Khó bảo tồn chữ Lai Tay
(Baonghean.vn) Cũng như các dân tộc khác, người Thái có tiếng nói và chữ viết riêng, tuy nhiên qua thời gian, chữ Thái đã dần bị mai một. Để bảo tồn và phát triển chữ Thái, các cấp ngành đang tìm mọi cách để đưa chữ Thái vào giảng dạy ở một số địa phương trên địa bàn huyện Quế Phong, nhưng việc triển khai học chữ Thái còn ít, và chưa mang tính đại trà.
(Baonghean.vn) Cũng như các dân tộc khác, người Thái có tiếng nói và chữ viết riêng, tuy nhiên qua thời gian, chữ Thái đã dần bị mai một. Để bảo tồn và phát triển chữ Thái, các cấp ngành đang tìm mọi cách đểđưa chữ Thái vào giảng dạy ở một sốđịa phương trên địa bàn huyện Quế Phong, nhưng việc triển khai học chữ Thái còn ít, và chưa mang tính đại trà.
Quế Phong là huyện miền núi, vùng cao, có đến 90% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Thái chiếm trên 80% số dân toàn huyện. Cũng chẳng biết từ bao giờ chữ Thái, hay còn gọi là chữ Lai Tay không còn được sử dụng nữa.Chị Lô Thị Xuân - bản Yên Sơn, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, cho biết: "Tôi là người gốc Thái, thêu thùa thì biết, nhưng chưa bao giờđược nhìn thấy chữ Thái cả". Hiện, chị em phụ nữ Thái ở Quế Phong còn giữđược nghề thêu truyền thống nhưng ít ai biết chữ Lai Tay. Chị Lữ Thị Hạnh - bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tâm sự: "Tôi không biết chữ Lai Tay,có lẽchỉ có các cụ ngày xưa có điều kiện học thì biết. Chúng tôi cũng muốn học lắm để biết cái chữ của dân tộc mình, nếu họ mở lớp thì chúng tôi xin đi học".
Không chỉ có các cô gái trẻ của xã Châu Kim, mà cả những người lớn tuổi như cụ Lữ Thị Thu ở bản Mồng, năm nay đã ngoài 80 tuổi, biết thêu, biết dệt rất giỏi, nhưng chưa một lần nào cụđược học chữ Thái, chữ Lai Tay của dân tộc mình, vì không biết học ởđâu và học với ai. Cụ Lữ Thị Thu trả lời chúng tôi: "Tôi không biết tiếng Thái, nhiều người khác cũng vậy, cũng nghe đâu có ông làng bên biết thôi, mà có biết thì bây giờ cũng có ai sử dụng nữa đâu".
Từ những năm 1950 trở về trước, chữ Lai Tay vẫn phổ biến trong các cộng đồng người Thái ở Nghệ An. Sau đó vì những lý do khác nhau, chữ Thái (chữ Lai Tay) không còn phổ biến nữa. Hoặc nếu có thì cũng chỉđể dùng cho những người làm công tác nghiên cứu... và số người biết chữ Lai
Nhưng khó khăn nhất là chữ Lai Tay hiện nay vẫn chưa có bộ chữ Thái chuẩn, và cũng chưa có bộ sách giáo khoa chính thống. Trong khi đang chờ bộ sách chuẩn với hệ chữ Thái chuẩn, trước mắt, tỉnh vẫn chủ trương dạy học bộ chữ Lai Tay mà các huyện khác đã và đang học. Ông Lô Xuân Vinh, Phó ban Dân tộc-Miền núi tỉnh Nghệ An, chia sẻ: "Việc mở các lớp học, cũng nhưđối tượng học chữ Thái đang còn khó khăn do đời sống nhân dân vẫn đang ở mức thấp, mà học tiếng Thái thì cần có cả một quá trình...Chỉ mong sao mỗi người dân tự có ý thức, giữ gìn tiếng nói và chữ viết của mình".
Với nhiều hình thức học tập khác nhau, có thể học chữ với những người biết trước, biết rồi truyền chữ viết lại cho người sau,hy vọng người Thái sẽ lưu giữđược chữ viết riêng của mình, góp phần bảo tồn văn hoá trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, trong cộng đồng dân tộc Thái ở Quế Phong nói riêng.
Hoàng Tím