Lái xe số tự động và những sai lầm thường gặp
Về số P khi xe chưa dừng hoàn toàn, về số N khi đổ đèo, bỏ quên chế độ chuyển số tay, Cho xe chuyển động bằng cách mồi ga trước khi sang số D... là những thói quen mà các tài xế cần bỏ ngay khi lái xe số tự động nếu không muốn giảm tuổi thọ động cơ.
Bỏ quên chế độ chuyển số tay
Trên hầu hết các xe số tự động hiện nay đều được tích năng chuyển số tay, số thể thao hay lẫy chuyển số trên vô lăng. Tuy nhiên, một số “tài mới” vốn đã quen với các thao tác lái ô tô số tự động ở chế độ D, nên thường bỏ qua chức năng chuyển số tay trên xe số tự động.
Việc không sử dụng chế độ chuyển số tay cũng được xem là một sai của các lái mới khi đi các cung đường đèo dốc. Bởi nếu ở chế độ D, theo quán tính khi xuống dốc, xe thường di chuyển nhanh dần khiến tài xế phải sử dụng phanh nhiều hơn. Trong trường hợp người lái thường xuyên rà phanh sẽ làm phanh nóng và rất dễ dẫn đến việc cháy má phanh, mất thắng. Việc sử dụng chế độ số bán tự động khi đi đường đèo dốc sẽ giúp người lái chủ động chuyển về các cấp số thấp để tận dụng hãm phanh theo cách phanh động cơ và không cần đạp phanh nhiều.
Về số N khi đổ đèo
Về số N khi đổ đèo sẽ khiến người lái không kiểm soát được hoàn toàn chiếc xe, dẫn tới không xử lý kịp thời khi gặp phải tình huống bất ngờ. Nhiều người nghĩ rằng về số N giúp bạn tiết kiệm được nhiên liệu, song các hộp số tự động hiện nay đều có khả năng điều tiết lượng nhiên liệu tiêu thụ dựa theo hoạt động của động cơ. Vì vậy việc làm này là không cần thiết.
Mồi ga trước khi sang số D cho xe chuyển động
Việc mồi ga khi xe đang ở trạng thái đứng yên rồi chuyển từ số N sang số D để xe phóng đi nhanh chóng có thể rất "ngầu" nhưng lại gây nguy cơ hư hỏng và bị mài mòn lớn cho dây đai hộp số. Để thay thế hệ thống dây đai này, chúng ta sẽ phải tháo rời hộp số ra, và chi phí cũng không hề rẻ.
Phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo
Khi có vấn đề gì đó xảy ra với xe của bạn, rất có thể nó sẽ cố gắng cho bạn biết. Bất kì những rung động lạ, tiếng rít liên tục, va đập thường xuyên hay những triệu chứng bất thường khác đều phải được kiểm tra ngay lập tức.
Bạn có thể không nhận thấy bất cứ vấn đề gì, nhưng càng để lâu hơn, bạn sẽ gặp phải càng nhiều rắc rối nếu chẳng may một bộ phận nào đó đột nhiên bị hỏng và bạn sẽ mắc kẹt trên đường.
Chở nặng
Thói quen coi xe là "nhà kho" di động của nhiều người gây tổn hại. Những thứ không cần thiết khi để trên xe khiến trọng lượng tăng, ảnh hưởng đến mức tiêu thụ nhiên liệu, hệ thống giảm xóc, phanh. Bên cạnh đó, ngổn ngang đồ đạc cũng khiến nội thất xe không sạch sẽ, dễ mùi.
Dùng cả hai chân
Trong Luật giao thông đường bộ có câu hỏi "Khi điều khiển xe số tự động, người lái xe sử dụng chân như thế nào cho đúng?" - đáp án đúng là “Không sử dụng chân trái, chân phải điều khiển cả bàn đạp phanh và bàn đạp ga”.
Nhưng trong thời gian gần đây, không ít vụ “xe điên” gây tai nạn hàng loạt do đạp nhầm chân ga lại xuất phát từ nguyên nhân dùng 2 chân để điều khiển xe, một chân ga một chân phanh.
Ở xe số tự động, chân ga và phanh được bố trí thẳng với hướng chân phải đưa ra, vừa đúng tư thế ngồi chắc chắn nhất. Việc người lái cố đưa chân trái sang bàn đạp phanh khiến phía chân này luôn trong vị trí tréo ngoe, làm tư thế ngồi không thoải mái, trong trường hợp cần phanh gấp thì lực đạp sẽ không đủ.
Khi chân phải chỉ ở vị trí chân ga trong thời gian dài, một khi gặp tình huống bất ngờ phải phanh thì chân ga không nhả kịp, làm tác dụng phanh giảm đi rất nhiều, và xe vẫn lao tới dù người lái có đạp phanh đi chăng nữa, đó là lý do khiến chiếc xe bị mất kiểm soát.
"Rồ" ga trước khi vào số
Khi rồ ga thật mạnh ở số N rồi mới vào số để chạy không chỉ gây nguy hiểm cho người lái mà còn ảnh hưởng tới tuổi thọ của động cơ.