Khai hội Đền Bạch Mã - Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn)- Đêm 28/2, huyện Thanh Chương long trọng tổ chức khai hội Đền Bạch Mã, công bố quyết định công nhận Lễ hội Đền Bạch Mã là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Các đại biểu tham dự buổi lễ. Ảnh: CTV

Các đại biểu tham dự buổi lễ. Ảnh: CTV

Các đại biểu tham dự buổi lễ. Ảnh: CTV

Các đại biểu tham dự buổi lễ. Ảnh: CTV

Tham dự buổi lễ có các đồng chí Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Bùi Đình Long - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Thị Mỹ Hạnh - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao, đại diện các sở, ban ngành cấp tỉnh, lãnh đạo huyện Thanh Chương, đại diện các huyện bạn, Hội đồng hương Thanh Chương các tỉnh phía Nam cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện.

Chương trình văn nghệ tại lễ khai mạc. Ảnh: CTV

Chương trình văn nghệ tại lễ khai mạc. Ảnh: CTV

Hàng nghìn người nô nức trẩy hội Đền Bạch Mã 2023. Ảnh: Huy Thư

Hàng nghìn người nô nức trẩy hội Đền Bạch Mã 2023. Ảnh: Huy Thư

Đền Bạch Mã ở xã Võ Liệt được xây dựng vào thời Lê, thờ danh tướng Phan Đà - người có công lớn trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh giải phóng đất nước ở thế kỷ 15, từng được truy phong là “Đô thiên đại đế Bạch Mã thượng đẳng phúc thần”.

Đền gồm có tam quan, nghi môn, tả hữu vu, hạ, trung, thượng điện với kiến trúc độc đáo, điêu khắc tinh xảo, là một trong 4 ngôi đền đẹp, linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".

Các triều đại phong kiến Việt Nam đã liệt đền vào hàng “điển lễ quốc tế, quốc tạo” và ban cấp hơn 100 sắc phong. Đền đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá – Kiến trúc nghệ thuật năm 1994.

Linh thiêng lễ rước thần trong Lễ hội Đền Bạch Mã 2023. Ảnh: Huy Thư

Linh thiêng lễ rước thần trong Lễ hội Đền Bạch Mã 2023. Ảnh: Huy Thư

Theo thông lệ xưa, Lễ hội Đền Bạch Mã thường tổ chức vào ngày 13 tháng Sáu âm lịch. Những năm 1945 - 1994, do điều kiện lịch sử, lễ hội được địa phương tổ chức tế lễ đơn giản.

Sau khi đền được xếp hạng di tích quốc gia năm 1994, nhân dân xã Võ Liệt đã khôi phục lại lễ hội với đầy đủ các nghi lễ như trước đây và được tổ chức vào ngày 9, 10 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Lãnh đạo Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và lãnh đạo tỉnh trao quyết định chứng nhận Lễ hội Đền Bạch Mã là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo địa phương. Ảnh: Huy Thư

Lãnh đạo Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và lãnh đạo tỉnh trao quyết định chứng nhận Lễ hội Đền Bạch Mã là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo địa phương. Ảnh: Huy Thư

Với những giá trị tiêu biểu, Lễ hội Đền Bạch Mã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2969/QĐ-BVHTTDL ngày 27/8/2019.

Tại buổi lễ, đồng chí Nông Quốc Thành – Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã trao quyết định chứng nhận Lễ hội Đền Bạch Mã là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đồng chí Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương đánh trống khai hội Đền Bạch Mã 2023. Ảnh: Huy Thư

Đồng chí Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương đánh trống khai hội Đền Bạch Mã 2023. Ảnh: Huy Thư

Sau 2 năm do điều kiện dịch bệnh phức tạp, Lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức rút gọn. Năm nay, trong không khí cả nước đang phục hồi các hoạt động kinh tế, xã hội, Lễ hội Đền Bạch Mã lại được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú.

Phần lễ trang nghiêm, linh thiêng với lễ khai quang, lễ rước thần, lễ dâng hương, lễ đại tế, lễ tạ…Phần hội sôi động, hấp dẫn, ngoài các giải đấu thể thao, hội thi vật cù, các trò chơi dân gian đập niêu, kéo co, còn có hội thơ, hội thi thanh niên thanh lịch…

Tại lễ hội còn có không gian triển lãm hình ảnh của bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, gian trưng bày giới thiệu các nông sản, đặc sản của Thanh Chương.

Hội thi vật cù độc đáo tại Lễ hội Đền Bạch Mã. Ảnh: Huy Thư

Hội thi vật cù độc đáo tại Lễ hội Đền Bạch Mã. Ảnh: Huy Thư

Lễ hội đền Bạch Mã thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Việc tổ chức Lễ hội đền Bạch Mã hàng năm là dịp để các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ ôn lại truyền thống đánh giặc ngoại xâm của cha ông, tưởng nhớ và tôn vinh danh tướng Phan Đà đã hy sinh vì quê hương, đất nước, đồng thời thể hiện cách ứng xử, nếp sống, phong tục tập quán của địa phương, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng.

Cuộc thi "Nữ sinh thanh lịch" là nội dung hấp dẫn trong chương trình Lễ hội Đền Bạch Mã. Ảnh: Huy Thư

Cuộc thi "Nữ sinh thanh lịch" là nội dung hấp dẫn trong chương trình Lễ hội Đền Bạch Mã. Ảnh: Huy Thư

Về Lễ hội Đền Bạch Mã tưởng nhớ công đức tiền nhân, du khách không chỉ được hòa mình trong không gian lễ hội linh thiêng, những trò chơi dân gian độc đáo, mà còn được chiêm ngưỡng cảnh quan non nước hữu tình, thưởng thức những đặc sản nổi tiếng của các vùng quê xứ Nghệ.

Gian hàng trưng bày, giới thiệu hàng nông sản, đặc sản Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư

Gian hàng trưng bày, giới thiệu hàng nông sản, đặc sản Thanh Chương. Ảnh: Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.