Nghề đánh bắt hải sản: Vượt khó trong cơn bão giá
Sau 2 đợt tăng giá dầu, nghề khai thác hải sản đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiên liệu, vật tư phục vụ cho việc đánh bắt tăng cao nhưng giá sản phẩm không tăng kịp đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của ngư dân.
Trên bến cá phường Nghi Thủy thị xã Cửa Lò, chúng tôi tiếp xúc với anh Bành Văn Bảy. Anh cho biết: Chuyến đi biển này cá đánh về bán được 1,5 triệu đồng, chi phíhết 1,2 triệu đồng, còn 300.000 đồng chia làm 13 phần, mỗi bạn nghềđược hơn 20.000 ngàn đồng.
Trước đây khi giá dầu chưa lên, chi phí cho mỗi chuyến hết 6-7 trăm ngàn. Nay giá dầu lên đã "ăn hết" vào phần chia của bạn nghề. Tình cảnh đội tàu xa bờ có sáng sủa hơn vì không ai chia theo từng chuyến biển mà cộng cảđợt. Chị Phùng Thị Nhàn, vợ của thuyền trưởng tàu Chiến Thắng cho biết: "Đã gần 2 tháng nay mới chia cho lao động được 1 triệu đồng, còn cá đánh được bao nhiêu "dầu nuốt" hết".
Tàu thuyền "nằm bến" tại bến cá Nghi Thủy (Cửa Lò) |
Tàu của nhà chị Nhàn là có ăn chia, còn các tàu khác đa phần lỗ tiền dầu. Ngày 31-3, có đến 5 đội xa bờ trên địa bàn Nghi Thủy lỗ từ 7-8 triệu 1 chiều biển. Chủ tịch Hội Nông dân phường Nghi Thủy Nguyễn Hồng Khoa cho biết: Số tàu thuyền của Nghi Thuỷ trong những tháng đầu năm giảm gần 40 chiếc, hiện còn 160 chiếc. Những thuyền làm nghề câu, nghề mành đã "nằm bờ", phần chưa đến mùa vụ, phần giá dầu tăng. Chỉ có nghề dạ tôm và đội tàu xa bờ là đang hoạt động một cách cầm chừng.
Còn ở Quỳnh Lưu, theo báo cáo của phòng Nông nghiệp huyện, trong 3 tháng đầu năm, chỉ riêng các ngư dân xã Sơn Hải đã lỗ hàng tỷđồng. Mọi thứ vật tư khác đều theo đó mà tăng từ 15-20%.
Trong lúc đó, giá cá tăng không đáng kể từ 10-15%. Những ngày biển được, tàu về bến nhiều giá lại bị kéo xuống làm cho ngư dân càng thêm khó khăn. Tuy vậy, ngư dân ởđây vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn để bám biển. Trước hết là "thắt lưng buộc bụng" giảm chi phí cho chuyến biển.
Trước đây mua thực phẩm dự trữ loại ngon, nay mua loại vừa tiền, đủ dùng cho mỗi chuyến đi. Ngoài ra còn tăng cường bám biển dài ngày. Trước đây 10 ngày một chuyến, nay tăng lên 16-17 ngày, có tàu đến 20 ngày. Bên cạnh đó, hình thành tổ khai thác từ 4-6 tàu, thay nhau chở sản phẩm về tiêu thụ kết hợp với tiếp tế lương thực. Tăng cường bám đảo lớn để tiện việc tiêu thụ sản phẩm và tiếp tế lương thực nhiên liệu v.v...
Ở Quỳnh Phương đã thành lập Hiệp hội Nghề cá với hơn 180 hội viên. Ông Bùi Thái Lịch - Chủ tịch Hội cho biết: Các hội viên có trách nhiệm hỗ trợ nhau trong khai thác, chia sẻ ngư trường, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, vận chuyển sản phẩm vềđất liền tiêu thụ... Nhờđó, hơn một tháng nay tàu thuyền ở Quỳnh Phương vẫn bám biển khai thác có hiệu quả.
Xã Tiến Thuỷ, nơi tập trung nhiều tàu đánh cá có công suất lớn của huyện Quỳnh Lưu, khi giá dầu tăng, các tàu bịảnh hưởng nhiều. Lượng tàu thuyền giảm từ 350 chiếc xuống 322 chiếc. Trong tháng 3, trong tổng số 322 tàu khai thác chỉ có 17 chiếc có ăn chia, còn lại từ hoà đến lỗ. Trước khó khăn, xã đã chỉđạo các tổ tăng cường đoàn kết phối hợp với nhau trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Lúc chúng tôi đến, mặc dầu gió mùa đã "lặng" nhưng từng đoàn tàu vẫn nối dài trên biển nạp trong mình đầy đủ nhiên liệu, vật tư... sẵn sàng chờ tín hiệu để ra khơi. Ông Hồ Hoàng Hiệp - Chủ tịch UBND xã cho biết: Sáng kiến của bà con ởđây là từng nhóm cử 1 tàu đi khai thác thăm dò, gặp cá thì thông báo cho tàu bạn cùng ra khai thác. Với cách làm này một phần giảm được sự rủi ro, hạn chế việc tiêu tốn nhiên liệu đi tìm cá..., cũng là một kinh nghiệm cần được nhân rộng.
Từ trong khó khăn của cơn "bão giá", ngư dân các địa phương đang nỗ lực khắc phục, giảm bớt khó khăn để bám biển sản xuất. Ông Trần Hữu Tiến- Phó Giám đốc Sở NN & PTNT, cho biết, ngành cũng đã có những đề nghị với Tổng cục Thủy sản, để Tổng cục kiến nghị lên Nhà nước ban hành những chính sách giúp cho ngư dân vượt qua khó khăn trong cơn "bão giá" nhiên liệu.
Công Sáng