Giúp dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp: Việc làm hay từ huyện núi Quỳ Châu

Đào Tuấn - Nhật Lân

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Ngược huyện núi Quỳ Châu đầu năm 2018, được nghe chính quyền nơi đây hỗ trợ kinh phí và thực hiện giúp dân các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp; để từ rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt, đất trống đồi trọc được cải tạo trồng rừng sản xuất. Bỗng nhớ việc khoán “chui” ở tỉnh Vĩnh Phúc năm nào…
Dân kể

Châu Tiến là địa phương phát triển phong trào trồng rừng chậm hơn một số xã của Quỳ Châu như Châu Bình, Châu Hội, Châu Hạnh… Người dân ở đây nói rằng, từ lâu rồi ai cũng biết trồng rừng sản xuất sẽ đem lại lợi ích kinh tế, nhưng không dám vì không khéo lại vi phạm pháp luật. “Nhưng bây giờ thì được chính quyền giúp cho rồi…” - anh Trần Văn Ngọc (SN 1980), bản Hồng Tiến 1 hồ hởi.

Trần Văn Ngọc kể rằng, năm 2003, bố vợ anh là ông Lương Văn Phuốt được nhà nước giao cho 23ha rừng theo Nghị định 163. Đằng đẵng 15 năm trời, gia đình bố vợ chỉ quản lý, không có tác động gì vào rừng.

Vì rừng được giao thuộc diện nghèo kiệt, lâm sản phụ không có nên thu nhập từ rừng hầu như không có. Đi nhiều nơi, thấy người ta trồng rừng keo cho thu nhập rất tốt, rất muốn làm theo nhưng rồi lại không dám vì cán bộ nhắc nếu tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng là vi phạm pháp luật.

Anh Trần Văn Ngọc và người dân xã Châu Tiến (bên trái) kể chuyện được chính quyền giúp chuyển đổi đất lâm nghiệp.
Anh Trần Văn Ngọc và người dân xã Châu Tiến (bên trái) kể chuyện được chính quyền giúp chuyển đổi đất lâm nghiệp. Ảnh: Nhật Lân

Thế rồi vào năm 2016, gia đình anh được chính quyền xã thông tin, nếu có nhu cầu trồng rừng thì làm đơn đề nghị để cấp thẩm quyền kiểm tra, xem xét. Mừng vô kể, bố vợ của anh Ngọc đã viết đơn.

Sau đó thấy có đoàn cán bộ huyện về kiểm tra thực địa, đánh giá thực trạng rừng và kết lại gia đình được chuyển đổi trồng 10 ha, 13 ha còn lại thì tiếp tục quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt. Gia đình từ đó đã vay vốn ngân hàng, mua cây giống, thuê người phát dọn, làm đất, đào hố trồng keo. Đến nay, trên diện tích 10 ha được phép chuyển đổi, keo đã lên xanh, cây cao ngực người lớn.

Hỏi anh Ngọc chính quyền đã giúp làm những thủ tục gì? Có mất kinh phí hay không? Anh kể, gia đình làm đơn, trình ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đưa cán bộ các phòng ban, kiểm lâm xuống kiểm tra thực địa, đánh giá kỹ từng khu rừng. Nơi nào rừng còn tốt, có cây gỗ thì các cán bộ đánh dấu yêu cầu bảo vệ; nơi nào rừng nghèo kiệt chỉ có cây bụi, lau lách thì đưa vào hồ sơ cho chuyển đổi…

Về thủ tục hồ sơ, qua nhiều khâu có đơn vị tư vấn thực hiện. Kinh phí gia đình có phải chi trả 50%, với đơn giá 150 nghìn đồng/ha; tổng cộng hết 1,5 triệu đồng. “Chính quyền hỗ trợ cho 50% kinh phí, chúng tôi chỉ phải chi 1,5 triệu đồng. Được trồng 10 ha rừng, mọi người trong gia đình ai cũng phấn khởi. Thật cảm ơn chính quyền, cảm ơn các cơ quan chức năng lắm…” – Trần Văn Ngọc vui vẻ.

Theo cán bộ lâm nghiệp xã Châu Tiến, anh Sầm Đức Hòa cho biết, năm 2016 ở xã Châu Tiến ngoài gia đình anh Trần Văn Ngọc còn có 3 gia đình khác được chính quyền giúp thực hiện các thủ tục để chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp.

