Lời giải cho bài toán phát triển kinh tế rừng?

(Baonghean) - Lâm nghiệp được xác định là một thế mạnh của huyện Quỳ Châu. Rừng Qùy Châu được phân bố thành 3 dải lớn và phong phú về chủng loại. Nắm bắt được lợi thế này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 24 nhiệm kỳ 2011-2015 đã xác định đầu tư và phát triển rừng nguyên liệu là ngành kinh tế mũi nhọn. Vậy nhưng, đến nay, kinh tế rừng vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả như tiềm năng sẵn có.

Mô hình phát huy lợi thế

Nhìn những cánh rừng xanh ngút ngát dọc theo Quốc lộ 48 từ Châu Bình ngược lên, phần nào thấy được hiệu quả bước đầu của chiến lược phát triển kinh tế mà NQ Đại hội Đảng bộ huyện Quỳ Châu lần thứ 24 đã đề ra. Theo chỉ dẫn của cán bộ lâm nghiệp xã, chúng tôi tìm đến nhà anh Vi Đức Thuận, người được xem là “vua” trồng rừng của xã. Qua câu chuyện, được biết, sau cơn lốc đá đỏ, với sự hỗ trợ của Nhà nước về phát triển trồng rừng, sản xuất, chăn nuôi, anh Thuận đã bàn bạc, liên kết với 36 hộ đồng bào Thái ở bản Kẻ Khoang và Bình Mai hình thành nên vùng đất rộng trên 120 ha để trồng rừng. Anh Thuận là nhóm trưởng, đứng ra tổ chức mua giống, phân công cho 36 hộ làm đất, trồng rừng, bảo vệ và đến mùa khai thác.

Với hình thức quay vòng, thu hoạch khoảng vài chục hécta rồi tổ chức trồng lại rừng ngay trên diện tích vừa khai thác, kết hợp với phát triển chăn nuôi, các hộ dân trong nhóm của anh Thuận có thu nhập ổn định. Từ đó, tính bền vững của kinh tế trồng rừng được phát huy. Để thuận lợi cho việc trồng, bảo vệ và thu hoạch rừng, những năm qua, nhóm của anh Thuận đã tự bỏ ra ba trăm triệu đồng thuê máy ủi, mở khoảng 7 km đường lên các đồi cao, đến các khu rừng trồng. Sau vụ thu hoạch tràm cuối năm 2012 và đầu năm 2013, nhóm anh đang dự tính sẽ chuyển đổi khoảng 50 ha đầu tư trồng cao su theo chủ trương của tỉnh. Nhờ phát triển kinh tế rừng nên kinh tế gia đình anh ngày càng phát triển, anh dựng được nhà, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cuộc sống, sắm được cả xe bán tải chở gỗ nguyên liệu...

Lời giải cho bài toán phát triển kinh tế rừng? ảnh 1

Thu hoạch keo nguyên liệu ở xã Châu Bình.

Hiện tại, ở Châu Bình, những đại gia giàu lên từ rừng như anh Vi Đức Thuận không phải là hiếm. Tính sơ sơ, toàn xã Châu Bình hiện có hàng trăm mô hình gia đình phát triển kinh tế tổng hợp bằng việc trồng rừng tập trung, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm hàng hóa. Trong đó, các mô hình trồng rừng quy mô lớn từ 10 đến trên 100 ha trở thành những điển hình tiên tiến của huyện Quỳ Châu. Trên 10.000 ha đất đồi ở Châu Bình đã được giao khoán cho đồng bào trồng rừng. Đến nay, rừng ở Châu Bình đang bước vào vụ thu hoạch chu kỳ thứ ba.

Chính việc xác định phát triển kinh tế dựa trên thế mạnh của rừng cùng với đầu tư thích đáng cho phát triển rừng mà đến nay, người dân đã có ý thức hơn trong trồng rừng để phát triển kinh tế. Theo báo cáo từ phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳ Châu thì lâm nghiệp chiếm 30% tổng giá trị sản xuất; trong hai năm 2011-2013, toàn huyện trồng được 2.284,6 ha rừng tập trung và 260.000 cây phân tán các loại; đặc biệt là đã quan tâm chú trọng trồng cây có giá trị kinh tế cao như: cao su 92 ha, rễ hương...

Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, bắt đầu từ năm 2012, Trạm Khuyến nông, khuyến lâm huyện đã triển khai đề án trồng rễ hương và gừng dưới tán rừng. Với 21,5 ha cây rễ hương  thí điểm ở địa bàn các xã Châu Thắng, Châu Thuận, Châu Hạnh, Châu Bình, Châu Phong, thị trấn và 1 ha gừng ở bản Chàng xã Châu Thuận. Ưu điểm của những loại cây này là sống được dưới tán rừng, tận dụng được đất rừng, tạo nguồn thu lấy ngắn nuôi dài. Song song với đó, công tác khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc rừng hiện được chú trọng, 75.036,7 ha được chăm sóc tốt; đã khôi phục và phát triển 14.507 ha rừng lùng – nứa, nâng độ che phủ rừng  lên 78%.

