Nghệ An: Nhiều hộ dân ở vùng sạt lở núi vẫn chưa được di dời đến nơi an toàn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Địa bàn các huyện rẻo cao Nghệ An hiện đang có khá nhiều hộ dân ở vùng sạt lở núi vẫn chưa được di dời đến nơi an toàn, hàng ngày họ phải đối mặt với hiểm nguy rình rập…
Khu vực bản Bủng Xát, xã Châu Khê, huyện Con Cuông vẫn còn đá treo, nguy cơ sạt lở núi rất cao. Ảnh: Văn Trường

Khu vực bản Bủng Xát, xã Châu Khê, huyện Con Cuông vẫn còn đá treo, nguy cơ sạt lở núi rất cao. Ảnh: Văn Trường

Sống bất an dưới miệng tử thần

Vượt qua con đường rừng quanh co, chúng tôi tìm về bản Bủng Xát, xã Châu Khê, huyện Con Cuông. Tại khu vực đầu bản Bủng Xát có 17 hộ dân đang nằm trong vùng sạt lở núi, nguy cơ mất an toàn cao. Được biết, thời điểm cuối tháng 10/2020, tại khu vực bản Bủng Xát, bất ngờ xuất hiện vết rạn nứt lớn trên núi sau nhiều ngày mưa lớn.

Quan sát tại khu vực này thấy hầu hết các hộ dân đều dựng nhà bên triền núi có độ dốc cao. Khu vực sạt lở núi nằm kề sát ngay nhà các hộ dân, hiểm nguy sạt lở núi luôn rình rập.

Ngôi nhà của bà Lộc Thị Diện ở bản Bủng Xát, xã Châu Khê chênh vênh bên sườn núi. Ảnh: Văn Trường

Ngôi nhà của bà Lộc Thị Diện ở bản Bủng Xát, xã Châu Khê chênh vênh bên sườn núi. Ảnh: Văn Trường

Bà Lộc Thị Diện ở bản Bủng Xát, xã Châu Khê cho biết: Các vết nứt quanh núi cách đây mấy tháng đã được huyện cho xử lý lấp lại, nhưng những hòn đá tảng lớn treo trên sườn núi vẫn còn nhiều, có thể đổ xuống bất cứ lúc nào. Về lâu dài chúng tôi cần di dời tái định cư đến nơi an toàn. Lo lắng về sạt lở núi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, một số hộ gia đình ở bản Bủng Xát đã tìm đất, dựng nhà ở các địa điểm khác.

Ông Kha Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Châu Khê cho biết: Về lâu dài, 17 hộ dân bản Bủng Xát rất muốn được di dời tái định cư để đến nơi an toàn, bởi họ đều sinh sống quanh núi hiểm trở, địa chất bất ổn.

Một số bà con bản Bủng Xát, xã Châu Khê chủ động xuống ven khe, suối làm nhà tránh sạt lở núi. Ảnh: Văn Trường

Một số bà con bản Bủng Xát, xã Châu Khê chủ động xuống ven khe, suối làm nhà tránh sạt lở núi. Ảnh: Văn Trường

Đại diện Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Con Cuông cho biết thêm: Trước thực trạng sạt lở, UBND tỉnh đã cho phép huyện Con Cuông lập dự án xây dựng di dời khẩn cấp các hộ dân vùng thiên tai sạt lở đất tại bản Bủng Xát với tổng mức đầu tư dự kiến 20 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên đến nay chưa thể thực hiện được phương án xây dựng di dân 17 hộ khẩn cấp vùng sạt lở. Vào thời điểm tháng 10/2021, huyện đã tiến hành khắc phục sự cố trên bằng cách dùng máy móc để san gạt lấp các vết nứt trên núi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phương án tạm thời.

Khoan địa chất để “dò” sạt lở núi

Địa bàn bản Minh Phương, xã Lượng Minh (huyện Tương Dương) có 17 hộ dân nằm trong khu vực bị sạt lở nghiêm trọng sau trận lũ tháng 8/2018. Huyện đã triển khai xây dựng khu tái định cư để bố trí cho người dân đến ở, nhưng tại điểm tái định cư lại xuất hiện vết nứt kè chống sạt lở núi nên nhiều hộ dân không dám đến ở. Do thiếu nơi sinh sống nên các hộ dân phải dựng nhà ở tạm bợ ven dòng Nậm Nơn.

