Học xong sư phạm không tìm được việc, lấy tiền đâu để trả?

Theo Thanh Hùng (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV hôm 11/6, nhiều đại biểu cho rằng việc thay miễn học phí bằng cho sinh viên sư phạm vay tín dụng cần suy xét thấu đáo.

Đại biểu Bùi Ngọc Chương (đoàn Cà Mau) hiểu rằng việc điều chỉnh này nhằm mục đích tránh sử dụng lãng phí ngân sách nhà nước và điều tiết hiện trạng nhiều học sinh, sinh viên vào trường sư phạm dẫn đến tình trạng thừa cục bộ giáo viên.

Nhưng hệ lụy sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm thì xử lý như thế nào về việc trả khoản vay này? Nhất là những trường hợp gia cảnh đã khó khăn rồi lại vay tiền để đi học, học xong không tìm được việc làm thì gánh lại càng nặng thêm.

Học xong sư phạm không tìm được việc, lấy tiền đâu để trả? ảnh 1
Đại biểu Bùi Ngọc Chương. Ảnh: Minh Đạt

Đại biểu Hứa Thị Hà (đoàn Tuyên Quang) nói rằng, một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp sư phạm nhưng không có cơ hội được tuyển dụng vào ngành giáo dục chứ không phải họ không có nguyện vọng. Vì vậy, điều quan trọng là cần tổ chức công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm và nhân lực ngành giáo dục, làm căn cứ để đầu tư đúng và đủ. Hơn nữa, thay đổi này có thể làm giảm sức hấp dẫn, khó thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục trong thời gian tới. 

Thống nhất quan điểm tiếp tục ưu đãi và hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên ngành sư phạm và đồng ý lập luận chuyển hình thức miễn học phí sang cấp tín dụng để tránh lãng phí ngân sách, đại biểu Nguyễn Kim Tuyến (đoàn Tiền Giang) còn khá băn khoăn về tính công bằng của chính sách tín dụng này.

"Xin làm phép so sánh, có 2 sinh viên cùng vay vốn, một em sau khi tốt nghiệp xin được việc làm trong ngành, phục vụ cho ngành đủ thời gian theo quy định và không phải hoàn trả khoản vay này. Còn em còn lại không xin được việc làm trong ngành giáo dục, buộc lòng phải làm các việc khác... mà không thể phục vụ đủ thời gian trong ngành theo quy định thì cuộc sống lại khó khăn và phải chật vật kiếm tiền để trả khoản vay tín dụng này. Vô hình trung, việc trả khoản vay này như một chế tài đối với người không làm việc trong ngành giáo dục hoặc làm không đủ thời gian”.

Do đó, đại biểu Hà đề nghị ban soạn thảo cũng cần cân nhắc lại hình thức hỗ trợ bằng tín dụng sư phạm, nhất là khi hiện nay chưa thể đảm bảo được tốt nhất việc làm cho sinh viên của sư phạm. Việc không thể làm trong ngành giáo dục cũng là vấn đề khách quan, nằm ngoài mong muốn của sinh viên tốt nghiệp. 

Đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) thẳng thắn: "Ưu tiên sinh viên sư phạm bằng cách miễn học phí không phải là bản chất của vấn đề. Còn dự kiến như trong dự thảo là công bằng".

“Tỷ lệ sinh viên học chính các trường ĐH sư phạm ra trường chưa có việc làm còn rất lớn. Bây giờ nếu đặt vấn đề vay tín dụng nhưng ra không có việc làm đồng nghĩa với không có thu nhập và không thể trả khoản vay tín dụng. Không trả khoản vay tín dụng thì nguy cơ phát sinh nợ xấu rất cao; như vậy ai xử lý trả khoản tiền này cho các ngân hàng? Thứ hai, số sinh viên ra trường có việc làm, có thu nhập lại được miễn giảm. Như thế hết sức mâu thuẫn”.

