Người dân Nghệ An tìm đủ cách đối phó với nóng bức khi mất điện

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Cùng với hứng chịu nắng nóng gay gắt kéo dài nhiều ngày, giông lốc làm hư hại nhà cửa, người dân nhiều huyện, thị ở Nghệ An còn phải tìm cách để chống chọi lại sự nóng bức, ngột ngạt khi mất điện luân phiên...

Mắc võng ngủ dưới gốc cây

10h30 ngày 3/6, bà Chế Thị Minh ở xóm 1, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc vẫn ngồi ngoài gốc cây gần con đường trước cổng nhà. Mồ hôi nhễ nhại khiến lưng áo ướt đẫm, bà liên tục dùng khăn lau mặt.

Bà Minh cho biết, “nóng quá, lại mất điện không thể ngồi trong nhà nên từ sáng bà ngồi ngoài gốc cây. Nhưng đã gần 11 giờ, bóng tròn, ngồi gốc cây cũng nóng hầm hập. Trưa nay bà ăn cơm nguội, không nấu vì phải nhóm bếp củi, nóng lắm”.

Bà Chế Thị Minh ở xóm 1, xã Nghi Văn mắc võng ngoài gốc cây ngủ. Ảnh: Hoài Thu ảnh 1

Bà Chế Thị Minh ở xóm 1, xã Nghi Văn mắc võng ngoài gốc cây ngủ. Ảnh: Hoài Thu

Rồi bà chỉ vào chiếc võng mắc dưới hai gốc cây trong vườn nhà mình, cho biết, ngày hôm qua (2/6) mất điện từ 7 giờ đêm đến 2 giờ sáng, nóng quá không ngủ được, nửa đêm bà phải ra vườn mắc võng ngủ dưới gốc cây. Còn hai đứa cháu ở cùng bố mẹ bên kia đường thì khóc cả đêm vì nóng. Bố mẹ phải thức thay nhau quạt cho con ngủ, sáng dậy đi làm sớm, người bơ phờ, mệt mỏi.

Xóm 1, xã Nghi Văn nằm dọc theo Tỉnh lộ 534. Nắng nóng cộng với mất điện khiến mọi sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

Chị Nguyễn Thị Lan, cách nhà bà Chế Thị Minh không xa cho biết, xóm có khoảng 100 hộ, hầu như nhà nào cũng có người già và trẻ nhỏ. Khoảng 1 tuần trở lại đây, ngày nào cũng mất điện, có khi mất từ đầu hôm đến sáng khiến nhiều người ốm ra. Đứa còn nhỏ tuổi thì khóc, vật vã, đứa lớn tuổi hơn thì ấm ức không ngủ được.

Mất điện, bà Minh phải dùng bếp củi. Ảnh: Hoài Thu ảnh 2

Mất điện, bà Minh phải dùng bếp củi. Ảnh: Hoài Thu

“Cả tuần nay thường xuyên mất điện, ngày nào gia đình tôi cũng ăn cơm tối muộn, tầm 9 giờ mới dọn và bê mâm cơm ra sân hoặc ra vườn ngồi đỡ nóng. Lúc nào có điện là tranh thủ sạc điện thoại, đèn tích điện, quạt tích điện. Song không phải nhà nào cũng có quạt tích điện để dùng” - chị Lan cho biết.

Chị Nguyễn Thị Gái ở xóm 4, xã Hưng Mỹ (Hưng Nguyên) cũng cho biết, các xóm ở xã Hưng Mỹ những ngày vừa qua mất điện luân phiên, người dân phải ra đường, tìm gốc cây, chỗ có bóng mát để hạ nhiệt.

Xóm 4 nơi gia đình chị ở có tần suất mất điện ít hơn, tầm 3-4 tiếng/ngày. Còn các xóm vùng trên của Hưng Mỹ (gọi là vùng Thượng Mỹ) thì mất điện thường xuyên. “Ngày hôm qua (tức là ngày 2/6) ở các xóm vùng Thượng Mỹ đã mất điện tròn 1 ngày đêm” - chị Gái cho hay.

Chung tiền mua máy phát điện, nổ máy ô tô ngủ qua đêm

Tại xóm 1, xã Đại Sơn (huyện Đô Lương), sáng 3/6, ông Lê Văn Nga cho biết: Hai ngày qua, xã Đại Sơn chỉ có điện từ 8 giờ sáng đến trưa (11 giờ). Tối hôm qua (2/6), đến 12 giờ đêm vẫn chưa có điện, 3 đứa cháu nhà tôi không ngủ được vì nóng bức. Thương cháu, sợ cháu ốm nên tôi đành nổ máy ô tô, chạy điều hoà xe để 4 bà cháu vào xe ngủ. Vì sợ ngủ trong xe không an toàn nên tôi thức cả đêm để canh chừng” - ông Lê Văn Nga cho biết.

Một hộ dân xóm 1, xã Đại Sơn nổ máy xe ô tô cho cháu ngủ vì mất điện cả đêm. Ảnh: PV ảnh 3
Một hộ dân xóm 1, xã Đại Sơn nổ máy xe ô tô cho cháu ngủ vì mất điện cả đêm. Ảnh: PV

Sáng 3/6, một số hộ dân xóm 4, xã Đại Sơn cho biết, nếu có điện thì vào giờ cao điểm lại yếu, không thể chạy được máy điều hoà nhiệt độ. Để đối phó với việc mất điện, các hộ đã góp tiền mua chung một máy phát điện mini để dùng quạt, bóng đèn.

