Mỹ dần 'đánh rơi' Thái Bình Dương vào tay Trung Quốc

(Baonghean.vn) - Trung Quốc và Mỹ là những “vị khách mời” quan trọng trong chủ trương đối ngoại của châu Á. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 (AMM50) vừa diễn ra tại thủ đô Manila, Philippines, cả Trung Quốc và Mỹ đã có màn đọ sức ngầm. Điều bất ngờ, dường như lợi thế đang nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Lý do nào đã khiến Mỹ dần đánh mất vị trí tại khu vực này?

Hội nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 50. Ảnh: Reuters
Hội nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 50. Ảnh: Reuters

Như đã biết, AMM50 là nơi gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước thành viên của ASEAN, cùng thảo luận về những vấn đề liên quan đến khu vực. Tiếp đó, mới bắt đầu tổ chức những cuộc đối thoại cá nhân hoặc theo nhóm với các đối tác lớn đến từ các khu vực khác như: Nga, Trung Quốc, Mỹ và những quốc gia khác.

Điều này cho thấy ASEAN muốn chứng tỏ rõ, chủ thể của Hội nghị chính là lợi ích của các quốc gia thành viên, và đưa ra những giải pháp thiết thực trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng.

Điểm nổi bật của AMM50 là có quan điểm mạnh mẽ và rất rõ ràng liên quan đến vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “không quân sự hóa và kiềm chế” trong việc thực hiện các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình.

Nắm bắt được "mấu chốt", tại Manila, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã thiết lập một tuyên bố chung với ASEAN, đưa ra bộ quy tắc ứng xử trong vùng lãnh hải đang tranh chấp, được xây dựng trên cơ sở ứng xử của các bên - không gây ồn ào, và tiếp tục hợp tác với nhau.

Còn về phía Mỹ, vẫn như trước đây, không đưa ra bất cứ lời đề nghị nào với các nước ASEAN hay thể hiện rõ quan điểm về chiến lược trên Thái Bình Dương, ngoài những "tuyên bố chung chung" rằng, sẽ hỗ trợ các nước nếu trong trường hợp xấu nhất xảy ra xung đột.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại buổi làm việc với đại diện các nước ASEAN. Ảnh: Ria Novosti
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại buổi làm việc với đại diện các nước ASEAN. Ảnh: Ria Novosti

Ngoài vấn đề Biển Đông các nước ASEAN cũng bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như đối phó với chủ nghĩa khủng bố và bạo lực cực đoan.

Theo tờ Washington Post, Ngoại trưởng Rex Tillerson dẫn đầu đoàn đại biểu của Mỹ đến tham dự AMM50. Tại đây, Ngoại trưởng Tillerson dành nhiều nỗ lực để huy động các nước ASEAN tham gia vào chiến dịch chống lại chương trình hạt nhân ở Triều Tiên và kêu gọi đưa ra những chính sách nhằm cô lập nước này. Nhưng những cố gắng này của Mỹ đã bị các nước tham dự "từ chối khéo".

Trong khi đó, một nhân vật được nhắc tới nhiều nhất chính là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Một mặt, ông Vương lên án Triều TIên và khẳng định Trung Quốc ủng hộ những quyết sách trừng phạt của Liên Hợp Quốc dành cho Triều Tiên.

Mặt khác, vị Bộ trưởng này đưa ra thông tin về thỏa thuận chung giữa Bắc Kinh và Mockva, mà theo đó sẽ tung đòn "đóng băng kép" nếu như bất kỳ một vụ phóng tên lửa hoặc thử nghiệm hạt nhân ở Triều Tiên, và Mỹ - Hàn cùng lúc tập trận trên quy mô lớn.

Bằng cách thể hiện này, Bắc Kinh đã cho Washington thấy câu trả lời khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục yêu cầu Bắc Kinh tạo sức ép đối với Bình Nhưỡng. Song, phía Mỹ ngay lập tức thể hiện sự không đồng tình với chiến lược "đóng băng kép" trên và gọi đó là "điều không thể chấp nhận" được, bởi lẽ, nó đặt Triều Tiên và Mỹ "ở cùng một đẳng cấp". Trong khi đó, Mỹ từ lâu đã quá quen với kiểu phản ứng kinh điển "tất dĩ phải có một nước bị cô lập".

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson phát biểu tại Manila. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson phát biểu tại Manila. Ảnh: Reuters

Rõ ràng, so với Mỹ, Trung Quốc đã biết "chia sẻ các vấn đề chung" của các nước ASEAN. Điều này không nằm ngoài ý tưởng về việc tạo ra một "châu Á vì người dân châu Á" - một tư tưởng cốt lỗi trong giấc mơ châu Á - Thái Bình Dương của Trung Quốc, kêu gọi các nước và người dân châu Á sẽ tự giải quyết các vấn đề của mình thay vì có sự can dự từ bên ngoài.

Trên thực tế, Trung Quốc đang là đối tác thương mại hàng đầu của khu vực ASEAN, tự tin khẳng định rằng, rất nhiều nước đang muốn "cùng hội cùng thuyền với một Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ". Điều này, một lần nữa lại khiến Mỹ bị "vượt mặt" và "đứng ngồi không yên".

Như vậy, Mỹ có lý do để lo ngại về vị thế của mình tại Thái Bình Dương, bởi việc Trung Quốc tăng cường vai trò hàng đầu của mình trong khu vực, sẽ làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Mỹ tại đây.

Đối với Mỹ, việc nhường lại vị thế dẫn đầu cho Trung Quốc là điều "gần như không thể". Nhưng có lẽ, để thay đổi cục diện, đòi hỏi Mỹ sẽ phải thay đổi toàn bộ cách thức tư duy và hành động trong khu vực.

Mỹ Nga

(Theo Ria Novosti)

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.