc xã Nậm Cắn, giáp biên giới Việt – Lào. Bản có 165 hộ, 847 nhân khẩu, với tỷ lệ hộ nghèo gần 53%. Đây là bản khó khăn nhất của Nậm Cắn.
Bản Huồi Pốc thuộc xã Nậm Cắn, giáp biên giới Việt – Lào. Bản có 165 hộ, 847 nhân khẩu, với tỷ lệ hộ nghèo gần 53%. Đây là một trong những bản khó khăn nhất của xã Nậm Cắn cũng như huyện Kỳ Sơn.
Điểm trường mầm non nằm một mình ở cuối bản Huồi Pốc, trên một dốc núi cao. Điểm trường có 3 lớp học với 73 học sinh.
Điểm trường mầm non nằm một mình ở cuối bản Huồi Pốc, trên một dốc núi cao. Điểm trường lẻ này chỉ có 3 lớp học với 73 học sinh.
Để chuẩn bị đón học sinh bước vào năm học mới, các giáo viên cùng phụ huynh phát cỏ, trồng hoa, dọn dẹp, trang trí lại lớp học.
Để chuẩn bị đón học sinh bước vào năm học mới, các giáo viên cùng phụ huynh phát cỏ, trồng hoa, dọn dẹp, trang trí lại lớp học.
“Trong đợt mưa vừa qua, con đường từ bản lên điểm trường bị nước cuốn trôi gần hết khiến việc đi lại của các em học sinh gặp khó khăn, nhà trường phải chờ dân bản đi rẫy về để cùng tu sửa” - Giáo viên Lô Thanh Hiền cho biết.

“Trong đợt mưa vừa qua, con đường từ bản lên điểm trường bị nước cuốn trôi gần hết khiến việc đi lại của các em học sinh gặp khó khăn, nhà trường phải chờ dân bản đi rẫy về để cùng tu sửa” - Giáo viên Lô Thanh Hiền cho biết.

Điểm trường mầm non Huồi Pốc được xây dựng từ năm 2004, đến nay đã xuống cấp. Trong thời gian nghỉ hè vừa qua, các giáo viên phải chuyển dụng cụ dạy học xuống nhà cộng đồng để gửi.
Điểm trường mầm non Huồi Pốc được xây dựng từ năm 2004, đến nay đã xuống cấp. Trong thời gian nghỉ hè vừa qua, các giáo viên phải chuyển dụng cụ dạy học xuống nhà cộng đồng để gửi. 
Ảnh: Thành Cường
Toàn bộ phần chân cột, vách tường bằng gỗ của 3 lớp học bị mục rỗng, xuống cấp nghiêm trọng.
Ảnh: Thành Cường
"Năm học mới sắp bắt đầu nhưng lớp học bị mối mọt ăn gần hết, không còn an toàn cho việc dạy và học của học sinh và giáo viên. Chỉ cần một trận mưa giông hay một cơn gió to là giáo viên phải cho học sinh nghỉ" - Giáo viên Phạm Thị Thanh Trâm, Hiệu Trưởng Trường Mầm non Nậm Cắn cho biết. 
Ảnh: Thành Cường

Năm học mới bắt đầu, trùng vào dịp học sinh mầm non còn theo bố mẹ đi “ngủ rẫy”, thu hoạch mùa màng xong các em mới được đưa về để nhập học. Việc vận động các em trở lại trường vào đầu năm học cũng là nhiệm vụ khó khăn của các giáo viên ở đây.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.