Khám phá khu di tích quốc gia đặc biệt về chí sĩ Phan Bội Châu ở Nghệ An

11/12/2017 18:24

(Baonghean.vn) – Khu di tích lưu niệm nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu là điểm du lịch văn hóa tâm linh, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu tại huyện Nam Đàn là di tích quốc gia đặc biệt, được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng vào năm 2016. Khu di tích gồm 2 cụm: Cụm di tích quê nội làng Đan Nhiệm (nay là xóm 2, xã Xuân Hòa) và Cụm di tích quê ngoại làng Sa Nam (nay ở thị trấn Nam Đàn). Ảnh: Thành Cường
Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu tại huyện Nam Đàn là di tích quốc gia đặc biệt, được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng vào năm 2016. Khu di tích gồm 2 cụm: Cụm di tích quê nội làng Đan Nhiệm (nay là xóm 2, xã Xuân Hòa) và Cụm di tích quê ngoại làng Sa Nam (nay ở thị trấn Nam Đàn). Ảnh: Thành Cường
Cụm di tích quê ngoại có diện tích 4.847m2, gồm 2 khu vực chính là khu lưu niệm ( 2 gian nhà tranh, mảnh vườn của gia đình cụ Phan) và khu tưởng niệm (nhà trưng bày bổ sung di tích, nhà tưởng niệm). Ảnh: Thành Cường
Cụm di tích quê ngoại có diện tích 4.847m2, gồm 2 khu vực chính là khu lưu niệm ( 2 gian nhà tranh, mảnh vườn của gia đình cụ Phan) và khu tưởng niệm (nhà trưng bày bổ sung di tích, nhà tưởng niệm). Ảnh: Thành Cường
2 gian nhà tranh do cụ Phan Văn Phổ - thân sinh cụ Phan Bội Châu dựng vào năm 1860. Mỗi nhà đều có 3 gian, 4 mái, 2 hồi; tạo thành hình chữ L. 2 gian nhà có diện tích lần lượt là 46,11m2 và 42,32 m2. Ảnh: Thành Cường
2 ngôi nhà tranh do cụ Phan Văn Phổ - thân sinh cụ Phan Bội Châu dựng vào năm 1860. Mỗi nhà đều có 3 gian, 4 mái, 2 hồi. 2 ngôi nhà có diện tích lần lượt là 46,11m2 và 42,32 m2. Ảnh: Thành Cường
Trong nhà trên có gian ngoài là nơi dạy học, dùi mài kinh sử và cũng là nơi tiếp khách của gia đình. Ảnh: Thành Cường
Trong nhà trên có gian ngoài là nơi dạy học, dùi mài kinh sử và cũng là nơi tiếp khách của gia đình. Ảnh: Thành Cường
Trong nhà dưới có gian dành cho nơi quay tơ dệt vải và bếp núc. Ảnh: Thành Cường
Trong nhà dưới có gian dành cho quay tơ dệt vải và bếp núc. Ảnh: Thành Cường
Nhà trưng bày bổ sung di tích được xây dựng vào năm 1997 từ nguồn vốn của Nhật Bản. Phòng trưng bày hiện vật theo 3 chủ đề: Quê hương, gia đình và tuổi trẻ của Phan Bội Châu; Sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu; Hậu thế tri ân, tôn vinh Phan Bội Châu. Ảnh: Thành Cường
Nhà trưng bày bổ sung di tích được xây dựng vào năm 1997 từ sự tài trợ của Nhật Bản. Phòng trưng bày hiện vật theo 3 chủ đề: Quê hương, gia đình và tuổi trẻ của Phan Bội Châu; Sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu; Hậu thế tri ân, tôn vinh Phan Bội Châu. Ảnh: Thành Cường
Phối cảnh “Nam Đàn Tứ Hổ” (Phan Bội Châu, Nguyễn Sinh Sắc, Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương). Dân gian huyện Nam Đàn xưa từng truyền ngôn về 4 con người này “Uyên bác bất như San/ Thông minh bất như Sắc /Tài hoa bất như Quý /Cường ký bất như Lương”. Ảnh: Thành Cường
Phối cảnh “Nam Đàn Tứ Hổ” (Phan Bội Châu, Nguyễn Sinh Sắc, Vương Thúc Quý, Trần Văn Lương). Dân gian huyện Nam Đàn xưa từng truyền ngôn về 4 con người này “Uyên bác bất như San/ Thông minh bất như Sắc /Tài hoa bất như Quý /Cường ký bất như Lương”. Ảnh: Thành Cường