Sạt lở kè đá do mưa bão năm 2019 tại khu tái định cư 17 hộ dân bản Minh Phương, xã Lượng Minh (huyện Tương Dương). Ảnh: Văn Trường

Sạt lở kè đá do mưa bão năm 2019 tại khu tái định cư 17 hộ dân bản Minh Phương, xã Lượng Minh (huyện Tương Dương). Ảnh: Văn Trường

Một số hộ dân nơi đây phản ánh: Chúng tôi mong muốn được đến ở tại khu tái định cư mới, nhưng do sự cố có vết nứt tại điểm kè tái định cư nên chưa ai dám lên ở.

Ông Vi Đình Phúc - Chủ tịch UBND xã Lượng Minh cho biết: Trước nhu cầu bức bách về nơi ăn chốn ở, các hộ dân trên đã đề xuất với xã cho làm nhà di vén tại các bản lân cận, nhưng thực tế tìm kiếm đất bằng làm nhà rất khó khăn. Vì vậy, nhiều hộ dân lâu nay phải sinh sống tạm bợ.

Một số bà con tái định cư ở Tương Dương phải dựng nhà ở tạm do lo sợ sạt lở núi. Ảnh: Văn Trường

Một số bà con tái định cư ở Tương Dương phải dựng nhà ở tạm do lo sợ sạt lở núi. Ảnh: Văn Trường

Được biết, dự án di dời khẩn cấp 17 hộ dân bản Minh Phương, xã Lượng Minh do UBND huyện Tương Dương làm chủ đầu tư có trị giá 7,354 tỷ đồng, khởi công trong năm 2018, đến năm 2019 hoàn thành. Đại diện Ban quản lý dự án xây dựng huyện Tương Dương cho biết thêm: Trước sự cố vết nứt tại khu tái định cư, mới đây huyện đã thuê một đơn vị khoan địa chất, tổ chức khoan địa chất ở 9 vị trí tại khu tái định cư (sâu trên 20 mét) đảm bảo 3 mặt cắt để đánh giá chính xác. Kết quả khoan địa chất cho thấy, không thấy vết trượt sâu trong lòng đất, chỉ sạt lở bề mặt do mưa bão trong năm 2019.

Vì vậy, thời gian tới, huyện sẽ triển khai gia cố lại kè và làm thêm hệ thống tường chắn dưới để đảm bảo an toàn. Dự kiến khoảng tháng 9/2022 sẽ gia cố xong, đưa vào sử dụng và mời các hộ dân đến khu tái định cư làm nhà sinh sống.

Ngành chức năng tổ chức khoan địa chất ở 9 vị trí tại khu tái định cư (sâu trên 20 mét) đảm bảo 3 mặt cắt để đánh giá chính xác. Kết quả khoan địa chất cho thấy, không thấy vết trượt sâu trong lòng đất, chỉ sạt lở bề mặt do mưa bão trong năm 2019. Ảnh: Văn Trường

Ngành chức năng tổ chức khoan địa chất ở 9 vị trí tại khu tái định cư (sâu trên 20 mét) đảm bảo 3 mặt cắt để đánh giá chính xác. Kết quả khoan địa chất cho thấy, không thấy vết trượt sâu trong lòng đất, chỉ sạt lở bề mặt do mưa bão trong năm 2019. Ảnh: Văn Trường

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay Nghệ An đang còn 9 dự án di dời khẩn cấp đang còn thi công dang dở, tập trung ở các huyện Quỳ Hợp, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương, Con Cuông… Nguyên nhân các dự án trên còn chậm là do chính việc bố trí vốn cho các dự án chậm, dàn trải, mang tính nhỏ giọt và chủ yếu là nguồn vốn Trung ương, còn nguồn ngân sách địa phương đối ứng còn rất hạn chế.

Để đảm bảo an toàn tính mạng tài sản cho nhân dân, thiết nghĩ, đối với các công trình dự án di dân tái định cư khẩn cấp, các ngành liên quan cần có giải pháp triệt để hơn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo an toàn và ổn định cuộc sống cho nhân dân.

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.