Mang bình yên trở lại cho vùng lũ Kỳ Sơn

Đào Tuấn - Lâm Tùng - Thành Cường

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Sau 45 ngày cơn lũ lịch sử tràn qua xã Tà Cạ và một phần thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn), cuộc sống của các bản làng vẫn chưa thể bình thường trở lại. Sự ám ảnh về cơn lũ vẫn ngự trị trong suy nghĩ nhiều người. Nhưng nỗi niềm của bà con đã vơi đi nhiều khi Ủy ban MTTQ tỉnh đứng ra tổ chức ngày hội Đại đoàn kết tại bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ - khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn lũ ngày 2/10/2022.

Hoà Sơn không bao giờ trở lại như xưa

Khi chúng tôi đến, anh Vi Văn Thông ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (Kỳ Sơn) đang cặm cụi hàn xì chiếc khung võng gấp. Anh làm chiếc võng này để đón cậu con trai mới sinh trở về nhà. Vợ anh sinh con đầu lòng ngay trong đợt lũ hồi tháng 10 năm nay. Ngôi nhà của đôi vợ chồng trẻ nằm bên khe Huồi Giảng.

Hằng ngày anh Thông làm cơ khí còn vợ mở cửa hàng nhỏ bán buôn. Thế rồi chỉ sau vài giờ đồng hồ cơn lũ đến, ngôi nhà đã bị cuốn phăng. Vợ phải bồng bế đứa trẻ vừa lọt lòng về nhà ngoại mãi tận tỉnh Ninh Bình, anh Thông đến tá túc tạm tại nhà bố mẹ đẻ. Vi Văn Thông nói, anh thậm chí có ý định đặt tên con là Vi Văn Lũ để ghi nhớ cơn lũ lịch sử đã cuốn mất ngôi nhà ấm áp của mình, nhưng vợ anh thì muốn quên đi sự ám ảnh của buổi sáng hôm ấy - buổi sáng ngày 2/10/2022.

Sự đổ nát vẫn bủa vây bản Hoà Sơn. Ảnh: Lâm Tùng
Sự đổ nát vẫn bủa vây bản Hoà Sơn. Ảnh: Lâm Tùng

Đến bản Hoà Sơn những ngày này, thứ đập vào mắt là những ngôi nhà gỗ, nhà xây toang hoác, đổ nát nằm xiêu vẹo cạnh lòng khe Huồi Giảng.

Ngôi nhà của anh Lâm Văn Hợi là một trong số đó. Anh Hợi cho biết, lúc lũ về cả nhà anh gồm 6 người, trong đó có 1 trẻ nhỏ chỉ kịp chạy thoát thân. Thứ còn lại chỉ là cái khung nhà với đất đá ngập lên tận nóc. “Chưa khi nào ở Tà Cạ có một trận lũ khủng khiếp đến thế” - anh Lâm Văn Hợi chia sẻ.

Những gì còn lại trong ngôi nhà của anh Lâm Văn Hợi ở bản Hòa Sơn. Ảnh: Lâm Tùng

Những gì còn lại trong ngôi nhà của anh Lâm Văn Hợi ở bản Hòa Sơn. Ảnh: Lâm Tùng

Sau liên tiếp hai trận lũ ống, lũ quét xảy ra sáng ngày 2/10, ở bản Hoà Sơn có 35 ngôi nhà của người dân bị lũ cuốn trôi và làm đổ sập. Sau 45 ngày lũ đi qua, sự ám ánh vẫn ngự trị trong mỗi bữa ăn, giấc ngủ của người dân.

Bà Ngân Thị Tâm cho biết, cơn lũ đã cuốn trôi hoàn toàn 3 ngôi nhà của gia đình bà. Đó là ngôi nhà của bà và hai con trai. Không có chỗ để dựng lán tạm, cả nhà bà Ngân phải đi thuê phòng trọ để ở. Mỗi tháng chi phí thêm 1 triệu đồng/phòng.

