Làng nghề giấy dó độc nhất tại Nghệ An chỉ còn 6 hộ bám trụ với nghề

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Từ một làng nghề nức tiếng độc nhất tại Nghệ An, nay làng nghề giấy dó tại xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc đã qua thời vàng son. Hàng trăm hộ dân đã chuyển đổi sang những công việc khác, chỉ còn 6 hộ còn bám trụ với hy vọng giữ nghề...

Làm nghề vất vả, giá cả bấp bênh

Trời vừa hửng nắng, ông Nguyễn Văn Hà, xóm 3, xã Nghi Phong (Nghi Lộc) lại mang đống cây niệt (loại nguyên liệu chính để làm giấy dó) ra sân rải đều. Ông thoăn thoắt tách vỏ cây, lớp nhựa ứ ra, bám vào tay, lâu dần tạo thành vết đen khó rửa sạch. Người làm giấy dó bao đời nay, đôi tay vẫn thường lấm lem như vậy.

bna_giấy 3.jpg
Gia đình ông Nguyễn Văn Hà là 1 trong 6 hộ dân còn làm nghề giấy dó ở xóm 3, xã Nghi Phong (Nghi Lộc). Ảnh: Q.A

Ông Hà là một trong số ít các hộ dân còn duy trì nghề làm giấy dó trên địa bàn Nghệ An. Ông cho biết: Nghề này ông bà tôi để lại, đến nay tôi đã nối nghiệp hơn 40 năm rồi, dựng được nhà, nuôi con ăn học cũng từ những thân cây niệt này. Dù công việc vất vả, thu nhập chẳng là bao nhưng đó là nghề truyền thống của cha ông nên gia đình vẫn cố gắng duy trì…

bna_tay.jpg
Việc bóc vỏ cây niệt vất vả, mủ bám đen tay, người dân phải đeo tất để vừa đỡ bẩn, vừa có lực tách vỏ. Ảnh: Q.A

Chứng kiến quá trình làm ra sản phẩm giấy dó mới thấy được sự chịu thương chịu khó của người làm nghề. Cây niệt sau khi mang về sẽ được cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, sau đó tước mỏng như tờ giấy và cho vào nồi nước vôi nấu liên tục hơn 1 ngày để những vỏ cây này từ dai cứng trở nên mềm hơn.

Sau khi luộc kỹ, vỏ cây niệt được vớt ra và dùng chày giã mạnh để lấy bột, phần bột này được hoà vào nước để tráng lên khuôn, sau đó mang đi phơi nắng mới tạo ra được những tấm giấy dó.

bna_luộc.jpg
Vỏ cây niệt sau khi tách sẽ cho vào nồi nước vôi luộc kỹ trong vòng 1 ngày. Ảnh: Q.A

“Đặc thù của nghề làm giấy dó là các công đoạn hoàn toàn thủ công, không hề có sự hỗ trợ của loại máy móc nào, do đó, để làm ra tấm giấy dó thì người làm nghề hầu như không nghỉ tay trong ngày. Đến công đoạn cuối cùng là đem ra phơi, nếu thời tiết mưa như mùa này thì lại phải chờ đến ngày nắng mới hoàn thiện được. Ăn thua là do trời thôi…” - ông Hà chia sẻ.

Dẫu vất vả là thế, tuy nhiên, thu nhập của nghề làm giấy dó bây giờ không còn như xưa. Giá của mỗi tờ giấy dó chỉ từ 3.000 – 4.000 đồng, nếu cả gia đình từ 2 – 3 người cùng làm thì mỗi ngày chỉ được khoảng 100 tờ, cho thu nhập khoảng 300.000 đồng/ngày. Số tiền này sau khi trừ các nguyên liệu như thân cây niệt, vôi, củi… cùng với công sức cả ngày bỏ ra thì hầu như không có lãi.

bna_giấy 2.jpg
Các khuôn để tráng nước từ vỏ cây niệt tạo thành giấy dó. Ảnh: Q.A

Giá cả thấp, đầu ra bấp bênh, không đảm bảo thu nhập là nguyên nhân chính khiến nhiều hộ dân làm nghề tại địa phương nay phải chuyển đổi sang nghề khác.