Còn năm 2017, có 7 gia đình làm đơn. Hiện nay các thủ tục cần thiết cho 7 hộ đã cơ bản hoàn thành. Anh Sầm Đức Hòa nói: “Tôi nghĩ đây là một việc làm rất hay của chính quyền huyện Quỳ Châu. Vì như vậy, giúp cho dân tạo được sinh kế lâu bền…”.

Vì dân hành động

Tìm hiểu, việc chính quyền huyện Quỳ Châu giúp dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp được thực hiện theo Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất. Từ năm 2016 đến nay, Quỳ Châu đã giúp cho được gần 570 hộ dân được nhà nước giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị định 163.

Một khu vực đất lâm nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng ở xã Châu Tiến.
Một khu vực đất lâm nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng ở xã Châu Tiến. Ảnh: Đào Tuấn

Nhưng để có được kết quả này, là một câu chuyện dài đầy trăn trở. Quỳ Châu từ nhiều năm trước, từng là một điểm nóng của tỉnh về tình trạng phá rừng tự nhiên, xâm lấn đất nông lâm trường và chuyển nhượng trái phép quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

Nguyên nhân có nhiều, nhưng gốc rễ, nguồn cơn dẫn đến tình trạng này cơ bản là do đời sống của người dân quá khó khăn, “nóng tay phải bắt lỗ tai”.

Hiểu rõ nguyên nhân cốt lõi là như vậy, nên cũng trong nhiều năm qua chính quyền huyện Quỳ Châu bên cạnh tập trung cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật; chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm… thì đau đáu tìm lời giải để giải quyết bài toán dân sinh.

Nghiên cứu Thông tư 23 của Bộ NN&PTNT, thấy rằng với rừng tự nhiên sản xuất nhưng nghèo kiệt, chủ rừng là tổ chức, công đồng hay hộ gia đình đều sẽ được làm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất để trồng rừng thay thế. Quỳ Châu có đông đảo các hộ dân được nhà nước giao quản lý rừng tự nhiên sản xuất, nhưng có nhiều diện tích rừng nghèo kiệt, thậm chí là đất trống đồi trọc. Vì vậy, những quy định tại Thông tư 23 rõ ràng là một lối mở, tại sao chưa được áp dụng?

Đi tìm câu trả lời, các cán bộ huyện Quỳ Châu hiểu nguyên do là bởi phần lớn những hộ dân ở Quỳ Châu được nhà nước giao rừng đều là đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức có hạn, trong khi điều kiện kinh tế khó khăn, làm sao có thể tự nắm bắt, thực hiện được các thủ tục để được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận?

Và lời giải đã bật ra từ đây. Chính quyền phải thực sự quan tâm vào cuộc giúp cho dân thực hiện các thủ tục để người dân được chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, từ rừng nghèo kiệt, cải tạo trồng rừng thay thế!.

Năm 2016, huyện Quỳ Châu chỉ đạo chính quyền các xã, thông tin đến nhân dân biết về việc huyện sẽ xem xét, giúp người dân có nguyện vọng chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Và để kích cầu, cũng trong năm này Quỳ Châu đã trích 200 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp nông nghiệp hỗ trợ 50% kinh phí cho người dân làm thủ tục theo quy định.

Một việc làm mà huyện Quỳ Châu thận trọng, quan tâm thực hiện, đó là phải đánh giá chính xác thực trạng rừng tự nhiên sản xuất; chỉ rừng nghèo kiệt hoặc đất trống đổi trọc mới được phép thực hiện thủ tục chuyển đổi. Bởi nếu để xẩy ra việc đánh giá thiếu khách quan, không chính xác, vô hình chung sẽ tạo điều kiện cho việc phá hại rừng tự nhiên.

Vì vậy, UBND huyện Quỳ Châu giao trách nhiệm cho Hạt Kiểm lâm phối hợp các phòng chuyên môn và chính quyền các xã thực hiện kiểm tra, đánh thực trạng rừng một cách nghiêm ngặt.

Qua rà soát, bóc tách rõ ràng đâu là rừng tự nhiên sản xuất cần bảo vệ; đâu là rừng nghèo kiệt không thể phục hồi và đất trống đồi trọc có thể chuyển đổi trồng rừng thay thế. Từ đó, thực hiện quy trình, lập hồ sơ theo đúng trình tự để ngành có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định tại Thông tư 23 của Bộ NN&PTNT.

