Hồi sinh bãi hoang bên sông Lam thành rừng măng hàng trăm triệu đồng mỗi mùa, vừa giữ đất, vừa giữ làng
Thanh Phúc•19/07/2025 09:59
Từ vùng bãi bồi lau lách hoang vu, quanh năm lũ bủa vây, ông Cao Thái Thắng ở xã Đại Đồng (Thanh Chương cũ) đã hồi sinh mảnh đất ven sông Lam bằng rừng măng ngọt rộng hơn 5 ha. Không chỉ cho thu hàng trăm triệu đồng mỗi mùa, mô hình trồng măng trên đất cát phù sa còn giúp giữ đất, chống xói mòn, góp phần bảo vệ đê điều và sản xuất lâu dài cho người dân vùng bãi.
Clip: Thanh PhúcTừ vùng đất bãi từng phủ đầy năn lác, lau sậy, ông Cao Thái Thắng (SN 1956) đã gây dựng nên một rừng tre măng xanh mát, phủ kín hơn 5 ha ven sông Lam. Ảnh: Thanh PhúcGắn bó với đất bãi từ những năm 1990, ông Thắng là người đầu tiên ở vùng đất này mạnh dạn đưa giống măng ngọt cao sản về trồng thay cho keo tràm. Ảnh: Thanh Phúc Những búp măng ngọt mập mạp, vươn mình từ đất bãi màu mỡ là kết quả của phù sa bồi đắp và sự chăm chút cần mẫn của người trồng. Ảnh: Thanh PhúcNhững ụ măng được vun đắp thành gò cao để chống úng khi lũ về, cách làm sáng tạo giúp rễ măng không bị hỏng và vẫn phát triển tốt. Ảnh: Thanh PhúcNhững mầm măng chắc khỏe vươn lên được coi là thứ “vàng nâu” từ đất bãi. Ảnh: Thanh PhúcKhi thu hoạch, người làm phải dùng xẻng xắn sâu xuống để lấy được cả phần củ, bí quyết để măng không bị đắng và bảo quản được lâu hơn. Ảnh: Thanh PhúcNhờ trồng trên đất cát ven sông có độ ẩm cao, búp măng nơi đây đặc biệt to đều, mềm, ngọt hơn măng trồng ở đồi núi. Ảnh: Thanh PhúcNhững ngày cao điểm, khi đơn hàng lên tới cả tạ măng mỗi ngày, ông Thắng phải thuê thêm người để kịp khai thác cung ứng cho thị trường. Ảnh: Thanh Phúc Những mầm măng to khỏe sẽ được giữ lại làm giống cho vụ sau, giúp duy trì và nâng cao năng suất một cách bền vững. Ảnh: Thanh PhúcSau mùa thu hoạch, ông Thắng chủ động chặt tỉa bớt những cây tre già, vừa bán làm nguyên liệu, vừa tạo khoảng trống cho cây giống mới phát triển. Ảnh: Thanh PhúcThương lái vào tận ruộng thu mua với giá từ 13.000 - 20.000 đồng/kg (cả vỏ); nếu bóc vỏ, giá còn cao hơn. Mỗi vụ măng, ngoài bán măng thương phẩm, ông còn cung ứng khoảng 3.000 hom măng giống ra thị trường. Tổng thu nhập mà gia đình ông Thắng thu về từ rừng măng là khoảng 500 triệu đồng/năm. Ảnh: Thanh PhúcHàng ngày, ông Thắng dành hết thời gian cho rừng măng của mình, nơi giờ đây không chỉ là sinh kế, mà còn là “tài sản xanh” ông dành cho quê hương. Ảnh: Thanh Phúc
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.