Nghệ An tổ chức kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa và khai mạc không gian diễn xướng Dân ca ví, giặm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Tổ chức Ngày Di sản văn hóa có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường ý thức, trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị Di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.

Tối 19/11, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức kỷ niệm Trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Di sản văn hóa”, khai mạc không gian diễn xướng Dân ca ví, giặm tại Quảng trường Hồ Chí Minh và ra mắt các Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm các đơn vị Khối Di sản.

Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, các đơn vị Khối Di sản và đông đảo người dân tham dự chương trình. Ảnh: Minh Quân

Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, các đơn vị Khối Di sản và đông đảo người dân tham dự chương trình. Ảnh: Minh Quân

Phát biểu tại chương trình, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao cho biết: Ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ - TTg về việc hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.

Theo đó, việc tổ chức Ngày Di sản văn hóa có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường ý thức, trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị Di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; động viên phong trào thi đua lao động, sản xuất, nâng cao kỷ luật, đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Văn hóa nói chung và trong lĩnh vực Di sản văn hóa nói riêng.

Người dân nghe thuyết minh Trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Di sản văn hóa”. Ảnh: Minh Quân

Người dân nghe thuyết minh Trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Di sản văn hóa”. Ảnh: Minh Quân

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền Ngày Di sản văn hóa nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức, trách nhiệm bảo vệ Di sản văn hóa trong toàn dân; động viên các tầng lớp nhân dân xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa dân tộc.

Một số hình ảnh tại Trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Di sản văn hóa”. Ảnh: Minh Quân

Một số hình ảnh tại Trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Di sản văn hóa”. Ảnh: Minh Quân

Để chào mừng 17 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2022), Ban Quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh phối hợp với Khu Di tích Kim Liên tổ chức Trưng bày chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Di sản văn hóa”, với hơn 100 hình ảnh, tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Di sản văn hóa Việt Nam, về tư tưởng của Người trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa và giới thiệu một số Di sản văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.

Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tặng hoa cho đại diện các CLB Dân ca. Ảnh: Minh Quân

Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tặng hoa cho đại diện các CLB Dân ca. Ảnh: Minh Quân

Dịp này, Ban Quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tổ chức không gian diễn xướng - giao lưu Dân ca ví, giặm trên sân khấu thực cảnh tại Quảng trường Hồ Chí Minh; đồng thời tổ chức ra mắt 5 câu lạc bộ dân ca thuộc các đơn vị: Ban Quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh, Khu Di tích Kim Liên, Ban Quản lý di tích tỉnh, Bảo tàng Nghệ An và Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh.

Một tiết mục biểu diễn tại không gian diễn xướng Dân ca ví, giặm. Ảnh: Minh Quân

Một tiết mục biểu diễn tại không gian diễn xướng Dân ca ví, giặm. Ảnh: Minh Quân

Thông qua các chương trình diễn xướng vào các ngày cuối tuần tại Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa; tuyên truyền, quảng bá sâu rộng Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tới đông đảo quần chúng nhân dân và du khách.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.