Theo tính toán của các hộ trồng rừng, nếu giá bán nguyên liệu như hiện nay, thì mỗi ha rừng trồng nguyên liệu đến kỳ thu hoạch trung bình khoảng 60 triệu đồng/ha/năm. Chưa kể thu nhập từ các loại cây trồng xen khi rừng chưa khép tán như: rễ hương, sắn, gừng... đây thật sự là một khoản lãi khá lớn trong sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên, phát triển kinh tế rừng ở Quỳ Châu vẫn còn những vướng mắc,  khó khăn chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của mình...

Tìm hướng phát triển

Ông Lô Thanh Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT Quỳ Châu cho biết: Với địa hình, điều kiện và tiềm năng như Quỳ Châu thì chỉ có rừng mới giúp người dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu. Nhưng trồng loại cây gì đem lại hiệu quả kinh tế lại là vấn đề, bởi vì bao đời nay, người dân đã có rừng nhưng vẫn nghèo (đến nay, tỷ lệ hộ nghèo ở Quỳ Châu vẫn chiếm 50.06%). Sau khi nghiên cứu kỹ, huyện thống nhất trồng cây keo Nhưng muốn phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững thì phải biết kết hợp trồng trọt và chăn nuôi để lấy ngắn nuôi dài. Trong khi đó, đề án trồng gừng và rễ hương dưới tán rừng mới chỉ dừng lại ở mô hình, tính bằng ha và đầu ra cho sản phẩm đang do người dân tự lo.

Vướng mắc nữa trong việc trồng rừng là người dân chưa yên tâm sản xuất trên đất rừng vì họ chưa được giao khoán đến tận hộ, chưa được cấp lâm bạ. Theo thống kê, Quỳ Châu đã chuyển giao 16.943,81 ha rừng phòng hộ sang rừng sản xuất cho các xã. Trong đó, Châu Bình 1.103 ha, Châu Hạnh 4.938 ha, Châu Thuận 2.436 ha, Châu Phong 2.497 ha... Tuy nhiên, đến thời điểm này, số diện tích trên vẫn do các địa phương quản lý, lực lượng kiểm lâm mỏng nên việc quản lý và bảo vệ rừng không hiệu quả. Quỳ Châu hiện có 8.382 hộ đang cần được giao đất rừng để sản xuất. Nhưng để giải quyết đang là khó khăn do thiếu kinh phí tư vấn, đo đạc. Theo ước tính, để đo đạc, tư vấn và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần khoảng 17 tỷ đồng. Do đó, huyện cần cơ chế tạo nguồn kinh phí đo đạc, tư vấn và rà soát đất giao về cho địa phương, tiến hành quy hoạch đất rừng và giao cho từng hộ dân.

Bên cạnh đó, với sản lượng khai thác rừng nguyên liệu hàng năm lớn, nên cần xác định giải pháp then chốt là chế biến sâu, tạo nên giá trị gia tăng trên các sản phẩm từ rừng. Nếu thu hút được các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến các sản phẩm từ rừng sẽ đảm bảo đầu ra cho bà con, đỡ kinh phí vận chuyển và tận dụng tối đa cành, ngọn, thân cây gỗ nhỏ, hạn chế thấp nhất lãng phí nguyên liệu gỗ và nâng giá trị gấp năm đến bảy lần so với bán nguyên liệu thô. Đồng thời, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

Trồng rừng, đặc biệt là rừng nguyên liệu đang là cơ hội để tăng nguồn thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc miền núi ở Quỳ Châu. Vì thế, khắc phục khó khăn bằng việc khuyến khích các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đến địa phương đầu tư trồng rừng, gắn với chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ rừng là một hướng đi lâu dài cần được tiếp tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp khả thi hơn ở Quỳ Châu.

Bài, ảnh: THANH PHÚC

Tin mới

Phải chăng Ukraine bắt đầu 'đếm ngược' đến ngày thất bại trước Nga?

Phải chăng Ukraine bắt đầu 'đếm ngược' đến ngày thất bại trước Nga?

(Baonghean.vn) - Dù tuyên bố sẵn sàng phản công, song Tổng thống Ukraine Zelensky vẫn phải thừa nhận rằng, Lực lượng Vũ trang Ukraine chắc chắn sẽ hứng chịu tổn thất nặng nề. Trong khi đó, các chuyên gia quân sự giờ đây tin chắc rằng, cuộc phản công của Ukraine chẳng khác nào một cuộc tự sát.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/6

(Baonghean.vn) - Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung tiếp xúc cử tri huyện Nam Đàn; Những hình ảnh xua tan áp lực mùa thi; Người dân Nghi Lộc bức xúc vì trại gà gây ô nhiễm môi trường ở khu dân cư... là những thông tin chính trong ngày.
Đọc truyện đêm khuya: Quân khu Nam Đồng - Phần XIV: Giang Cận 1,2,3

