Lễ tưởng niệm 5 năm thảm họa động đất sóng thần tại Nhật Bản

Tại Thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bày tỏ sự cảm ơn đối với những hỗ trợ của cộng đồng quốc tế sau thảm họa trong buổi Lễ tưởng niệm cấp nhà nước tại Nhà hát Quốc gia. 

“Tôi muốn một lần nữa cảm ơn rất nhiều quốc gia đã dành cho chúng tôi những tình cảm nồng ấm và sự hỗ trợ quý giá. Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngăn chặn thảm họa bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật mà chúng tôi có được”, ông Abe nói.

Đông đảo người dân Nhật Bản tham gia buổi lễ tưởng niệm.
Đông đảo người dân Nhật Bản tham gia buổi lễ tưởng niệm.

Trong khi đó, tại Công viên Hybiya cũng đã có khoảng 500 người đến tham gia buổi lễ tưởng niệm. Đúng 14h46 (theo giờ địa phương), tất cả những người tham gia buổi lễ đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân đã thiệt mạng trong thảm họa tồi tệ nhất ở đất nước mặt trời mọc kể từ sau Thế chiến 2, đồng thời những hồi còi báo động sóng thần cũng được vang lên để đánh dấu thời khắc của trận động đất lịch sử đã xảy ra tại vùng Đông Bắc Nhật Bản. 

Cũng tại buổi lễ, nhiều người dân đã cùng nhau thắp nến, đặt hoa và cầu nguyện cho những người đã khuất. Nhiều hoạt động bên lề khác cũng đã được tổ chức như trưng bày hình ảnh, hiện vật… liên quan thảm họa động đất sóng thần gây ra. Cùng với đó là những hình ảnh về sự hồi sinh mãnh liệt của người dân và những địa phương vùng Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần ngày 11/03/2011. 

Ông Nisi- một người dân tham gia buổi lễ xúc động cho biết:  “Tôi cầu nguyện cho linh hồn những nạn nhân xấu số sẽ được siêu thoát, và những người còn sống sẽ không phải chịu thêm nỗi ám ảnh nào. Tôi được biết đến nay, vẫn còn rất nhiều người còn sống là nạn nhân của thảm họa vẫn đang phải sống ở những nơi chật chội và thiếu tiện ích”. 

Ngày 11/03/2011, một trận động đất mạnh 9 độ Richter xảy ra ngoài khơi phía Đông Bắc Nhật Bản, kéo theo những cột nước khổng lồ đập vào bờ. Ba tỉnh miền Đông Bắc Nhật và nhiều tỉnh lân cận khác đã phải gánh chịu thiệt hại nặng nề về người và của, với gần 16.000 người chết và hơn 3.000 người mất tích.

Trận động đất và sóng thần gây hư hại hệ thống làm mát của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, tạo nên cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới kể từ sau Chernobyl, gây ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng vào các nhà máy điện hạt nhân, nơi sản xuất ra gần một phần ba sản lượng điện của toàn Nhật Bản./.

Theo VOV

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.