Ngành điện nợ người dân sự minh bạch

Không công khai cơ cấu giá, "lờ" trách nhiệm lấy ý kiến cộng đồng - nhiều chuyên gia cho rằng minh bạch chính là món nợ lớn nhất của ngành điện với doanh nghiệp và người dân sau quyết định điều chỉnh giá bất ngờ ngày 1/8. 

Sau động thái tăng khoảng 30% giá than bán đầu vào hồi tháng 4 năm nay, người dân, doanh nghiệp cũng như giới chuyên gia phần nào dự liệu được giá điện sẽ tăng trong thời gian tới. Trong mỗi cuộc họp báo của Bộ Công Thương và Chính phủ kể từ thời điểm đó, câu hỏi “khi nào điện tăng giá” luôn được đặt ra.

Trả lời báo giới, lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực, rồi Bộ Công Thương nhiều lần cho biết đang đang yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán chi phí phát sinh để có những cân nhắc điều chỉnh hợp lý. Thậm chí chỉ một ngày trước khi có thông tin tăng giá, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam còn nói thời điểm tăng giá cụ thể sẽ được cân nhắc, đồng thời nhắc nhở ngành điện thận trọng. "Ngành điện, EVN phải có kế hoạch tuyên truyền để giải thích, lấy ý kiến của cộng đồng trước khi tăng giá điện", ông nói.

Với Thông tư 19 được ban hành ngày 31/7, Bộ Công Thương đã khiến dư luận bất ngờ khi cho phép giá điện bình quân được tăng 5% chỉ sau đó ít giờ. Đại diện công ty thép Hữu Liên Á Châu, trước thông tin này, cho biết: "Dù đã nghe phong thanh trước đó giá điện sẽ tăng nhưng không nghĩ lại nhanh đến vậy". Chủ một doanh nghiệp sản xuất cơ khí tại Hà Nội thì bực bội không giấu diếm: “Hôm trước thông tin một đằng, hôm sau lại diễn ra một kiểu”.

     Giá điện đã tăng 4 lần cùng với biên độ 5% kể từ cuối năm 2011.

Bình luận về lần tăng giá điện bất ngờ này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng đây là hệ quả của việc Chính phủ và ngành điện chưa thống nhất với nhau. Một chuyên gia kinh tế khác lại nhận xét: "Thật khó có chuyện tay trái không biết tay phải đang làm gì. Điều chỉnh gấp như vậy sẽ góp phần tăng lạm phát bởi giá điện có liên hệ tới tất cả mặt hàng và mọi người".

Bày tỏ sự thông cảm với ngành điện về những áp lực khi buộc phải tăng giá, nhưng Tiến sĩ Lê Đăng Doanh không đồng tình về cách làm. Ông cho rằng thay vì giải trình bằng những lý do tăng giá như mọi lần, EVN nên công khai luôn lộ trình tăng để người dân còn biết. "Hơn nữa, họ nên nói rõ đã giảm chi phí hao hụt đường dây thế nào, đã làm những gì để giảm giá thành thì người dân mới biết để thông cảm", ông phân tích.

Đồng tính với ý kiến trên, chuyên gia Phạm Chi Lan nhận xét: "Với điện, lâu nay vẫn chỉ có một chiều là tăng mà không có giảm. Dường như không chỉ EVN mà cả nhà điều hành đang nợ người dân sự công khai, minh bạch với giá điện". Với cung cách điều hành như hiện nay, món nợ này theo đánh giá của nhiều chuyên gia sẽ khó được trả một cách tròn trịa và thỏa đáng.

Trên thực tế, từ cuối 2012, ngành điện đã nói sẽ tăng giá khoảng 7%. Ông Doanh nêu ý kiến vì Chính phủ hạn chế nên đến nay EVN mới được phép tăng giá. "Giá than đã tăng thêm 30% thì nhiều khả năng giá điện của EVN không chỉ dừng lại ở 7%", ông Doanh dự đoán.

Mặc dù chỉ ra những điểm chưa hợp lý với quy đinh hiện hành, Luật sư Trần Minh Hải - Giám đốc Công ty Luật Basico - cho hay chỉ có Bộ Tư pháp là cơ quan có quyền đưa ra ý kiến văn bản đó ban hành có đúng hay không. "Hiện chưa có một cơ chế bảo đảm cho việc khiếu kiện hành chính nếu văn bản pháp luật gây sự bất mãn, hay ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân, doanh nghiệp", ông nói.

Theo Khoản 1 điều 78 Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2008, thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định không sớm hơn 45 ngày, kể từ khi được công bố hoặc ký ban hành. Tuy vẫn có ngoại lệ nhưng trường hợp văn bản được áp dụng tức thì thường mang tính khẩn cấp, kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điện lại là mặt hàng độc quyền, không thể đầu cơ, lộ trình điều chỉnh giá đã được tính toán "nhiều năm nay" thì việc ban hành một văn bản "tức thì" như vậy rất khó lý giải.

Dù tỏ thái độ bức xúc, các doanh nghiệp cũng như người dân đã không còn xa lạ với kiểu tăng giá chóng vánh của "nhà đèn", mà tiêu biểu là đợt điều chỉnh vừa qua, khi Thông tư ban hành hôm trước, giá đã được tăng ngay hôm sau. Từ giữa năm 2011, Quyết định 24 của Chính phủ (có hiệu lực từ 1/6/2011) đã cho phép doanh nghiệp, dù vẫn phải báo cáo với Bộ Công Thương, gần như có quyền chủ động trong việc điều chỉnh giá dưới ngưỡng 5%. Kể từ đó, giá điện đã đều đặn tăng 4 lần, cùng với biên độ 5% (vào các ngày 20/12/2011, 1/7/2012, 22/12/2012 và 1/8/2013).