Sau 45 ngày lũ đi qua cuộc sống của người dân bản Hoà Sơn vẫn chưa bình thường trở lại. Ảnh: Thành Cường

Sau 45 ngày lũ đi qua cuộc sống của người dân bản Hoà Sơn vẫn chưa bình thường trở lại. Ảnh: Thành Cường

Bản Hoà Sơn có 244 hộ dân, đồng bào dân tộc Thái chiếm hơn 80%. Sau lũ, bản làng hoàn toàn bị biến dạng, nhiều ngôi nhà rất khó xác định vị trí chính xác vì đã nằm trọn trong dòng khe Huồi Giảng. Đến nay hàng ngàn khối đất đá vẫn chiếm giữ phần lớn diện tích bản làng. Từ trường mầm non đến nhà văn hoá cộng đồng, và rất nhiều công trình hạ tầng khác đều bị bùn đất vây quanh với độ cao chênh lệch từ 0,5m đến 1,5m. Và nói một cách hài hước, cơn lũ khủng khiếp tới mức, đất đá mà nó đưa về giúp cho bản Hoà Sơn nâng cao độ so với trước đây lên từ 0,5-1,5m. Và điều khiến cấp uỷ, ban cán sự bản Hoà Sơn trăn trở nhất là Hoà Sơn dự định trong năm 2022 này sẽ cán đích bản nông thôn mới. Ông Vi Văn Truyền - Trưởng bản Hoà Sơn cho rằng, sẽ không bao giờ bản làng trở lại như xưa được nữa. Vì tới đây, có 138 hộ dân phải tái định cư đến nơi ở mới theo quy hoạch của huyện. Nỗi buồn, niềm trăn trở sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa.

Trưởng bản Hoà Sơn Vi Văn Truyền (giữa) trao đổi với phóng viên Báo Nghệ An. Ảnh: Thành Cường

Trưởng bản Hoà Sơn Vi Văn Truyền (giữa) trao đổi với phóng viên Báo Nghệ An. Ảnh: Thành Cường

Nồng ấm ngày hội Đại đoàn kết

Mặc dù vậy, hôm nay vẫn có rất nhiều người dân tập trung về khu vực trước nhà văn hoá cộng đồng. Tại đây bà con đã dựng lên một cái rạp rất lớn. Mọi người đã trở nên phấn chấn hơn khi Ủy ban MTTQ tỉnh sẽ tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Bà con cũng được tham gia bữa cơm đoàn kết ngay tại bản Hoà Sơn.

Người dân mang trống, cồng chiêng đến tham gia ngày hội Đại đoàn kết diễn ra vào chiều ngày 17//11. Ảnh: Đào Tuấn

Người dân mang trống, cồng chiêng đến tham gia ngày hội Đại đoàn kết diễn ra vào chiều ngày 17//11. Ảnh: Đào Tuấn

Đã rất lâu rồi dân bản Hoà Sơn mới có được một ngày ấm cúng. Hàng trăm người dân bản Hoà Sơn và các làng bản lân cận như: Bình Sơn 1, Bình Sơn 2, Sơn Hà đã đổ về ngôi bản nhỏ bên dòng Huồi Giảng để được theo dõi các tiết mục nghệ thuật do đội văn nghệ xã Tà Cạ biểu diễn.

Tiết mục văn nghệ chào mừng ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc do người dân bản Hoà Sơn thể hiện. Ảnh: Thành Cường

Tiết mục văn nghệ chào mừng ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc do người dân bản Hoà Sơn thể hiện. Ảnh: Thành Cường

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với tiếp xúc cử tri ở Hoà Sơn còn có sự tham gia của các đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc tỉnh, lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương và một số đơn vị thiện nguyện. Điều này không gì khác nhằm sẻ chia với những khó khăn mà người dân xã Tà Cạ đã trải qua trong cơn lũ dữ vừa qua. Có thể trong tương lai không còn một bản Hoà Sơn đẹp đẽ nhưng trước đây nữa, không còn một ngôi bản yên bình nằm bên dòng suối Huồi Giảng nữa,138 hộ phải di dời đến nơi tái định cư mới, nhưng những câu chuyện về tình người, tinh thần đoàn kết sẽ còn nồng ấm mãi.