Bà Mai Thị Hường, hộ dân làm nghề cho biết: Giấy dó lâu nay thường được sử dụng làm quạt giấy, cuốn hương trầm hoặc dán cá, tuy nhiên, thị trường nào cũng gặp khó. Giờ người ta dùng quạt điện, quạt tích điện cả rồi, nếu dùng dán cá thì tình hình đánh bắt hải sản khó khăn, các ngư dân nhập giấy cũng ít đi. Bà con chỉ còn biết nhập cho các làng nghề hương trầm, nhưng họ cũng mua số lượng khiêm tốn. Trong thâm tâm, bà con vẫn muốn tiếp tục duy trì nghề nhưng rất khó đảm bảo cuộc sống hàng ngày, nên giờ vừa làm nghề, lúc rảnh thì nhảy thêm việc khác để có đồng ra đồng vào...".

bna_nắng.jpg
Làm giấy dó phải chờ trời nắng để đem phơi mới ra thành phẩm. Ảnh: Q.A

Động viên giữ nghề

Theo Chi cục Phát triển Nông thôn Nghệ An, hiện nay, toàn tỉnh có 182 làng nghề, trong đó chỉ có 1 làng nghề làm giấy dó duy nhất tại xóm Phong Phú, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc.

Ông Nguyễn Văn Ngại, xóm trưởng xóm 3 (sau khi sáp nhập xóm Phong Phú), xã Nghi Phong cho biết: Là vùng sản xuất giấy dó duy nhất trên địa bàn tỉnh, đó là niềm vinh dự, tự hào nhiều năm nay của người dân địa phương. Tuy nhiên, đến nay làng nghề đã mai một và có nguy cơ biến mất. Từ hơn 100 hộ làm nghề, đến nay toàn xóm chỉ còn 6 hộ bám trụ, đó là các gia đình: ông Hà, bà Hường, ông Trị, ông Tâm, ông Phong, ông Sơn. Các hộ khác đã chuyển đổi nghề, đi xây dựng, làm ăn xa… cả rồi.

Theo ông Ngại, có 3 nguyên nhân chính khiến làng nghề giấy dó độc nhất tại xứ Nghệ dần lụi tàn. Thứ nhất, nguyên liệu chính để làm nghề là cây niệt nay đã không còn nhiều, tìm mua rất khó khăn. Thứ hai, không có lao động làm nghề, khi số lao động trẻ tại địa phương đã đi làm ăn xa, xuất khẩu lao động, số còn làm nghề là những hộ cao tuổi, trung niên, việc truyền và giữ nghề không còn khả quan. Thứ ba, giá cả sản phẩm bấp bênh, nhu cầu thị trường sụt giảm, bà con không còn mặn mà với nghề vì thu nhập không đủ trang trải cuộc sống.

bna_ông tâm.jpg
Dù công sức bỏ ra lớn, giá bán mỗi tờ giấy dó chỉ vài ngàn đồng khiến bà con gặp khó. Ảnh: Q.A

Qua trao đổi, ông Trần Nguyên Hoà – Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Nghi Lộc cho biết: Nghề làm giấy dó tại xã Nghi Phong đã có từ lâu đời, tuy nhiên, xã hội càng phát triển, hiện đại hoá thì mặt hàng này dần yếu thế trên thị trường. Việc bà con chuyển đổi nghề cũng là điều bất khả kháng. Mặc dù vậy, huyện Nghi Lộc cũng như chính quyền xã Nghi Phong vẫn mong muốn bà con lưu giữ những ngành nghề truyền thống, không để mai một. Hàng năm, chúng tôi cũng trực tiếp xuống thăm hỏi, động viên bà con và khi có các chính sách hỗ trợ sẽ luôn ưu tiên để người làm nghề tiếp tục gắn bó với nghề, không để mất đi nghề cha ông để lại.

tin mới

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.

Cao tốc Diễn Châu Bãi Vọt

Cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thông xe thuận lợi đúng dự kiến

(Baonghean.vn) - Sau gần 2 năm triển khai thi công, tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ thông xe trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này theo đúng dự kiến. Việc di chuyển từ TP.Vinh ra Hà Nội chỉ hơn 3 giờ. Đây là kết quả đáng ghi nhận từ nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, nhà thầu thi công dự án.