Người dân xã Châu Tiến kể chuyển chuyển đổi đất rừng với phóng viên.
Người dân xã Châu Tiến kể chuyển chuyển đổi đất rừng với phóng viên. Ảnh: Đào Tuấn

Các cán bộ Hạt Kiểm lâm Quỳ Châu tham gia các cuộc cuộc kiểm tra, rà soát cho hay, các diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn cần bảo vệ, đã được lập hồ sơ, có niêm yết thậm chí đánh số cho từng cây gỗ; bên cạnh đó, có khoảng 8000 ha đất lâm nghiệp là đất có rừng nghèo kiệt, hoặc đất trống đồi trọc có thể chuyển đổi cải tạo trồng rừng sản xuất.

Về việc huyện Quỳ Châu có chủ trương giúp dân, trích một phần ngân sách hỗ trợ dân thực hiện các thủ tục thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, theo các anh là một việc làm tích cực, vì dân mà hành động. Đây không chỉ là cú hích giúp người dân phát triển kinh tế lâu dài, mà qua đó còn giảm những áp lực của người dân lên rừng tự nhiên…

Xã hội hóa công tác giao đất, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp!

Ở huyện Quỳ Châu, tồn đọng từ năm 2014 đến nay khoảng 15.000 ha đất lâm nghiệp chưa giao được cho dân. Nguyên nhân là bởi không có nguồn kinh phí thực hiện công tác đo đạc, giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp.

Nói về nội dung này, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, ông Ngô Đức Thuận cho biết: “Từ năm 2014, tỉnh có chủ trương cấp cho Quỳ Châu 15 tỷ đồng. Nhưng do khó khăn nên đến nay vẫn chưa có. Vì vậy, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp này vẫn do chính quyền cấp xã và cộng đồng các thôn bản quản lý…”.

Với quyết tâm hoàn thành công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp đối với diện tích 15.000 ha còn tồn đọng, Quỳ Châu đang hướng đến việc công tác xã hội hóa, kêu gọi nhân dân chia sẻ, gánh một phần kinh phí.

Bài toán xã hội hóa được Quỳ Châu chi tiết, để cấp giấy chứng nhận QSD đất, giao được mỗi ha đất lâm nghiệp cần chi phí 1 triệu đồng. Trong đó, sẽ kêu gọi người dân đóng góp 300 nghìn đồng, 700 nghìn đồng còn lại là từ nguồn ngân sách.

“Theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP, các hộ dân được nhà nước giao khoán bảo vệ rừng (được cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp) sẽ được chi trả 400 nghìn đồng/ha. Nếu mỗi hộ dân được giao khoảng 3 ha rừng, được cấp giấy chứng nhận QSD đất, mỗi năm sẽ có 1,2 triệu đồng.

Như vậy, chỉ cần bỏ một phần kinh phí bảo vệ 3 ha rừng của năm đầu, người dân sẽ có được tư liệu sản xuất, có được nguồn thu lâu bền, tại sao không vận động người dân ủng hộ?” - ông Ngô Đức Thuận phân tích.

Trên đất lâm nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng vài tháng, cây keo đã lên xanh.
Trên đất lâm nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng vài tháng, cây keo đã lên xanh. Ảnh: Nhật Lân

Đồng nhất với giải pháp này, UBND huyện Quỳ Châu đã đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét đồng ý, và lên kế hoạch thực hiện. Trong đó, việc công khai trưng cầu ý kiến nhân dân để tạo được sự đồng thuận là yêu cầu then chốt…

Ông Ngô Đức Thuận trao đổi: “Quỳ Châu đã triển khai lấy ý kiến từ cơ sở. Khi nắm bắt được đầy đủ thông tin, nhân dân rất đồng tình. Vì ai cũng mong muốn được giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất. Tôi tin rằng Quỳ Châu sẽ sớm triển khai được việc xã hội hóa công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp…”.

***

Chúng tôi cũng tin huyện Quỳ Châu sớm thực hiện được công tác này. Bởi dù kêu gọi người dân chia sẻ, đóng góp một phần kinh phí  nhưng mục tiêu cũng là nhằm để giúp chính người dân có được tư liệu sản xuất, tạo được việc làm ổn định, có thu nhập lâu dài.

Và nghĩ về tình trạng khai thác trái phép rừng, xâm lấn đất nông lâm trường, vi phạm trong chuyển nhượng quyền dử dụng đất lâm nghiệp; cùng những bất cập, tồn tại trong giao đất, sử dụng đất lâm nghiệp… kéo dài trong những năm qua, thấy việc hỗ trợ kinh phí, giúp người dân thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp và xã hội hóa công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp của huyện Quỳ Châu, có điều tương tự việc “khoán chui” ở tỉnh Vĩnh Phúc năm nào. Điều tương tự ấy, là chung ý nguyện vì dân.