Do đó, vị này đề nghị việc vay tín dụng này cần xem lại, thay vào đó là chính sách học bổng, thắt chặt chất lượng đầu ra của sinh viên, tạo việc làm cho sinh viên sư phạm.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) đồng ý miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm bằng chính sách tín dụng và đề nghị Ban soạn thảo "phải tính toán chặt chẽ chỉ tiêu đào tạo mới, ưu tiên ngân sách cho những trường sư phạm có chất lượng đào tạo tốt, uy tín và tạo cơ chế để bố trí việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường".

Theo dõi các thảo luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Chúng tôi cũng đã chỉ đạo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm theo hướng tập trung vào một số trường có điều kiện tốt để nâng cao chất lượng đào tạo, còn sinh viên vào thì theo hướng là xác định nhu cầu sử dụng ở các địa phương theo chương trình sách giáo khoa mới và gắn với đào tạo để từng bước đào tạo gắn với sử dụng. Chỉ khi nào học sinh vào trường sư phạm đã biết được ra trường có việc làm, lúc đó sức thu hút học sinh giỏi mới cao".

Ông Nhạ cũng nói thêm rằng, tín dụng sư phạm là một giải pháp tài chính, chứ không phải yếu tố quyết định để thu hút người giỏi vào học sư phạm.

"Tôi thấy có ý kiến của đại biểu nói rằng phải có một quỹ học bổng mà cấp học bổng cho những sinh viên giỏi vào sư phạm và đảm bảo đầu ra, đấy mới là căn cơ về tài chính. Chúng tôi tiếp thu việc này tham mưu tiếp" - người đứng đầu ngành giáo dục cho hay.

Tin mới

Tản văn hay: Quê hương không đi xa cũng nhớ

Tản văn hay: Quê hương không đi xa cũng nhớ

(Baonghean.vn) - Ngô Văn Cư đã giãi bày tình cảm với quê hương của ông, nhưng khác với nhiều tác giả khác, ông không viết trong nỗi nhớ của một người tha hương. Ngay từ nhan đề tác phẩm, ông khẳng định rằng quê hương không đi xa cũng vẫn nhớ. 
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/3

(Baonghean.vn) - Hội nghị lần thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về Nghệ An; Nghệ An có 403 sản phẩm đạt sao OCOP; Tiểu thương nỗ lực xoay xở trước tình trạng kinh doanh ế ẩm… là những tin tức nổi bật ngày 29/3.
Hội nghị lần thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về Nghệ An

Hội nghị lần thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là Hội nghị Ban Chỉ đạo lần cuối để góp ý vào dự thảo Báo cáo tổng kết, Tờ trình, Nghị quyết mới, thống nhất các nội dung giúp Thường trực Tổ Biên tập tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm của Đề án và báo cáo Bộ Chính trị theo Kế hoạch đề ra, dự kiến vào giữa tháng 4/2023.
Dân số

Nghệ An: Linh hoạt trong triển khai chiến dịch truyền thông dân số

(Baonghean.vn) - Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ quan trọng hàng năm của ngành dân số. Năm 2023, vượt lên những khó khăn, chiến dịch đang được triển khai rầm rộ tại nhiều địa phương.
Nghệ An có 403 sản phẩm đạt sao OCOP, đứng thứ 2 cả nước

Nghệ An có 403 sản phẩm đạt sao OCOP, đứng thứ 2 cả nước

(Baonghean.vn) - Sáng 29/3, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức cuộc họp nghe và cho ý kiến về Đề án Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025. Dự họp có đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành cùng đại diện các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Giá xăng dầu tiếp tục tăng (Ảnh: Reuters)

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 29/3: Tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (29/3) trên thị trường thế giới tiếp tục tăng do sự gia tăng nhu cầu tại Trung Quốc và cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng tạm lắng sau nhiều tuần căng thẳng. Giá dầu Brent vượt 78 USD/thùng còn giá dầu WTI lên mức 73 USD/thùng.