Ông Ngô Trí Long nhận xét, bất kỳ một sự tăng giá nào đó, nhất là sản phẩm độc quyền sẽ không bao giờ tạo được sự hài lòng với người tiêu dùng. Do vậy, ngành điện cần phải chứng minh tăng giá như vậy có hợp lý hay không. "Ngành điện cần thông tin rõ cơ cấu giá thành hiện nay như thế nào, giá than, giá khí chiếm bao nhiêu và liệu có chuyện tăng giá điện để gánh lỗ đầu tư ngoài ngành và tổn thất điện năng hay không", vị này nói.

Theo VnExpress - TH

tin mới

Miền di sản thành Vinh

Miền di sản thành Vinh

(Baonghean.vn) - Thành phố Vinh là một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng. Đó chính là thế mạnh để thành phố Vinh phát triển du lịch.

Nghi Lộc phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả và bền vững

Nghi Lộc phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả và bền vững

(Baonghean.vn) -Xác định việc thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nên huyện Nghi Lộc đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp, trong đó, tập trung hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, phát triển các sản phẩm...

Cảng hàng không quốc tế Vinh

Cảng hàng không quốc tế Vinh thông báo gia hạn thời gian nhận Hồ sơ đề xuất lựa chọn đơn vị hợp tác kinh doanh

(Baonghean.vn) - Cảng hàng không quốc tế Vinh thông báo gia hạn nhận hồ sơ đề xuất tham gia lựa chọn rộng rãi đơn vị hợp tác kinh doanh đối với mặt bằng kinh doanh máy bán hàng tự động tại khu vực nhà ga hành khách quốc nội Cảng Hàng không Quốc tế Vinh với các nội dung cụ thể sau đây:

Tuy nhiên, cũng có những khách hàng nấu thịt chuột bằng món giả cầy, nên sau khi làm sạch lông là thui vàng bằng rơm cho khách. Ảnh: Xuân Hoàng

'Chợ' chuột đồng Yên Thành mỗi ngày giao dịch hàng tấn thịt

(Baonghean.vn) - Xã Đức Thành được xem là chợ chuột đồng của huyện Yên Thành. Hàng tấn chuột đồng được thu mua hàng ngày, không những tiêu thụ tại địa phương mà còn vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc.  Mỗi năm, người dân xã Đức Thành thu nhập hàng tỷ đồng từ nghề săn bắt chuột đồng.

Kiểm ngư Nghệ An tuyên truyền và nhắc nhở 1 chủ tàu cá vi phạm khi đánh bắt

Nhiều tàu cá Nghệ An còn bị mất kết nối VMS trên biển

(Baonghean.vn) - Đó là một trong những vấn đề được nêu tại hội nghị trực tuyến sáng nay (28/9) do Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức với sự tham gia của các bộ, ngành và các tỉnh ven biển.

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

Tan hoang nơi 'tâm lụt' Quỳ Châu sau khi nước rút

(Baonghean.vn) - Trong đợt mưa lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An các ngày 26 - 27/9 thì huyện Quỳ Châu là địa phương thiệt hại nặng nề nhất, với hơn 1.000 hộ dân bị ngập. Sau khi nước rút, nhiều công trình, hoa màu trên địa bàn bị hư hỏng nặng, tài sản của người dân chìm trong bùn đất.

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

Những công trình tạo dấu ấn kỳ tích của Ecopark kể cả khi thị trường nhiều biến động

(Baonghean.vn) - Trong khi thị trường bất động sản nhiều biến động, không có nguồn cung mới, lượng hàng bán ra “nhỏ giọt", Ecopark vẫn thanh khoản nhanh chóng, nhiều dự án được bàn giao, đưa vào vận hành. Năm 2023 là năm đánh dấu sự lấn sân của nhà sáng lập Ecopark trên thị trường cả nước.

Nông dân xã Quỳnh Liên (Hoàng Mai) thu hoạch củ cải chạy lụt. Ảnh: Thanh Yên

Nông dân Nghệ An khẩn trương thu hoạch rau chạy lụt

(Baonghean.vn) - Diện tích lúa mùa và cây trồng vụ đông bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lớn đang tăng từng giờ. Tính đến 17h ngày 27/9, Nghệ An đã có gần 6.780 ha cây trồng các loại bị ngập úng , hư hỏng. Nông dân đang ra đồng thu hoạch rau chạy lụt. 

Tính biển của Vinh!

Tính biển của Vinh!

(Baonghean.vn) - Chắc chắn không lâu nữa, thành phố Vinh sẽ bao gồm cả thị xã Cửa Lò và một số xã phía Nam giáp sông Lam của huyện Nghi Lộc. Lúc ấy, Vinh sẽ có biển làm mặt tiền của thành phố. Vinh sẽ là thành phố biển. Nhưng từ rất lâu, Vinh đã có tính sông nước, tính biển.

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

Thuỷ điện Bản Vẽ cắt giảm 60% cơn lũ cho vùng hạ du

(Baonghean.vn) - Thực hiện Lệnh vận hành hồ chứa Thuỷ điện Bản Vẽ cắt, giảm lũ cho hạ du số 173 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ đã tiến hành điều tiết, cắt giảm 60% cơn lũ, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du.