Dân kể

Xã Châu Tiến là địa phương phát triển phong trào trồng rừng chậm hơn một số xã của Quỳ Châu như Châu Bình, Châu Hội, Châu Hạnh… Người dân ở đây nói rằng, từ lâu rồi ai cũng biết trồng rừng sản xuất sẽ đem lại lợi ích kinh tế, nhưng không dám vì không khéo lại vi phạm pháp luật. “Nhưng bây giờ thì được chính quyền giúp cho rồi…” – anh Trần Văn Ngọc (SN 1980), bản Hồng Tiến 1 hồ hởi.

Trần Văn Ngọc kể rằng, năm 2003, bố vợ anh là ông Lương Văn Phuốt được nhà nước giao cho 23ha rừng theo Nghị định 163. Đằng đẵng 15 năm trời, gia đình bố vợ chỉ quản lý, không có tác động gì vào rừng. Vì rừng được giao thuộc diện nghèo kiệt, lâm sản phụ không có nên thu nhập từ rừng hầu như không có. Đi nhiều nơi, thấy người ta trồng rừng keo cho thu nhập rất tốt, rất muốn làm theo nhưng rồi lại không dám vì cán bộ nhắc nếu tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng là vi phạm pháp luật.

Thế rồi vào năm 2016, gia đình anh được chính quyền xã thông tin, nếu có nhu cầu trồng rừng thì làm đơn đề nghị để cấp thẩm quyền kiểm tra, xem xét. Mừng vô kể, bố vợ của anh Ngọc đã viết đơn. Sau đó thấy có đoàn cán bộ huyện về kiểm tra thực địa, đánh giá thực trạng rừng, và kết lại gia đình được chuyển đổi trồng 10 ha, 13 ha còn lại thì tiếp tục quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt. Gia đình từ đó đã vay vốn ngân hàng, mua cây giống, thuê người phát dọn, làm đất, đào hố trồng keo. Đến nay, trên diện tích 10 ha được phép chuyển đổi, keo đã lên xanh, cây cao ngực người lớn.

Hỏi anh Ngọc chính quyền đã giúp làm những thủ tục gì? Có mất kinh phí hay không? Anh kể, gia đình làm đơn, trình ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đưa cán bộ các phòng ban, kiểm lâm xuống kiểm tra thực địa, đánh giá kỹ từng khu rừng. Nơi nào rừng còn tốt, có cây gỗ thì các cán bộ đánh dấu yêu cầu bảo vệ; nơi nào rừng nghèo kiệt chỉ có cây bụi, lau lách thì đưa vào hồ sơ cho chuyển đổi… Về thủ tục hồ sơ, qua nhiều khâu có đơn vị tư vấn thực hiện. Kinh phí gia đình có phải chi trả 50%, với đơn giá 150 nghìn đồng/ha; tổng cộng hết 1,5 triệu đồng. “Chính quyền hỗ trợ cho 50% kinh phí, chúng tôi chỉ phải chi 1,5 triệu đồng. Được trồng 10 ha rừng, mọi người trong gia đình ai cũng phấn khởi. Thật cảm ơn chính quyền, cảm ơn các cơ quan chức năng lắm…” – Trần Văn Ngọc vui vẻ.

Theo cán bộ lâm nghiệp xã Châu Tiến, anh Sầm Đức Hòa cho biết, năm 2016 ở xã Châu Tiến ngoài gia đình anh Trần Văn Ngọc còn có 3 gia đình khác được chính quyền giúp thực hiện các thủ tục để chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Còn năm 2017, có 7 gia đình làm đơn. Hiện nay các thủ tục cần thiết cho 7 hộ đã cơ bản hoàn thành. Anh Sầm Đức Hòa nói: “Tôi nghĩ đây là một việc làm rất hay của chính quyền huyện Quỳ Châu. Vì như vậy, giúp cho dân tạo được sinh kế lâu bền…”.

Vì dân hành động

Tìm hiểu, việc chính quyền huyện Quỳ Châu giúp dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp được thực hiện theo Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất. Từ năm 2016 đến nay, Quỳ Châu đã giúp cho được gần 570 hộ dân được nhà nước giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị định 163.