Bà Ngân Thị Tâm chia sẻ: "Đúng là bà con gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng chúng tôi rất cảm ơn Đảng, Nhà nước, cảm ơn tấm lòng của các cơ quan, ban ngành. Nếu không có sự giúp đỡ kịp thời thì không biết bà con lấy gì mà sống đến hôm nay. Ngày Đại đoàn kết, Mặt trận Tổ quốc tỉnh lại tổ chức nhiều hoạt động ấm áp, bà con phấn chấn lắm".

Bà Ngân Thị Tâm cho biết: Gia đình bà có 3 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, gồm nhà của bà và nhà của 2 con trai. "Nhờ sự quan tâm kịp thời của các cơ quan ban ngành, chúng tôi mới sống được đến hôm nay. Cảm ơn lắm" - bà Ngân nói. Ảnh: Lâm Tùng

Bà Ngân Thị Tâm cho biết: Gia đình bà có 3 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, gồm nhà của bà và nhà của 2 con trai. "Nhờ sự quan tâm kịp thời của các cơ quan ban ngành, chúng tôi mới sống được đến hôm nay. Cảm ơn lắm" - bà Ngân nói. Ảnh: Lâm Tùng

Tại Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã làm lễ khởi công xây dựng 2 cây cầu dân sinh cho bản Hoà Sơn, Na Nhu, mỗi cầu trị giá 65 triệu đồng; tặng 1 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá 60 triệu đồng; hỗ trợ bản Hoà Sơn 60 triệu đồng để mua sắm thiết chế văn hóa cho Nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng.

Tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh trao số tiền 60 triệu đồng hỗ trợ 1 hộ dân bản Hoà Sơn xây dựng Nhà Đại đoàn kết. Ảnh: Thành Cường

Tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh trao số tiền 60 triệu đồng hỗ trợ 1 hộ dân bản Hoà Sơn xây dựng Nhà Đại đoàn kết. Ảnh: Thành Cường

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An trao quà hỗ trợ các hộ dân bản Hoà Sơn. Ảnh: Thành Cường

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An trao quà hỗ trợ các hộ dân bản Hoà Sơn. Ảnh: Thành Cường

LĐLĐ tỉnh trao tiền xây dựng 5 ngôi nhà cho người dân mỗi nhà trị giá 40 triệu đồng. Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ tỉnh và huyện Kỳ Sơn cũng trao các suất quà tặng các hộ dân bản Hoà Sơn.

Với sự nỗ lực, đoàn kết của các hộ dân, sự chung tay đồng hành của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp hy vọng rằng nơi cơn lũ dữ đi qua bình yên sẽ quay trở lại.

Dẫu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hy vọng rằng mọi thứ sẽ qua nhanh, niềm vui sớm trở lại bản Hòa Sơn. Ảnh: Đào Tuấn

Dẫu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hy vọng rằng mọi thứ sẽ qua nhanh, niềm vui sớm trở lại bản Hòa Sơn. Ảnh: Đào Tuấn

Theo thống kê của huyện Kỳ Sơn, cơn lũ xảy ra ngày 2/10/2022 tại các bản: Bình Sơn 1, Bình Sơn 2, Sơn Hà, Hoà Sơn (xã Tà Cạ) và khối 1, thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn) đã làm chết 1 người. Lũ gây thiệt hại 621 ngôi nhà, trong đó có 55 ngôi nhà bị trôi hoàn toàn. (xã Tà Cạ 54 nhà; TT Mường Xén 1 nhà). Có 269 nhà phải di dời khẩn cấp, trong đó xã Tà Cạ có 218 nhà; xã Bảo Nam có 6 nhà; xã Nậm Cắn 17 nhà; khối 4 thị trấn Mường Xén 28 nhà.

