Làm rõ lộ trình giải quyết tồn đọng, hệ lụy từ các dự án thủy điện ở Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Giải đáp yêu cầu của chủ tọa kỳ họp và thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương Phạm Văn Hóa nêu rõ quyết tâm, lộ trình đến cuối năm 2023, giải quyết hệ lụy từ các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh.

BNA_3590-01.jpeg
Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh điều hành phiên thảo luận tại hội trường sáng 6/7. Ảnh: Thành Cường

Quyết tâm đến cuối năm 2023 giải quyết dứt điểm tồn đọng các dự án thủy điện

Tại phiên thảo luận ở hội trường sáng 6/7 của kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, một trong những nội dung được các đại biểu HĐND thảo luận và đặt ra yêu cầu đối với UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan là sớm giải quyết các tồn đọng liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng và các hệ lụy từ các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Với ngành có chức năng quản lý nhà nước, Giám đốc Sở Công Thương Phạm Văn Hóa thừa nhận, việc tồn đọng về tái định cư, giải phóng mặt bằng các dự án thủy điện đã kéo dài trong nhiều năm; đây cũng là vấn đề đã được đưa vào chương trình nghị sự của HĐND tỉnh tại nhiều kỳ họp.

BNA_3495-01.jpeg
Đại biểu Lục Thị Liên (huyện Con Cuông) thảo luận việc giải quyết các tồn đọng và hệ lụy từ Dự án Thủy điện Chi Khê. Ảnh: Thành Cường

Nguyên nhân do có nhiều yếu tố phức tạp, như liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng vốn là vấn đề phức tạp; đến quyền lợi của người dân; thuộc thẩm quyền trách nhiệm của nhiều cấp, từ bộ, ngành Trung ương đến địa phương, nhất là trách nhiệm của chính quyền địa phương – nơi có dự án thủy điện.

Giám đốc Sở Công Thương cũng thông tin: Từ năm 2021 đến nay, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và đầu năm 2023 trong kế hoạch triển khai nhiệm vụ, UBND tỉnh đề ra quyết tâm chỉ đạo hoàn thành dứt điểm các tồn đọng từ các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh vào cuối năm.

UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác (gồm có các Sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và UBND các huyện có dự án thủy điện) để chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh.

BNA_3545-01.jpeg
Giám đốc Sở Công Thương Phạm Văn Hóa làm rõ lộ trình giải quyết các tồn đọng từ các dự án thủy điện. Ảnh: Thành Cường

Liên quan đến giải quyết tồn tại trong giải phóng mặt bằng, giao đất tái định cư, bồi thường chênh lệch của một số dự án, tập trung 2 dự án lớn là Thủy điện Hủa Na và Thủy điện Bản Vẽ; trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương cấp huyện và chủ đầu tư.

Tổ công tác đã kiểm tra thực địa và làm việc với UBND các huyện: Tương Dương, Thanh Chương, Quế Phong và chủ đầu tư các dự án để “chốt” các công việc và trách nhiệm cụ thể để xây dựng kế hoạch thực hiện với quyết tâm theo tinh thần của UBND tỉnh là hoàn thành vào cuối năm 2023.

BNA_3604-01.jpeg
Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Liên quan đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài dự án và hỗ trợ lũ lụt năm 2018, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, sau kiến nghị nhiều lần của UBND tỉnh, đặc biệt là kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương chỉ đạo xử lý và Bộ đã giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh rà soát lại toàn bộ, thống nhất các hạng mục và giá trị đề nghị hỗ trợ. Lý do rà soát, bởi từ năm 2018 đến nay, giá cả bồi thường, giải phóng mặt bằng đã thay đổi; mặt khác, có một số nội dung, hạng mục được các địa phương đề xuất thêm.

Hiện Sở Công Thương đã làm việc với các huyện, chủ đầu tư các dự án thủy điện để rà soát, thống nhất các nội dung, hạng mục. Việc này đang được Tổ công tác chỉ đạo các huyện hoàn thành sớm để báo cáo UBND tỉnh; Sở Công Thương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương sớm đề xuất phương án giải quyết.

BNA_3649-01.jpeg
Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Giám đốc Sở Công Thương cũng giải trình rõ vấn đề vận hành các nhà máy thủy điện trên địa bàn. Khẳng định, tất cả các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh đều có quy trình vận hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong đó, 2thủy điện lớn là Hủa Na và Bản Vẽ do Bộ Công Thương phê duyệt; vận hành của liên hồ do Thủ tướng phê duyệt; các hồ nhỏ do UBND tỉnh phê duyệt.

Trong quá trình vận hành của các thủy điện đều tuân thủ nghiêm túc quy trình vận hành và có sự giám sát thường xuyên của Bộ Công Thương và Sở Công Thương thông qua cơ sở dữ liệu truyền trực tiếp công khai trên cổng thông tin điện tử và giám sát thông qua đoàn kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh; khi có thiên tai, bão lụt thì có Ban Phòng, chống lụt bão tỉnh giám sát. Theo đó, các nhà máy thủy điện thời gian gần đầy đều tuân thủ quy trình vận hành và không để xảy ra những hệ lụy từ việc vận hành.

BNA_3646-01.jpeg
Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

4 giải pháp nâng cấp hạ tầng lưới điện

Bên cạnh giải trình về giải quyết tồn đọng từ các dự án thủy điện; Giám đốc Sở Công Thương cũng làm rõ việc đầu tư, cải tạo hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh. Theo đó, trong vòng 15 năm trở lại đây, Điện lực Nghệ An đã quan tâm dành nguồn lực cải tạo lưới điện trung, hạ áp nông thôn, với tổng nguồn hơn 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do hạ tầng lưới điện được tiếp nhận lớn và yếu kém, cộng với nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và phát triển ngày càng tăng mạnh, dẫn đến quá phụ tải.

Để giải quyết tình trạng này, đại biểu Phạm Văn Hóa đưa ra 4 giải pháp. Đó là tiếp tục phối hợp với Điện lực Nghệ An ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư cải tạo hạ tầng lưới điện; tăng cường bảo vệ hành lang lưới điện trung, hạ áp; đẩy mạnh triển khai các giải pháp tiết kiệm điện để giảm phụ tải; tích cực phát triển các nguồn năng lượng khác.

tin mới

Cao tốc Bắc Nam đoạn qua Nghi Lộc đã hoàn thành. Ảnh: Trân Châu

Kiểm tra an toàn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước ngày thông xe

(Baonghean.vn) - Chỉ còn vài ngày nữa là thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. Cùng với tinh thần làm việc không quản ngày đêm của các nhà thầu, các đoàn công tác của Bộ Giao thông cũng có mặt tại đây kiểm tra chất lượng và tiến độ về đích của công trình.

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

(Baonghean.vn) - Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An sẽ là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai và lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch các hạng mục đầu tư; cũng như quản lý các dự án, quản lý đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Nút giao lên xuống giữa cao tốc Bắc Nam với đường N5, xã Nghi Phương, Nghi Lộc

Dịp 30/4, phương tiện di chuyển trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu- Bãi Vọt thế nào?

(Baonghean.vn) - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có tổng chiều dài 49,3 km, trong đó đoạn qua địa phận Nghệ An là 44,4 km và Hà Tĩnh 4,9 km. Theo kế hoạch, vào ngày 28/4/2024 sẽ khánh thành và thông xe kỹ thuật để phục vụ người dân sẽ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5.

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.