Nhưng để có được kết quả này, là một câu chuyện dài đầy trăn trở. Quỳ Châu từ nhiều năm trước, từng là một điểm nóng của tỉnh về tình trạng phá rừng tự nhiên, xâm lấn đất nông lâm trường và chuyển nhượng trái phép quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Nguyên nhân có nhiều, nhưng gốc rễ, nguồn cơn dẫn đến tình trạng này cơ bản là do đời sống của người dân quá khó khăn, “nóng tay phải bắt lỗ tai”. Hiểu rõ nguyên nhân cốt lõi là như vậy, nên cũng trong nhiều năm qua chính quyền huyện Quỳ Châu bên cạnh tập trung cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật; chỉ đạo xử lý nghiêm các vi phạm… thì đau đáu tìm lời giải để giải quyết bài toán dân sinh.

Nghiên cứu Thông tư 23 của Bộ NN&PTNT, thấy rằng với rừng tự nhiên sản xuất nhưng nghèo kiệt, chủ rừng là tổ chức, công đồng hay hộ gia đình đều sẽ được làm các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất để trồng rừng thay thế. Quỳ Châu có đông đảo các hộ dân được nhà nước giao quản lý rừng tự nhiên sản xuất, nhưng có nhiều diện tích rừng nghèo kiệt, thậm chí là đất trống đồi trọc. Vì vậy, những quy định tại Thông tư 23 rõ ràng là một lối mở, tại sao chưa được áp dụng? Đi tìm câu trả lời, các cán bộ huyện Quỳ Châu hiểu nguyên do là bởi phần lớn những hộ dân ở Quỳ Châu được nhà nước giao rừng đều là đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức có hạn, trong khi điều kiện kinh tế khó khăn, làm sao có thể tự nắm bắt, thực hiện được các thủ tục để được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận? Và lời giải đã bật ra từ đây. Chính quyền phải thực sự quan tâm vào cuộc giúp cho dân thực hiện các thủ tục để người dân được chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, từ rừng nghèo kiệt, cải tạo trồng rừng thay thế!.

Năm 2016, huyện Quỳ Châu chỉ đạo chính quyền các xã, thông tin đến nhân dân biết về việc huyện sẽ xem xét, giúp người dân có nguyện vọng chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Và để kích cầu, cũng trong năm này Quỳ Châu đã trích 200 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp nông nghiệp hỗ trợ 50% kinh phí cho người dân làm thủ tục theo quy định.

Một việc làm mà huyện Quỳ Châu thận trọng, quan tâm thực hiện, đó là phải đánh giá chính xác thực trạng rừng tự nhiên sản xuất; chỉ rừng nghèo kiệt hoặc đất trống đổi trọc mới được phép thực hiện thủ tục chuyển đổi. Bởi nếu để xẩy ra việc đánh giá thiếu khách quan, không chính xác, vô hình chung sẽ tạo điều kiện cho việc phá hại rừng tự nhiên. Vì vậy, UBND huyện Quỳ Châu giao trách nhiệm cho Hạt Kiểm lâm phối hợp các phòng chuyên môn và chính quyền các xã thực hiện kiểm tra, đánh thực trạng rừng một cách nghiêm ngặt. Qua rà soát, bóc tách rõ ràng đâu là rừng tự nhiên sản xuất cần bảo vệ; đâu là rừng nghèo kiệt không thể phục hổi và đất trống đồi trọc có thể chuyển đổi trồng rừng thay thế. Từ đó, thực hiện quy trình, lập hồ sơ theo đúng trình tự để ngành có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định tại Thông tư 23 của Bộ NN&PTNT.

Các cán bộ Hạt Kiểm lâm Quỳ Châu tham gia các cuộc cuộc kiểm tra, rà soát cho hay, các diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn cần bảo vệ, đã được lập hồ sơ, có niêm yết thậm chí đánh số cho từng cây gỗ; bên cạnh đó, có khoảng 8000 ha đất lâm nghiệp là đất có rừng nghèo kiệt, hoặc đất trống đồi trọc có thể chuyển đổi sang rừng sản xuất. Về việc huyện Quỳ Châu có chủ trương giúp dân, trích một phần ngân sách hỗ trợ dân thực hiện các thủ tục thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, theo các anh là một việc làm tích cực, vì dân mà hành động. Đây không chỉ là cú hích giúp người dân phát triển kinh tế lâu dài, mà qua đó còn giảm những áp lực của người dân lên rừng tự nhiên…

Xã hội hóa công tác giao đất, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp!