Không chỉ ở xã Đại Sơn, nhiều xã khác của huyện Đô Lương cũng diễn ra tình trạng mất điện nhiều giờ liền, hoặc mất điện ban đêm khiến người dân phải "di tản" ra khỏi nhà. Ví như ở xóm 6, xã Quang Sơn, đêm ngày 1/6 một số hộ dân đã mang chiếu ra nhà văn hoá xóm tìm nơi thoáng mát để ngủ; một số hộ khác có con nhỏ thì đi thuê phòng ở nhà nghỉ có máy phát điện để nghỉ ngơi.

Người dân xóm 1, xã Đại Sơn góp tiền mua máy nổ phát điện mini chống nóng, chủ yếu dành chạy quạt điện cho người già và trẻ em. Ảnh: HT ảnh 4

Người dân xóm 1, xã Đại Sơn góp tiền mua máy nổ phát điện mini chống nóng, chủ yếu dành chạy quạt điện cho người già và trẻ em. Ảnh: HT

Sinh hoạt và sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng

Mấy ngày nay, trên mạng xã hội, người dân ở nhiều huyện, thành, thị chia sẻ thông tin về việc mất điện gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động, sản xuất, kinh doanh. Ngày 2/6, anh Nguyễn Ngọc Toàn ở thị trấn Anh Sơn (huyện Anh Sơn) chia sẻ trên mạng xã hội về cách “đối phó” với mất điện của người dân: “Đã có nhiều gia đình không chịu được phải đưa người già, con cháu lên thị trấn hoặc những nơi đang có điện để ở nhờ”.

Ngoài huyện Anh Sơn, Quỳ Hợp, Con Cuông, người dân các huyện như Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai, huyện Thanh Chương cũng có nhiều phản ánh về việc mất điện gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, lao động.

11h trưa 3/6, ông Nguyễn Cảnh Nam - Chủ tịch UBND xã Thanh An, huyện Thanh Chương cho biết: "Chúng tôi cũng hiểu rằng đây là do sự cố quá tải, hoặc nguồn cung không đủ cầu buộc ngành Điện lực phải cắt điện luân phiên, song về lâu dài cứ tiếp diễn như thế này thì đời sống, sản xuất của người dân sẽ bị đảo lộn, ảnh hưởng lớn".

Bà Chế Thị Minh cho biết về sự vất vả khi điện bị cắt liên tục. Clip: Hoài Thu

tin mới

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

Nghệ An không chủ quan, lơ là với dịch cúm gia cầm

(Baonghean.vn) - Bệnh cúm gia cầm vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng. Do vậy, chính quyền địa phương các cấp, người chăn nuôi không thể chủ quan, lơ là với bệnh dịch nguy hiểm đến sức khỏe con người và vật nuôi này.

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

Các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ

(Baonghean.vn) - Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, các lực lượng Công an, Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân, khắc phục hậu quả mưa lũ, từng bước phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.

Xả hồ chứa thủy điện Sông Quang từ 2h30 ngày 27/9

Xả hồ chứa thủy điện Sông Quang từ 2h30 ngày 27/9

(Baonghean.vn) - Lúc 22 giờ 17 phút, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An nhận được Thông báo số 2609/2023/TB-SQ ngày 26/9/2023 của Công ty cổ phần Thuỷ điện Sông Quang về việc vận hành công trình xả hồ chứa thủy điện Sông Quang.

Tiếp tục mưa to đến hết ngày 28/9, cảnh báo nguy cơ lũ quét trên các sông, suối ở Nghệ An

Tiếp tục mưa to đến hết ngày 28/9, cảnh báo nguy cơ lũ quét trên các sông, suối ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đã có mưa to đến rất to từ chiều qua đến ngày hôm nay (26/9) tại một số địa phương ở Nghệ An như Tp Vinh, TX Cửa Lò, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương... Dự báo trong 06 giờ tới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện.

Sen vàng

Vòng xuyến 'Sen vàng Phương Đông' tại thành phố Vinh sẽ được hoàn thiện trong ít ngày nữa

(Baonghean.vn) - Sáng 26/9, bông sen vàng - biểu tượng mới tại vòng xuyến Phương Đông đã được “trình làng” tại TP. Vinh. Bông sen khổng lồ này vừa là điểm nhấn tại nút giao thông quan trọng, vừa tượng trưng cho một thành Vinh tỏa sáng, nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.

Mưa lớn gây ngập cục bộ ở Thanh Chương

Mưa lớn gây ngập cục bộ ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong đêm 25 và sáng ngày 26/9, trên địa bàn huyện Thanh Chương đã xảy ra mưa to đến rất to, lượng mưa đo được từ khoảng 150 - 170 mm; một số tuyến đường ở các xã, thị trấn bị ngập cục bộ.

Vùng cam Quỳ Hợp còn được chuyển sang trồng ngô sinh khối. Ảnh: Văn Trường

Vựa cam Quỳ Hợp giờ trồng bạt ngàn mía, ngô

(Baonghean.vn) - Một thời vùng cam huyện Quỳ Hợp từng được mệnh danh là thủ phủ của cam Vinh xứ Nghệ, là niềm tự hào của người dân địa phương. Nhiều hộ trở thành tỷ phú nhờ cây cam. Tuy nhiên, những năm qua, cam Quỳ Hợp đã lụi tàn, thay vào đó là bạt ngàn mía, ngô, chè.