Mất mát do lũ dữ

Đợt mưa lũ hồi đầu tháng 10 xảy ra trên địa bàn huyện Kỳ Sơn cũng gây thiệt hại tại 3 điểm trường trên địa bàn, trong đó có 2 phòng học tại bản Hòa Sơn, 3 phòng học tại bản Bình Sơn 1 của Trường Mầm non Tà Cạ và nhà bán trú Trường PTDTBDTHCS Nậm Cắn. Nhiều công trình giao thông, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và giao thông liên bản, nội bản bị sạt lở nặng. Thiệt hại ước tính 100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lũ cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, đời sống dân sinh… với tổng thiệt hại cả đợt là 215 tỷ đồng.

Người dân ở bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ vẫn đang sinh hoạt tạm bợ. Ảnh: Thành Cường
Người dân ở bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ vẫn đang sinh hoạt tạm bợ. Ảnh: Thành Cường

Để giúp người dân vùng lũ khắc phục hậu quả mưa lũ, huyện Kỳ Sơn đã trích từ ngân sách hỗ trợ 163 hộ với 5 triệu đồng/hộ. Bên cạnh đó, sau khi lũ qua đã có hơn 600 tổ chức, cá nhân hỗ trợ huyện Kỳ Sơn 55 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Ban cứu trợ của địa phương thông qua nguồn xã hội hoá cũng đã hỗ trợ 167 hộ dân với số tiền 5 triệu đồng/hộ. Ngoài ra còn nhiều tấn hàng hoá, nhu yếu phẩm được các nhà hảo tâm, tổ chức, cá nhân hỗ trợ.

Vấn đề cấp bách hiện nay đối với người dân vùng lũ ở Kỳ Sơn là cần di dời đến nơi tái định cư mới. Theo kế hoạch của huyện Kỳ Sơn, quy mô khu tái định cư dành cho các hộ dân phải di dời được quy hoạch với diện tích 12,9ha. Trong đó đất ở dự kiến là 5,7 ha dành cho 225 hộ. Tổng mức đầu tư khoảng 70 tỷ đồng.

tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện các dự án trọng điểm

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm; tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An nhân kỷ niệm 93 năm ngày truyền thống

(Baonghean.vn) - Sáng 26/3, nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, chúc mừng Tỉnh đoàn Nghệ An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 25/3

(Baonghean.vn) - Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công trình đường dây 500kV mạch 3; Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Nghệ An lần thứ XX; Chung cư nội đô ở thành phố Vinh tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật trong ngày 25/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 24/3

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024; Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7; Giao dịch vàng sôi động trở lại… là những thông tin nổi bật ngày 24/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 23/3

(Baonghean.vn) - Xã Thanh Tiên đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp; Hai cán bộ đoàn Nghệ An đạt giải thưởng Lý Tự Trọng cấp Trung ương… là những nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 23/3.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3 trên baonghean.vn có một số nội dung đáng chú ý: Khánh thành Dự án khôi phục, nâng cấp hệ thống Thủy lợi Bắc Nghệ An; Cảnh báo chiêu trò của tội phạm sử dụng công nghệ cao; TP. Vinh đề xuất thu phí dừng, đỗ xe trên trên một số tuyến đường chính...

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Tìm giải pháp để du lịch cộng đồng, du lịch miền Tây Nghệ An phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Vấn đề trọng tâm được đặt ra tại hội nghị liên quan đến các giải pháp dựa vào cộng đồng để làm du lịch; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản; đẩy mạnh quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực...

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

Xã Thanh Liên giữ vững lá cờ đầu ở huyện Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Tròn 70 năm, kể từ ngày có tên gọi Thanh Liên, mỗi giai đoạn là một dấu mốc nỗ lực, sáng tạo, vượt khó vươn lên của Đảng bộ và Nhân dân nơi đây. Đặc biệt 10 năm gần đây, địa phương luôn giữ vững “lá cờ” đầu trong các phong trào của huyện Thanh Chương.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 21/3

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh khảo sát các mô hình du lịch cộng đồng tại 4 huyện miền Tây Nghệ An; Chi tiết phương án tuyển sinh lớp 10 vào Trường THPT chuyên Phan Bội Châu; Công an huyện Tương Dương thông báo truy tìm chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành chính...