Ở huyện Quỳ Châu, tồn đọng từ năm 2014 đến nay khoảng 15.000 ha đất lâm nghiệp chưa giao được cho dân. Nguyên nhân là bởi không có nguồn kinh phí thực hiện công tác đo đạc, giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp. Nói về nội dung này, Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu, ông Ngô Đức Thuận cho biết: “Từ năm 2014, tỉnh có chủ trương cấp cho Quỳ Châu 15 tỷ đồng. Nhưng do khó khăn nên đến nay vẫn chưa có. Vì vậy, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp này vẫn do chính quyền cấp xã và cộng đồng các thôn bản quản lý…”.

Với quyết tâm hoàn thành công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp đối với diện tích 15.000 ha còn tồn đọng, Quỳ Châu đang hướng đến việc công tác xã hội hóa, kêu gọi nhân dân chia sẻ, gánh một phần kinh phí. Bài toán xã hội hóa được Quỳ Châu chi tiết, để cấp giấy chứng nhận QSD đất, giao được mỗi ha đất lâm nghiệp cần chi phí 1 triệu đồng. Trong đó, sẽ kêu gọi người dân đóng góp 300 nghìn đồng, 700 nghìn đồng còn lại là từ nguồn ngân sách. “Theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP, các hộ dân được nhà nước giao khoán bảo vệ rừng (được cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp) sẽ được chi trả 400 nghìn đồng/ha. Nếu mỗi hộ dân được giao khoảng 3 ha rừng, được cấp giấy chứng nhận QSD đất, mỗi năm sẽ có 1,2 triệu đồng. Như vậy, chỉ cần bỏ một phần kinh phí bảo vệ 3 ha rừng của năm đầu, người dân sẽ có được tư liệu sản xuất, có được nguồn thu lâu bền, tại sao không vận động người dân ủng hộ?” – Ông Ngô Đức Thuận phân tích.

Đồng nhất với giải pháp này, UBND huyện Quỳ Châu đã đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét đồng ý, và lên kế hoạch thực hiện. Trong đó, việc công khai trưng cầu ý kiến nhân dân để tạo được sự đồng thuận là yêu cầu then chốt… Ông Ngô Đức Thuận trao đổi: “Quỳ Châu đã triển khai lấy ý kiến từ cơ sở. Khi nắm bắt được đầy đủ thông tin, nhân dân rất đồng tình. Vì ai cũng mong muốn được giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất. Tôi tin rằng Quỳ Châu sẽ sớm triển khai được việc xã hội hóa công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp…”.

*

Chúng tôi cũng tin huyện Quỳ Châu sớm thực hiện được công tác này. Bởi dù kêu gọi người dân chia sẻ, đóng góp một phần kinh phí  nhưng mục tiêu cũng là nhằm để giúp chính người dân có được tư liệu sản xuất, tạo được việc làm ổn định, có thu nhập lâu dài. Và nghĩ về tình trạng khai thác trái phép rừng, xâm lấn đất nông lâm trường, vi phạm trong chuyển nhượng quyền dử dụng đất lâm nghiệp; cùng những bất cập, tồn tại trong giao đất, sử dụng đất lâm nghiệp… kéo dài trong những năm qua, thấy việc hỗ trợ kinh phí, giúp người dân thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp và xã hội hóa công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp của huyện Quỳ Châu, có điều tương tự việc “khoán chui” ở tỉnh Vĩnh Phúc năm nào. Điều tương tự ấy, là chung ý nguyện vì dân.

tin mới

Xuân trên tuyến đảo Tây Nam

Xuân trên tuyến đảo Tây Nam

(Baonghean.vn) - Gần một tuần rong ruổi theo hải trình ghé các tuyến đảo Tây Nam, được đặt chân lên những Hòn Đốc, Hòn Chuối, Hòn Khoai, được ngắm bãi biển dài xanh mướt ở Nam Du, rồi tận mắt thấy, tận tai nghe những mẩu chuyện giản dị ở Thổ Chu, lòng chúng tôi lại ấm áp đến lạ. 

Giữ hộ nghèo cho kẻ khó...

Giữ hộ nghèo cho kẻ khó...

(Baonghean.vn) - Trong biểu kết quả thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ phường Hồng Sơn (TP. Vinh) vừa được BTV Tỉnh ủy tặng Cờ “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu” năm 2019 - 2023, tôi bất chợt nhận ra sự “lạ” ở mục “Giảm tỷ lệ hộ nghèo”, từ năm 2020 đến năm 2025 duy trì con số 0,065%!

