Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc độc đáo của di tích Quốc gia đền Hữu

Huy Thư 09/05/2019 08:39

(Baonghean.vn) - Xây dựng từ thời Lê trung hưng, đền Hữu ở xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương là một trong những công trình cổ có giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Đền Hữu tọa lạc ở làng Xuân Bảng, xã Thanh Yên, thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (1521 - 1576) một nhân vật lịch sử đã có nhiều công lao trong việc hộ quốc an dân ở thế kỷ XVI.
Đền Hữu tọa lạc ở làng Xuân Bảng, xã Thanh Yên, thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (1521 - 1576) một nhân vật lịch sử đã có nhiều công lao trong việc hộ quốc an dân ở thế kỷ XVI.

Đền là một công trình đô sộ, gồm có tam quan, nghi môn, hạ điện, trung điện, thượng điện… Trải qua hàng trăm năm, đền Hữu đã được trung tu tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Trong ảnh: Tòa nghi môn ẩn mình dưới hai hàng hoa sứ
Đền Hữu là một công trình đô sộ, gồm có tam quan, nghi môn, hạ điện, trung điện, thượng điện… Trải qua hàng trăm năm, đền Hữu đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Trong ảnh: Tòa nghi môn ẩn mình dưới 2 hàng hoa sứ
Nghi môn là ngôi nhà một gian có diện tích khiêm tốn so với tổng thể đền Hữu, nhưng có kiến trúc đẹp. Quan sát từ dưới lên sẽ dễ dàng cảm nhân được hết vẻ đẹp kiến trúc của nghi môn.
Nghi môn là ngôi nhà 1 gian có diện tích khiêm tốn so với tổng thể đền Hữu, nhưng có kiến trúc đẹp. Quan sát từ dưới lên sẽ dễ dàng cảm nhân được vẻ đẹp kiến trúc của nghi môn.
Trên các kết cấu gỗ của nghi môn như xà, hạ, cột trốn, kẻ, đấu… đều được điêu khắc chạm trổ công phu, mang vẻ đẹp hài hòa, cân xứng.
Trên các kết cấu gỗ của nghi môn như xà, hạ, cột trốn, kẻ, đấu… đều được điêu khắc chạm trổ công phu, mang vẻ đẹp hài hòa, cân xứng.
Sau tòa hạ điện 3 gian 2 hồi đồ sộ là 2 tòa trung điện, thượng điện nối tiếp nhau. Trên 2 công trình này, nhìn phía ngoài, nổi bật với các mái hồi kép, các đường bờ được đắp hình lưỡng long chầu nguyệt bằng vôi vựa, mảnh sành sứ… khá uyển chuyển, các mái ngói đều được vuốt đầu đao.
Sau tòa hạ điện 3 gian 2 hồi đồ sộ là 2 tòa trung điện, thượng điện nối tiếp nhau. Trên 2 công trình này, nhìn phía ngoài, nổi bật với các mái hồi kép, các đường bờ được đắp hình lưỡng long chầu nguyệt bằng vôi vữa, mảnh sành sứ… khá uyển chuyển, các mái ngói đều được vuốt đầu đao.
Mật độ điêu khắc dày đặc, các đề tài truyền thống “tứ linh”, “tứ quý” như trúc hóa long, phượng hàm thư, cá chép hóa rồng, rùa đội hoa sen… được thể hiện đầy đủ ở trên thượng điện
Mật độ điêu khắc dày đặc, các đề tài truyền thống “tứ linh”, “tứ quý” như trúc hóa long, phượng hàm thư, cá chép hóa rồng, rùa đội hoa sen… được thể hiện đầy đủ ở trên thượng điện
Các đường kẻ trước, kẻ sau, nâng kẻ… đều được điêu khắc 2 mặt. Mỗi chi tiết gỗ ở thượng điện là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Đứng ở vị trí nào trong và trước thượng điện đều có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc.
Các đường kẻ trước, kẻ sau, nâng kẻ… đều được điêu khắc 2 mặt. Mỗi chi tiết gỗ ở thượng điện là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Đứng ở vị trí nào trong và trước thượng điện đều có thể cảm nhận được vẻ đẹp lung linh của nghệ thuật điêu khắc.
Phía trong thượng điện trên 2 vì nóc có 2 đầu rồng chầu về trung tâm, mỗi đầu rồng là một tác phẩm độc đáo.
Phía trong thượng điện, trên 2 vì nóc có 2 đầu rồng chầu về trung tâm, mỗi đầu rồng là một tác phẩm độc đáo. So với nhiều ngôi đền cổ trong tỉnh, không gian nghệ thuật ở đền Hữu dường như khác hơn ở chỗ càng tiến về thượng điện, mật độ và nghệ thuật điêu khắc càng đậm đặc và tinh xảo hơn.
Tồn tại qua hàng trăm năm, đền Hữu không chỉ là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh thể hiện truyện thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân, mà còn là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Những năm 1930 - 1931, đền là địa điểm hội họp bí mật của chi bộ Đồng Sinh và là nơi in ấn, cất giấu tài liệu của Đảng. Trong những năm từ 1968 - 1972, đền trở thành địa điểm tập kết vũ khí, đạn dược và là kho trung chuyển cho chiến trường miền Nam… Với những giá trị to lớn đó, đền Hữu đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử - Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia năm 2009.
Tồn tại qua hàng trăm năm, đền Hữu không chỉ là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo, nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh thể hiện truyện thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân, mà còn là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Những năm 1930 - 1931, đền là địa điểm hội họp bí mật của Chi bộ Đồng Sinh, cũng là nơi in ấn, cất giấu tài liệu của Đảng. Trong những năm từ 1968 - 1972, đền trở thành địa điểm tập kết vũ khí, đạn dược và là kho trung chuyển cho chiến trường miền Nam… Với những giá trị to lớn đó, đền Hữu đã được xếp hạng là Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 2009.
Đền Hữu, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương
Đền Hữu có khuôn viên ngập tràn cây xanh giữa một khu dân cư trù phú của xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương. Ảnh google maps.



Mới nhất

x
Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc độc đáo của di tích Quốc gia đền Hữu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO