Mưa lớn gây lũ quét, sạt lở: Miền Bắc và Bắc Trung Bộ đối mặt nguy cơ cao
Trong 24 giờ qua, nhiều tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã hứng chịu mưa lớn kéo dài, khiến đất đai đạt trạng thái bão hòa. Tình trạng này đang gia tăng nguy cơ lũ quét và sạt lở đất nghiêm trọng tại hơn 200 xã, phường thuộc 5 tỉnh
Trong 24 giờ qua, từ 8h ngày 22/7 đến 8h ngày 23/7, các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai, Thanh Hóa và Nghệ An đã ghi nhận lượng mưa lớn, từ mưa vừa đến mưa rất to.
Một số điểm đo lượng mưa vượt trội bao gồm Pú Dảnh (Sơn La) với 188,2mm; Đoàn Kết (Phú Thọ) 177,8mm; Tà Si Láng (Lào Cai) 120mm; Xuân Lộc (Thanh Hóa) 296mm và Đồng Văn 1 (Nghệ An) 289mm.
Mô hình độ ẩm đất cho thấy nhiều khu vực tại các tỉnh này đã đạt trạng thái gần hoặc hoàn toàn bão hòa (trên 85%), cho thấy khả năng hấp thụ nước của đất đã đạt giới hạn.
Dự báo trong 3-6 giờ tới, các tỉnh này tiếp tục có mưa với lượng tích lũy phổ biến ở Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai, Thanh Hóa từ 20-40mm, có nơi trên 60mm. Riêng Nghệ An dự kiến mưa 5-10mm, cục bộ có nơi trên 30mm.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở tại hơn 200 xã, phường
Trong vòng 6 giờ tới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ và sạt lở đất trên sườn dốc đang đe dọa hàng trăm xã, phường thuộc 5 tỉnh chịu ảnh hưởng. Danh sách cụ thể các địa phương có nguy cơ cao bao gồm:
Sơn La: Vân Hồ, Mường Bang, Ngọc Chiến, Xím Vàng, Xuân Nha, Chiềng Hặc, Chiềng Sơn, Đoàn Kết, Lóng Phiêng, Mường Cơi, phường Mộc Châu, phường Mộc Sơn, phường Thảo Nguyên, phường Vân Sơn, Phiêng Khoài, Song Khủa, Tà Xùa, Tân Yên, Tô Múa, Tường Hạ, Yên Sơn.
Phú Thọ: Quy Đức, Cao Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Mai Hạ, Mường Bi, Mường Thàng, Ngọc Sơn, Pà Cò, Tân Lạc, Tân Mai, Tân Pheo, Thịnh Minh, Vân Sơn, Yên Sơn, Bao La, Cao Phong, Đức Nhàn, Hương Cần, Khả Cửu, Kim Bôi, Lai Đồng, Long Cốc, Lương Sơn, Mường Động, Mường Hoa, Nật Sơn, phường Hòa Bình, phường Kỳ Sơn, phường Tân Hòa, phường Thống Nhất, Quyết Thắng, Tân Sơn, Thung Nai, Thượng Cốc, Tiền Phong, Toàn Thắng, Văn Miếu, Xuân Đài.
Lào Cai: Ngũ Chỉ Sơn, phường Sa Pa, Phình Hồ, Sơn Lương, Tả Van, Tà Xi Láng, Tú Lệ, Bản Xèo, Dền Sáng, Gia Hội, Hạnh Phúc, Minh Lương, Mỏ Vàng, Mù Cang Chải, Mường Hum, Nậm Có, Púng Luông, Tả Phìn, Trạm Tấu, Văn Chấn, Y Tý.
Thanh Hóa: Đồng Lương, Hóa Quỳ, Hợp Tiến, Linh Sơn, Luận Thành, Mậu Lâm, Như Thanh, Như Xuân, Tân Thành, Thắng Lộc, Thanh Kỳ, Thanh Phong, Thanh Quân, Thượng Ninh, Vạn Xuân, Xuân Bình, Xuân Chinh, Xuân Du, Yên Thắng, Yên Thọ, Bát Mọt, Cẩm Vân, Công Chính, Giao An, Kiên Thọ, Lam Sơn, Lương Sơn, Minh Sơn, Ngọc Lặc, Ngọc Liên, Nguyệt Ấn, Tam Lư, Tam Thanh, Thạch Quảng, Thọ Lập, Thường Xuân, Trường Lâm, Văn Nho, Văn Phú, Xuân Thái, Xuân Tín, Yên Nhân, Yên Phú, Bá Thước, Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Tú, Cổ Lũng, Điền Lư, Điền Quang, Hiền Kiệt, Hồi Xuân, Mường Chanh, Mường Lát, Mường Lý, Mường Mìn, Na Mèo, Nam Xuân, Ngọc Trạo, Nhi Sơn, Phú Lệ, Phú Xuân, Pù Luông, Pù Nhi, Quan Sơn, Quang Chiểu, Quý Lương, Sơn Điện, Sơn Thủy, Tam chung, Tây Đô, Thạch Bình, Thạch Lập, Thành Vinh, Thiên Phủ, Thiết Ống, Trung Hạ, Trung Lý, Trung Sơn, Trung Thành, Vân Du, Yên Khương.
Nghệ An: Bắc Lý, Châu Bình, Châu Hồng, Châu Tiến, Chiêu Lưu, Hùng Chân, Huồi Tụ, Hữu Kiệm, Keng Đu, Mường Lống, Mường Quàng, Mường Típ, Mường Xén, Mỹ Lý, Na Loi, Na Ngoi, Nga My, Nghĩa Hưng, Nhôn Mai, phường Tây Hiếu, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tam Hợp, Thông Thụ, Tiền Phong, Tương Dương, Yên Na, Bình Chuẩn, Châu Lộc, Đông Hiếu, Hữu Khuông, Lượng Minh, Minh Hợp, Mường Chọng, Mường Ham, Nậm Cắn, Nghĩa Đàn, Nghĩa Khánh, Nghĩa Lâm, Nghĩa Mai, phường Thái Hòa, Tam Thái, Tân Kỳ, Tri Lễ, Yên Hòa, Anh Sơn, Anh Sơn Đông, Cam Phục, Châu Khê, Con Cuông, Giai Xuân, Hạnh Lâm, Mậu Thạch, Môn Sơn, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hành, Nhân Hòa, Tam Quang, Tân An, Tân Phú, Thành Bình Thọ, Tiên Đồng, Vĩnh Tường, Yên Xuân.
Cơ quan chức năng đã đưa ra cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy là cấp 1 cho hầu hết các tỉnh, riêng Nghệ An được cảnh báo ở cấp 2.
Lũ quét và sạt lở đất tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực, bao gồm gây hại đến môi trường, đe dọa trực tiếp tính mạng và tài sản của người dân. Chúng có thể làm tắc nghẽn giao thông cục bộ, ảnh hưởng đến việc đi lại, đồng thời phá hủy các công trình dân sinh và kinh tế, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Cơ quan khí tượng khuyến nghị các cơ quan chức năng địa phương cần khẩn trương rà soát các điểm nghẽn dòng chảy và các vị trí xung yếu trên địa bàn để có biện pháp phòng tránh và ứng phó kịp thời, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.