Vùng quê ở Nghệ An đi ăn đám cưới không cần bỏ phong bì

Vùng quê ở Nghệ An đi ăn đám cưới không cần bỏ phong bì

(Baonghean.vn) - Tại một vùng quê ở huyện Diễn Châu, mỗi gia đình dù có bao nhiêu con thì cũng chỉ tổ chức đám cưới nhận phong bì của khách 1 lần. Những đứa con còn lại trong nhà, vẫn tổ chức mời khách ăn uống, nhưng tuyệt đối không nhận phong bì mừng cưới từ khách.

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Báu vật giữa rừng già

Báu vật giữa rừng già

(Baonghean.vn) -Trong cái thâm u và những mảnh ánh sáng yếu ớt của tiết trời mùa Đông rót xuống qua kẽ lá, tôi dựa lưng vào tấm thân xù xì nhưng ngào ngạt hương của cây sa mu cổ thụ, chợt nhận thấy mình thật bé nhỏ…

Cần biện pháp quyết liệt để dự án cải tạo Quốc lộ 7 đoạn qua Đô Lương không bị thu hẹp quy mô

Cần biện pháp quyết liệt để dự án cải tạo Quốc lộ 7 đoạn qua Đô Lương không bị thu hẹp quy mô

(Baonghean.vn) - Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 là công trình trọng điểm quốc gia, nếu vì việc khiếu nại không có sơ sở mà thu hẹp quy mô sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động GTVT, tác động tiêu cực đến môi trường phát triển kinh tế và suy giảm niềm tin của người dân đối với địa phương.

Người giỏi ở Piêng Mựn

Người giỏi ở Piêng Mựn

(Baonghean.vn) - Piêng Mựn hiểu theo tiếng Thái là một vạt đất bằng và trơn, nằm ở cửa khe nơi thượng nguồn dòng Nậm Nơn. Đây là bản duy nhất trong 9 bản thuộc xã biên giới Mai Sơn (Tương Dương) có phụ nữ làm “thủ lĩnh”. Đó là chị Kha Thị Hoa, nữ trưởng bản được địa phương, người dân tin mến.

Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử vì mục tiêu kiến tạo phát triển

Đổi mới hoạt động cơ quan dân cử vì mục tiêu kiến tạo phát triển

(Baonghean.vn) - Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay, hoạt động giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh Nghệ An tiếp tục có nhiều đổi mới, bám sát thực tiễn cuộc sống, vì mục tiêu kiến tạo phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực chất, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Trăn trở rẻo cao Tây Sơn

Trăn trở rẻo cao Tây Sơn

(Baonghean.vn) - Xã rẻo cao Tây Sơn không chỉ hấp dẫn bởi khung cảnh yên bình của những mái nhà sa mu cổ hàng trăm năm tuổi hay suối Hồng Cốc với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, mát mẻ giữa ngàn xanh rừng pơ mu, sa mu; mà còn hút khách xa bởi bản sắc văn hóa được trao truyền qua nhiều thế hệ...

Giúp hộ nghèo có nhà mới - chuyện ghi bên sông Vinh

Giúp hộ nghèo có nhà mới - chuyện ghi bên sông Vinh

(Baonghean.vn) - Cấp ủy, chính quyền phường Vinh Tân (TP. Vinh) lập kế hoạch, phấn đấu hết năm 2023 sẽ hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 5 hộ gia đình. Đến ngày 2/11, sau lễ khánh thành bàn giao nhà cho hộ cụ Trần Thị Danh, phường đã hoàn thành được nhiệm vụ đề ra.

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

Đổi thay của bà con Ơ Đu - cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngược miền Tây xứ Nghệ, trong tiết trời Thu dịu nhẹ, chúng tôi ghé thăm bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương - nơi duy nhất của cả nước có đồng bào Ơ Đu sinh sống; được thấy, được nghe về những điều mới mẻ trong nếp nghĩ, cách làm của cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam.

Người giám sát

Người giám sát

(Baonghean.vn) - Với chất giọng vùng Nghi Lộc không thể lẫn, anh Nguyễn Xuân Văn - Phó Chủ tịch MTTQ, Trưởng ban Giám sát đầu tư cộng đồng xã Nghi Thái, chân thành dốc hết tâm can về công tác giám sát, những khó khăn và cả kinh nghiệm bản thân đúc rút được từ thực tế công tác.