Năm 2017, Nhà trưng bày bổ sung di tích được được sắp xếp lại và bổ sung thêm các hiện vật. Hàng trăm hiện vật đang hiện diện ở đây, trong đó có ống bút của cụ Phan Bội Châu sử dụng lúc sinh thời. Ảnh: Thành Cường
Năm 2017, Nhà trưng bày bổ sung di tích được được sắp xếp lại và bổ sung thêm các hiện vật. Hàng trăm hiện vật đang hiện diện ở đây, trong đó có ống bút của cụ Phan Bội Châu sử dụng lúc sinh thời. Ảnh: Thành Cường
Nhà tưởng niệm của Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu được xây dựng vào năm 2016, từ nguồn đóng góp của Cựu học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu và những người yêu mến cụ Phan. Tổng giá trị đầu tư trên 2 tỷ đồng. Ảnh: Thành Cường
Nhà tưởng niệm tại Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu được xây dựng vào năm 2016, từ nguồn đóng góp của cựu học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu và những người yêu mến cụ Phan. Tổng giá trị đầu tư trên 2 tỷ đồng. Ảnh: Thành Cường
Nhà tưởng niệm được xây dựng đã làm ấm lòng người dân Xứ Nghệ; kêu gọi được sự quan tâm của toàn xã hội. Người dân, du khách khi đến Khu di tích thường vào đây dâng hương, tri ân, tưởng nhớ. Ảnh: Thành Cường
Nhà tưởng niệm được xây dựng đã làm ấm lòng người dân Xứ Nghệ; kêu gọi được sự quan tâm của toàn xã hội. Người dân, du khách khi đến Khu di tích thường vào đây dâng hương, tri ân, tưởng nhớ. Ảnh: Thành Cường
Trong năm nay, nhiều hạng mục trong khu di tích như khuôn viên, cây cảnh, đường dạo bộ, nhà làm việc...cũng được xây mới. Quang cảnh khu dích luôn được ban quản lý, người dân huyện gìn giữ xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Thành Cường
Trong năm nay, nhiều hạng mục trong khu di tích như khuôn viên, cây cảnh, đường dạo bộ, nhà làm việc...cũng được xây mới. Quang cảnh khu dích luôn được ban quản lý, người dân huyện Nam Đàn gìn giữ xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Thành Cường
Hàng năm, tại Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu, diễn ra 2 lễ trọng là lễ giỗ vào ngày 29/9 Âm lịch và lễ kỷ niệm ngày sinh cụ vào ngày 26/12 Dương Lịch. Tùy từng năm mà quy mô lễ khác nhau nhưng 2 lễ luôn thu hút đông đảo nhân dân trong huyện đến dự, dâng hương, tri ân tưởng nhớ. Ảnh: Thành Cường
Hàng năm, tại Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu, diễn ra 2 lễ trọng là lễ giỗ vào ngày 29/9 Âm lịch và lễ kỷ niệm ngày sinh cụ vào ngày 26/12 Dương Lịch. Tùy từng năm mà quy mô lễ khác nhau, nhưng 2 lễ luôn thu hút đông đảo nhân dân trong huyện đến dự, dâng hương, tri ân tưởng nhớ. Ảnh: Thành Cường
Mỗi ngày, khu di tích đón khá nhiều học sinh, sinh viên đến đây tham quan, học tập một cách trực quan về thân thế, sự nghiệp cũng như tinh thần đổi mới của cụ Phan Bội Châu. Ảnh: Thành Cường
Hàng ngày, khu di tích đón khá nhiều học sinh, sinh viên đến đây tham quan, học tập về thân thế, sự nghiệp cũng như tinh thần đổi mới của cụ Phan Bội Châu. Ảnh: Thành Cường

Thành Cường – Thanh Sơn

Mới nhất

x
Khám phá khu di tích quốc gia đặc biệt về chí sĩ Phan Bội Châu ở Nghệ An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO