Nam Đàn: Phát triển thương mại chưa xứng tầm
Những năm qua, huyện Nam Đàn đã từng bước hình thành một số vùng kinh doanh dịch vụ thương mại, đáp ứng nhu cầu phát triển và đặc biệt là phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện quê Bác. Tuy nhiên, để có những bước phát triển mạnh mẽ, xứng tầm hơn, Nam Đàn vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Những năm qua, huyện Nam Đàn đã từng bước hình thành một số vùng kinh doanh dịch vụ thương mại, đáp ứng nhu cầu phát triển và đặc biệt là phục vụ cho phát triển du lịch ở huyện quê Bác. Tuy nhiên, để có những bước phát triển mạnh mẽ, xứng tầm hơn, Nam Đàn vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Có thể nói, những năm qua, Nam Đàn đã có những bước chuyển khá dài trong phát triển thương mại- dịch vụ (TM-DV). Chỉ tính riêng số doanh nghiệp trên địa bàn trong 5 năm qua, Nam Đàn đã tăng từ 31 doanh nghiệp lên tới 84 doanh nghiệp, hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực: kinh doanh xăng dầu, vàng bạc, xe máy, thương mại- xây dựng.
Nhiều năm qua, tương Nam Đàn đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong tỉnh.
Theo đánh giá chung, trên địa bàn huyện Nam Đàn, mạng lưới TMDV phát triển tương đối nhanh, đa dạng và phong phú, với nhiều loại hình kinh doanh và nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Hệ thống thương mại tư nhân ngày càng khẳng định được vị thế của mình, các đại lý mua bán giống, thức ăn gia súc tại Xuân Hòa, đại lý xe máy, vật liệu xây dựng tại Kim Liên, thị trấn, Xuân Hòa, các tiểu thương thu mua n΄ng sản, kinh doanh bò vỗ béo... đáp ứng được những đơn hàng lớn của các bạn hàng trong tỉnh, tạo cầu nối quan trọng thúc đẩy sản xuất, mua bán hàng hóa trong dân và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, hệ thống chợ trên địa bàn cũng liên tục được đầu tư nâng cấp, xây mới, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân.
Tuy nhiên, để hướng đến một nền thương mại dịch vụ thực sự phát triển, Nam Đàn vẫn chưa thực sự có những bước chuyển mạnh mẽ. Các loại hình DVTM phát triển nhanh nhưng còn tự phát, thiếu sự hợp tác và quy m΄ nhỏ, chưa có các doanh nghiệp lớn với tính cạnh tranh cao. C΄ng tác quảng bá, xúc tiến thương mại còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng, việc tìm kiếm mở rộng thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong dân, đặc biệt là chưa tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa thương mại và sản xuất. Hệ thống chợ - loại hình TMDV cực kỳ quan trọng ở n΄ng th΄n, vẫn còn nhiều bất cập. Một số xã vẫn chưa có chợ, việc đầu tư và nâng cấp các chợ chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ kinh doanh v.v.
Bí thư Huyện ủy Nam Đàn- Ông Trần Đình Hường, cho biết: Chúng t΄i thẳng thắn nhìn nhận lại những bất cập trong phát triển TMDV trên địa bàn, để từđó đề ra những hướng đi phù hợp. Trước hết là triển khai, rà soát, bổ sung các quy hoạch như mở rộng thị trấn Nam Đàn, xây dựng thị trấn Nam Trung, Nam Giang và 5 thị tứ, các khu Trung tâm thương mại (TTTM) tại chợ Rồng (Nam Trung), khu c΄ng nghiệp ở Vân Diên, Nam Giang, sắp xếp lại các khu dịch vụở Khu Di tích Kim Liên... Bên cạnh đó, để tạo điều kiện trao đổi hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng, huyện cũng chủ trương cải tạo, nâng cấp các chợ hiện có theo hướng kiên cố và bán kiên cố, hiện đại và văn minh, đạt tiêu chuẩn chợ loại 2, loại 3, đồng thời phát triển thêm chợở những xã chưa có chợ như Vân Diên, Nam Thái, Nam Xuân, Xuân Lâm...
Bên cạnh việc phát triển các chợ và TTTM, Nam Đàn còn chủ trương quan tâm phát triển thương mại theo các thành phần kinh tế. Trong đó tập trung đổi mới hoạt động của các HTX dịch vụ n΄ng nghiệp theo hướng tăng cường các hoạt động dịch vụở các khâu như cung ứng nước, giống, vật tư, phân bón phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người dân, góp phần ổn định thị trường, hạn chếđược tình trạng nâng ép giá. Đồng thời, mở rộng mạng lưới HTX tín dụng để cung ứng vốn kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh TMDV. Đặc biệt, khuyến khích phát triển thương nghiệp tư nhân theo hình thức tồn tại độc lập hoặc liên doanh, liên kết thành các c΄ng ty, đại lý lớn, tạo nhiều sản phẩm.
Xác định xúc tiến thương mại, phát triển thị trường là một nội dung hết sức quan trọng trong phát triển TMDV, huyện đã thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, theo hướng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, nhằm cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ, các yếu tốđầu vào cho sản xuất trên địa bàn gắn với việc bao tiêu sản phẩm sản xuất trong huyện. Những biện pháp này được cụ thể hóa bằng nhiều hình thức phù hợp như th00ng qua các kênh th΄ng tin đại chúng, cập nhật th΄ng tin về các sản phẩm hàng hóa của địa phương, từ những sản phẩm đặc sản có tiếng như tương, thịt me, đến những loại sản phẩm đã thành hàng hóa và được sản xuất với khối lượng lớn, như hoa lý, rau sạch, baba v.v. Đồng thời liên kết với các doanh nghiệp giới thiệu và bán sản phẩm.
Phú Hương