Vì Phan Hải là đảng viên

Vì Phan Hải là đảng viên

(Baonghean.vn) - Tôi đứng trên ca bin con tàu hơn 800 sức ngựa cảm giác mình một lần nữa được chinh phục những con sóng dữ Biển Đông. Phan Hải nói lớn để át đi tiếng gió reo ào ạt: “Chuyến đầu tiên tôi đi Hoàng Sa cũng đã chín năm rưỡi rồi. Cảm giác lo âu của ngày hôm ấy vẫn còn nguyên!”.

Chung cư D2 được xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng từ thập kỷ 80, của thế kỷ trước. Đây là một trong những chung cư "già nua" nhất còn tồn tại ở thành phố Vinh, trên địa bàn phường Quang Trung

Vinh - thời gạch vụn

(Baonghean.vn)- Vườn hoa Lê Mao ngày nay, xưa kia là một con đường trũng. Chính bọn học trò chúng tôi đã khiêng gạch vụn về đổ đầy con đường đó, rồi đắp đất lên trồng hoa, làm thành vườn hoa ngay từ ngày ấy.

Hạn chế rủi ro trong hợp đồng bao tiêu nông sản

Hạn chế rủi ro trong hợp đồng bao tiêu nông sản

(Baonghean.vn) - Vụ việc các hộ thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Tây Hiếu (TX. Thái Hòa) phải đổ bỏ hàng trăm tấn đu đủ chín do doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm đột ngột thông báo dừng thu mua, đã gây cú “sốc” cho các nông hộ.

‘Làn gió mới’ ở mường Choọng

‘Làn gió mới’ ở mường Choọng

(Baonghean.vn) -Về với xã Châu Lý - đất mường Choọng xưa, là địa bàn khó khăn của huyện miền núi Quỳ Hợp, đến đâu cũng nghe náo nức chuyện hiến đất, mở đường, phát triển cây nguyên liệu, làm du lịch cộng đồng. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã giúp xã nghèo khởi sắc, đưa ấm no về với đồng bào.

Đại dự án du lịch Đảo Chè: 6 năm xây... trên giấy!

Đại dự án du lịch Đảo Chè: 6 năm xây... trên giấy!

(Baonghean.vn) - Từ năm 2017, vùng Đảo Chè các xã Thanh An, Thanh Thịnh ra đời cùng một đại dự án 1.532 tỷ đồng do Cienco4 làm chủ đầu tư, mà đến nay đã 6 năm trôi qua đại dự án đó vẫn nằm im trên giấy trong sự ngóng đợi của cán bộ, nhân dân huyện Thanh Chương...

Tươi mới Na Ngoi

Tươi mới Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Chớm Thu, lên với xã biên giới Na Ngoi ( Kỳ Sơn), không chỉ mê đắm bởi khung cảnh núi non hùng vĩ, mà còn ấn tượng bởi những màu sắc tươi mới từ những vườn dược liệu, vườn đào, rẫy gừng và những ruộng lúa nước mơn mởn xanh.

Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’

Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’

(Baonghean.vn) - Sau Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/7/2013, Bộ Chính trị đã tiếp tục thể hiện sự quan tâm đặc biệt với quê hương Bác Hồ bằng việc ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 về xây dựng, phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự án ‘khoanh nuôi đất’ đội lốt trung tâm dạy nghề chất lượng cao giữa thành phố Vinh

Dự án ‘khoanh nuôi đất’ đội lốt trung tâm dạy nghề chất lượng cao giữa thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Được miễn tiền thuê đất từ năm 2011 đến năm 2047, nhưng dự án Trung tâm Dạy nghề Việt Nhất chất lượng cao từ nhiều năm qua đã và đang được sử dụng làm kho xưởng cưa, xẻ gỗ lem nhem, nhếch nhác. Thế nên, cán bộ và nhân dân phường Quán Bàu gọi đây là “dự án lợi dụng chính sách”!

Vang mãi khúc tráng ca Truông Bồn

Vang mãi khúc tráng ca Truông Bồn

(Baonghean.vn) - Truông Bồn, tọa độ lửa năm nào, nay đã rợp những hàng cây xanh che mát khoảng trời hố bom xưa. Câu chuyện của những TNXP đã không tiếc máu xương, cống hiến cả thanh xuân cho dân tộc sẽ mãi được lưu truyền như một bản hùng ca bất tử.

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...