Đọc truyện đêm khuya: Quân khu Nam Đồng - Phần XIV: Giang Cận 1,2,3

(Baonghean.vn) - Giang Cận - từ một Bí thư Chi đoàn, cán bộ lớp học giỏi, luôn bài xích chuyện đánh nhau của các bạn, vô tình rơi vào trường hợp bất khả kháng, buộc phải nói chuyện với nhau bằng nắm đấm, không ngờ biến một con người ngoan hiền, chuẩn mực bỗng trở thành bị cảm hóa ngược.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp

(Baonghean.vn) - Đồng chí Nguyễn Văn Đệ yêu cầu các địa phương, các sở, ban, ngành cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục đầu tư, cho thuê đất, đánh giá tác động môi trường... để hoạt động khai thác khoáng sản đạt hiệu quả cao nhất.
Đội tuyển Quế Phong sẽ nỗ lực để lại nhiều ấn tượng ở Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An năm 2023

Đội tuyển Quế Phong sẽ nỗ lực để lại nhiều ấn tượng ở Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An năm 2023

(Baonghean.vn) - Chỉ còn vài ngày nữa là khai mạc Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ 25 năm 2023, hai đội bóng Thiếu niên và Nhi đồng Quế Phong chủ yếu chia đội tổ chức thi đấu giao hữu để tăng tính cọ xát, bản lĩnh trong thi đấu cho các cầu thủ.
Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ XXV - năm 2023: Nhi đồng Con Cuông nỗ lực vượt qua vòng bảng

Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ XXV - năm 2023: Nhi đồng Con Cuông nỗ lực vượt qua vòng bảng

(Baonghean.vn) - Với mục tiêu vượt qua vòng bảng, Đội Nhi đồng Con Cuông đang nỗ lực tập luyện thể lực, kỹ thuật và chiến thuật để vượt qua đối thủ trong mỗi trận đấu. Sự nỗ lực và quyết tâm của các cầu thủ luôn nhận được sự ủng hộ của Ban huấn luyện, lãnh đạo địa phương và các bậc phụ huynh.
Bài học đắt giá cho thói côn đồ

Bài học đắt giá cho thói côn đồ

(Baonghean.vn) - Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà Hoàng vội chạy về nhà vác súng đến quán ăn đêm để “nói chuyện” với bạn và 3 phát súng vang lên chát chúa đã khiến 2 người bị thương. Hành vi phạm tội giết người của Hoàng để lại bài học đắt giá về thói côn đồ của một bộ phận người trẻ.
Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thể thao SLNA: Các cầu thủ xuất sắc đều xuất phát từ Giải Bóng đá TN-NĐ Cúp Báo Nghệ An

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thể thao SLNA: Các cầu thủ xuất sắc đều xuất phát từ Giải Bóng đá TN-NĐ Cúp Báo Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An qua nhiều năm, ông Nguyễn Đình Nghĩa - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thể thao Sông Lam Nghệ An khẳng định đây là giải bóng trẻ chuyên nghiệp, cung cấp cho Sông Lam Nghệ An nhiều cầu thủ trẻ tài năng.
Ngày hè của trẻ em vùng cao

Ngày hè của trẻ em vùng cao

(Baonghean.vn) - Với trẻ em miền núi, trong những ngày hè các em dành phần lớn thời gian, phụ giúp bố mẹ công việc gia đình. Ngoài trông em để cha mẹ lên nương rẫy, các em còn lên nương lấy củi, nấu ăn, thêu thùa... và không quên giải trí bằng các trò chơi dân gian.
UBND xã Thanh Mai kiến nghị huyện Thanh Chương thu hồi đất lâm nghiệp đã giao cho chủ nhân công trình 'khủng' trái phép

UBND xã Thanh Mai kiến nghị huyện Thanh Chương thu hồi đất lâm nghiệp đã giao cho chủ nhân công trình 'khủng' trái phép

(Baonghean.vn) - UBND xã Thanh Mai vừa có tờ trình kiến nghị UBND huyện Thanh Chương thu hồi đất lâm nghiệp đã giao cho ông Cao Trọng Hồng (trú tại phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa) vì “thiếu trách nhiệm trong việc sử dụng đất cũng như quản lý và bảo vệ rừng đã được giao”.
3 điều cấm kỵ khi ăn cá

3 điều cấm kỵ khi ăn cá

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên bạn nhất định không được mắc 3 điều cấm kỵ khi ăn cá dưới đây.
Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

(Baonghean.vn) - Sinh ra và lớn lên ở bản làng xa xôi nơi rẻo cao, nơi có số hộ nghèo trên 72%, trưởng bản có 100% đồng bào Khơ mú ở Nghệ An quyết tâm kêu gọi người dân vươn lên thoát nghèo bằng chính sự gương mẫu, đi đầu trong chăn nuôi, trồng trọt của bản thân.