Học sinh chán học sử ?

(Baonghean) Qua các kỳ thi của các cấp phổ thông vừa qua cho thấy, ngành Giáo dục và Đào tạo đang đối mặt với một thực tế: Học sinh bây giờ phần đông “chán” môn học Lịch sử, không hứng thú học Sử và sợ thi Sử. Vậy, vì sao học sinh hiện nay chán học Lịch sử?

Về phía các giáo viên đang giảng dạy trực tiếp môn Sử đã khẳng định rằng, học sinh chỉ chán học môn Lịch sử chứ không chán lịch sử, vẫn thích lịch sử. Thực tiễn lịch sử sống động cũng cho thấy lịch sử luôn hấp dẫn với mọi đối tượng trong xã hội.

Hơn nữa, nhiều học sinh vẫn thích đọc những tiểu thuyết lịch sử, vẫn thích phim ảnh lịch sử.

Vậy phải chăng trách nhiệm thuộc về người giáo viên dạy Sử?

Nói đến học đường, trước hết, trực tiếp và chủ yếu phải nói đến người thầy. Họ không phải là duy nhất nhưng là chủ yếu và trực tiếp.

Không thể có một đội ngũ học sinh giỏi nếu ở đó chỉ có những thầy giáo năng lực hạn chế. Không có thầy và thầy giỏi sẽ chẳng có gì hết.Trong lĩnh vực dạy học Lịch sử, người thầy còn là vị “chính uỷ” của mặt trận giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng cho tuổi trẻ học đường. Vì thế, nếu học sinh chán Sử thì trách nhiệm trước hết, trực tiếp và chủ yếu thuộc về đội ngũ những người thầy dạy Sử.

Nói về trách nhiệm của người giáo viên cũng phải nhìn nhận thẳng vào thực tế: Giáo viên dạy Sử ngày nay phải chịu nhiều sức ép: cuộc sống vật chất khó khăn vì thu nhập thấp so với nhiều môn khoa học tự nhiên khác ngay trong một trường, cùng một địa phương; xã hội, các cấp quản lý thiếu quan tâm; SGK còn nhiều bất cập, nội dung và chương trình nặng nề, chậm đổi mới và không theo kịp thực tiễn; quy định đánh giá khô cứng; phương tiện và những đồ dùng bổ trợ cho bộ môn nghèo nàn…

Tất cả những điều đó đã tác động không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả dạy học của giáo viên dạy Sử. Nhưng thiết nghĩ, quan trọng nhất vẫn là tâm huyết, năng lực, kỹ năng, là hiệu quả dạy học của người thầy. Dù cho chương trình, SGK tốt, phương tiện dạy học đầy đủ… nhưng phẩm chất và năng lực, kỹ năng dạy học và nghệ thuật sư phạm của thầy không tốt thì không thể biến mỗi giờ dạy học Lịch sử thành một giờ học hấp dẫn, sinh động, đầy cuốn hút, đầy trí tuệ và sáng tạo. Và dạy học Lịch sử mãi mãi sẽ vẫn chỉ ở bên này của dòng sông chất lượng.

Vì thế, có thể nói, học sinh chán học môn Sử - nghịch lý ấy, trách nhiệm ấy trước hết thuộc về người thầy dạy Lịch sử.

Hạnh Đức

tin mới

Đoá hồng nhung trên đá

Đoá hồng nhung trên đá

(Baonghean.vn) - Ở Trường THPT Đô Lương 2, các giáo viên, học sinh nhiều thế hệ vẫn kể cho nhau nghe về câu chuyện của cô giáo dạy môn Địa lý Nguyễn Thị Kim Nhung bằng sự yêu thương, ngưỡng mộ và tự hào. Như một đoá hoa trên sỏi đá, giữa sóng gió cuộc đời, cô mạnh mẽ sống và trọn vẹn trao đi.

Sức khỏe sinh sản

Cục Dân số tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sáng 29/11, tại Trường Trung học cơ sở Nghi Thái (Nghi Lộc), Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ, Cục Dân số - Bộ Y tế phối hợp với Chi cục Dân số -Kế hoạch hóa gia đình tỉnh tổ chức Hội nghị truyền thông trực tiếp chăm sóc sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình.

Kỳ thi

Phương án thi tốt nghiệp 4 môn sẽ giảm áp lực cho học sinh

(Baonghean.vn) - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã triển khai được hơn 2 năm, nhưng việc lựa chọn phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vẫn đang được cân nhắc. Gần đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đưa ra phương án 4 môn thi và nhận được khá nhiều ý kiến đồng tình.

Thầy trò vùng cao sống tạm bợ trong nhà bán trú xuống cấp

Thầy trò vùng cao sống tạm bợ trong nhà bán trú xuống cấp

(Baonghean.vn) - Những dãy nhà bán trú bằng gỗ của giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Nậm Cắn 2 (huyện Kỳ Sơn) được dựng lên hàng chục năm nay bị xuống cấp nghiêm trọng, gây bất an cho thầy và trò. Để dạy học, giáo viên nhà trường buộc phải khắc phục bằng cách chống đỡ tạm bợ.

Gieo chữ ở vùng khó

Gieo chữ ở miền khó

(Baonghean.vn) - Ở những huyện miền núi cao Nghệ An, mỗi bước trưởng thành của học trò luôn in đậm dấu ấn của thầy giáo, cô giáo. Và vì tình yêu với học trò vùng cao, vì tình yêu nghề, nhiều người đã nguyện ở lại, vượt qua mọi khó khăn, từ đó gặt hái được thành quả.

Nhà giáo Nguyễn Minh Tú

Trung tá, nhà giáo Nguyễn Minh Tú: 'Vinh dự là nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu toàn quốc'

(Baonghean.vn) - Thầy giáo Nguyễn Minh Tú - giảng viên Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng là 1 trong 20 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chọn gặp mặt và tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Những người thầy yêu học trò bằng cả trái tim

Những người thầy yêu học trò bằng cả trái tim

(Baonghean.vn) - Trong 24 giáo viên của tỉnh Nghệ An được "Quỹ Phát triển tài năng giáo dục” khen thưởng năm nay, có 2 giáo viên là thầy Lê Văn Hậu đến từ huyện Quỳnh Lưu và thầy Nguyễn Nhật Đức đến từ huyện Thanh Chương, để lại trong lòng đồng nghiệp và các em học sinh nhiều dấu ấn đặc biệt.

Xóa mù

Nghệ An xây dựng nhiều chính sách cho công tác xóa mù chữ

(Baonghean.vn) - Tạo cơ hội cho người mù chữ được đi học, được biết chữ là những nỗ lực thầm lặng trong công tác xóa mù chữ ở Việt Nam trong những năm qua. Từ đó cũng đã mở ra nhiều cánh cửa để người dân được tiếp thu kiến thức, nâng cao dân trí và phát triển nghề nghiệp.