Huy động tài chính phòng chống tiên tai

15/11/2016 21:16

(Baonghean.vn) - Ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam”.

Việt Nam là quốc gia chịu nhiều hiểm họa thiên tai trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như bão, lũ lụt, hạn hán, lốc, xoáy, sạt lở đất… gây thiệt hại rất lớn về người và kinh tế. Trong những năm qua, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam luôn chú trọng xây dựng, triển khai hệ thống các chiến lược, quy hoạch, chính sách và giải pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Trong đó, liên quan đến các chính sách, giải pháp tài chính, Luật Ngân sách đã quy định dự phòng ngân sách nhà nước và dự trữ tài chính được sử dụng cho nhu cầu phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Hệ thống các giải pháp tài chính hiện hành đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp và chi khắc phục thiên tai đảm bảo nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.

Một số đoạn đường bị trận lũ phá hủy. Theo báo cáo của UBND huyện Quỳ Châu, trận lũ quét xảy ra vào rạng sáng 14/9 đã khiến một người chết, cuốn trôi và làm sập hoàn toàn 4 căn nhà, 240 nhà khác bị ngập nặng. Gần 180 hecta diện tích ao hồ bị ngập, vỡ; 19 lồng gia cầm, hàng nghìn gia súc bị cuốn trôi; 463 hộ bị thiếu nước sạch để sinh hoạt.
Một số đoạn đường ở Quỳ Châu bị trận lũ trong tháng 9/2016 phá hủy. Theo báo cáo của UBND huyện Quỳ Châu, trận lũ quét xảy ra vào rạng sáng 14/9 đã khiến một người chết, cuốn trôi và làm sập hoàn toàn 4 căn nhà, 240 nhà khác bị ngập nặng. Gần 180 hecta diện tích ao hồ bị ngập, vỡ; 19 lồng gia cầm, hàng nghìn gia súc bị cuốn trôi; 463 hộ bị thiếu nước sạch để sinh hoạt. Ảnh tư liệu

Tuy nhiên, diễn biến thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Theo ước tính của WB, thiệt hại do thiên tai gây ra có thể lên đến mức 3,6% và 4,1% của GDP đối với các sự kiện thiên tai có tần suất 1/100 và 1/200 năm). Trong trường hợp xảy ra sự kiện thảm họa, ngân sách nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai. Việc xây dựng, phát triển các hệ thống giải pháp tài chính mới về quản lý rủi ro và chuyển giao rủi ro thiên tai là rất cần thiết, trong đó giải pháp về bảo hiểm là một công cụ, giải pháp hữu hiệu, không chỉ giảm nhẹ gánh nặng về ngân sách nhà nước, chuyển giao rủi ro ra thị trường quốc tế mà còn góp phần tăng cường nhận thức về rủi ro thiên tai, xây dựng kế hoạch và phòng, chống thiên tai.

Chính vì lý do đó, sự hỗ trợ kỹ thuật về các giải pháp tài chính và bảo hiểm về phòng chống rủi ro thiên tai do Ngân hàng thế giới trực tiếp triển khai với nguồn tài trợ chính từ Chính phủ Thụy sỹ là rất đáng quý. Hội thảo lần này là diễn đàn trao đổi, chia sẻ cởi mở và thẳng thắn về các giải pháp thúc đẩy hoạt động bảo hiểm thiên tai vốn vẫn chưa được khiển khai và thâm nhập nhiều tại Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Chuyên gia Kinh tế Trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - Ông Sebastian Eckardt cho rằng: “Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, dẫn tới những tổn thất nghiêm trọng về mặt kinh tế, trong đó người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề. Một cách tiếp cận mang tính chiến lược nhằm cải thiện khả năng chống chịu của đất nước trước những cú sốc như vậy sẽ giúp bảo đảm an toàn cho sinh kế của người dân và giúp duy trì bền vững tăng trưởng kinh tế và những tiến bộ trong phát triển. Việc hỗ trợ xây dựng chiến lược này là một trong những ưu tiên của Ngân hàng Thế giới trong quá trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam”.

Toàn cảnh cuộc hội thảo.
Toàn cảnh cuộc hội thảo.

Các ý kiến thảo luận về các công cụ đảm bảo tài chính cho rủi ro thiên tai hiện đang được Chính phủ sử dụng cũng như kinh nghiệm quốc tế liên quan tới các giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai của các đại biểu đều cho rằng, Chính phủ Việt Nam có thể lựa chọn một số giải pháp như: xây dựng chiến lược bảo vệ tài chính hiệu quả về mặt kinh tế trên cơ sở kết hợp tối ưu giữa các công cụ tài chính, ngân sách dự phòng, quỹ dự phòng thiên tai, nguồn tín dụng dự phòng, các công cụ chuyển giao rủi ro để đảm bảo các nguồn kinh được sự dụng hợp lý. Trong đó, tài chính cho thiên tai là một phần của chương trình tổng thể về quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu chung, bổ sung cho các hoạt động đầu tư nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro; Rà soát các khung chính sách, pháp luật, thể chế và vận hành quỹ phòng chống thiên tai nhằm tăng cường khả năng chống chịu về tài chính của các địa phương.

Sông Hồng

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Huy động tài chính phòng chống tiên tai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO