Mẹo giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ bị bệnh thận

Theo BS Thu Vân (suckhoedoisong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tiểu đường là bệnh cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin thích hợp. Insulin là loại hormon điều chỉnh lượng đường trong máu. Mức đường huyết cao ảnh hưởng tới các bộ phận của cơ thể từ mắt tới bàn chân.

Công việc chính của thận là lọc chất thải và nước dư thừa ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu. Thận cũng giúp kiểm soát đường huyết và tạo ra các hormon cơ thể cần để duy trì sức khỏe.

Bệnh tiểu đường kéo dài làm tăng nguy cơ thận bị tổn thương. Khi mạch máu trong thận bị tổn thương, thận không thể làm sạch máu một cách thích hợp.

Khi thận bị tổn thương, thận không thể lọc máu thích hợp, điều này có thể khiến cho nhiều chất thải hình thành trong cơ thể. Cơ thể sẽ giữ nhiều nước và muối hơn cần thiết, điều này có thể gây tăng cân và sưng mắt cá. Bạn có thể có protein trong nước tiểu. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận.

Nhiều người bị bệnh thận do tiểu đường không có bất cứ triệu chứng nào. Những người bị bệnh tiểu đường nên được kiểm tra thận thường xuyên ít nhất mỗi năm một lần.

Dưới đây là những mẹo giúp bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ bị bệnh thận:

Kiểm soát bệnh tiểu đường: giữ mức đường huyết và Hba1c (đường trung bình 3 tháng) được kiểm soát giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh.

Kiểm soát huyết áp: Bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát huyết áp trong mỗi lần khám. Nếu bạn bị huyết áp cao, bạn có thể cần uống thuốc.

Tránh uống rượu/ hút thuốc lá.

Không dùng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các chất ức chế COX 2: nếu bạn bị bệnh thận hoặc suy thận, cần thông báo cho các bác sĩ về hàm lượng creatinin của mình để các bác sĩ kê thuốc.

Không bôi gel hoặc xịt sữa dưỡng chứa NSAID vì chúng được hấp thu qua da.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ thuốc nào.

Tránh mất nước: hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi bạn bị mất nước.

Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn của bạn

Hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn lành mạnh và cân bằng

Kiểm tra thường xuyên (hàm lượng creatin mỗi 6 tháng và tình trạng thận với điện giải một lần mỗi năm.

Kiểm tra mắt: Bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính nên kiểm tra võng mạc hàng năm.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.