Người Nhật lịch sự nhất thế giới

Thói quen lịch sự của người Nhật được hình thành từ trong văn hóa, giáo dục, và đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống thường ngày.
 Omotenashi hay “sự hiếu khách của người Nhật” là sự kết hợp giữa thói quen lịch sự và mong muốn hòa hợp, tránh mâu thuẫn. Đây là một phong cách sống ở Nhật Bản. Ảnh: Russell Kord/Alamy.
Omotenashi hay “sự hiếu khách của người Nhật” là sự kết hợp giữa thói quen lịch sự và mong muốn hòa hợp, tránh mâu thuẫn. Đây là một phong cách sống ở Nhật Bản. Ảnh: Russell Kord/Alamy.
Người dân thường đeo khẩu trang y tế để tránh lây bệnh cho người khác. Hàng xóm tặng các túi bột giặt trước khi bắt tay vào xây nhà - với ý nghĩa giúp bạn giặt sạch quần áo khi dính phải bụi bẩn bay ra từ công trình. Ảnh: MIXA/Alamy.
Người dân thường đeo khẩu trang y tế để tránh lây bệnh cho người khác. Hàng xóm tặng các túi bột giặt trước khi bắt tay vào xây nhà - với ý nghĩa giúp bạn giặt sạch quần áo khi dính phải bụi bẩn bay ra từ công trình. Ảnh: MIXA/Alamy.
 Nhân viên trong cửa hiệu và nhà hàng sẽ đón bạn với một cái cúi đầu và câu chào nông nhiệt. Họ đặt một tay dưới tay bạn khi đưa lại tiền thừa để tránh làm rơi bất cứ đồng xu nào. Và khi bạn rời cửa hàng, thường thì họ sẽ đứng ở cửa và cúi đầu chào cho tới khi bạn đi khỏi. Ảnh: Japantimes.
Nhân viên trong cửa hiệu và nhà hàng sẽ đón bạn với một cái cúi đầu và câu chào nông nhiệt. Họ đặt một tay dưới tay bạn khi đưa lại tiền thừa để tránh làm rơi bất cứ đồng xu nào. Và khi bạn rời cửa hàng, thường thì họ sẽ đứng ở cửa và cúi đầu chào cho tới khi bạn đi khỏi. Ảnh: Japantimes.
Dường như máy móc cũng thực hiện Omotenashi: cửa taxi tự động mở khi khách tới, thang máy xin lỗi khi để bạn chờ lâu, và khi bạn vào nhà vệ sinh nắp bồn cầu sẽ bật lên. Ảnh: Musuvi.
Dường như máy móc cũng thực hiện Omotenashi: cửa taxi tự động mở khi khách tới, thang máy xin lỗi khi để bạn chờ lâu, và khi bạn vào nhà vệ sinh nắp bồn cầu sẽ bật lên. Ảnh: Musuvi.
Trong văn hóa Nhật Bản, người càng xa cách với một nhóm nào đó thì càng được đối xử lịch sự, nhất là người nước ngoài. Tuy nhiên, Omotenashi không chỉ dừng lại ở việc cư xử lịch thiệp với khách, mà còn thấm nhuần trong cuộc sống thường ngày của người Nhật và được dạy cho trẻ em từ rất sớm. Ảnh: Channelnewsasia.
Trong văn hóa Nhật Bản, người càng xa cách với một nhóm nào đó thì càng được đối xử lịch sự, nhất là người nước ngoài. Tuy nhiên, Omotenashi không chỉ dừng lại ở việc cư xử lịch thiệp với khách, mà còn thấm nhuần trong cuộc sống thường ngày của người Nhật và được dạy cho trẻ em từ rất sớm. Ảnh: Channelnewsasia.
Nhiều người lớn lên với câu ngạn ngữ: “Sau khi ai đó làm điều gì tốt cho chúng ta, chúng ta nên làm điều tốt với người khác. Tuy nhiên, nếu ai đó làm điều xấu với chúng ta, chúng ta không nên làm thế với người khác”. Có lẽ chính quan niệm này đã giúp người Nhật giữ lịch sự mọi lúc mọi nơi. Ảnh: Japantimes. Nguoi Nhat lich su nhat the gioi hinh anh 7
Nhiều người lớn lên với câu ngạn ngữ: “Sau khi ai đó làm điều gì tốt cho chúng ta, chúng ta nên làm điều tốt với người khác. Tuy nhiên, nếu ai đó làm điều xấu với chúng ta, chúng ta không nên làm thế với người khác”. Có lẽ chính quan niệm này đã giúp người Nhật giữ lịch sự mọi lúc mọi nơi. Ảnh: Japantimes. Nguoi Nhat lich su nhat the gioi hinh anh 7
Theo giáo sư Isao Kumakura, phần lớn phép tắc của người Nhật bắt nguồn từ các nghi lễ trang trọng trong tiệc trà và võ thuật. Trên thực tế, từ “omotenashi” bắt nguồn từ tiệc trà. Chủ tiệc trà cố gắng hết sức để tạo không khí giúp khách thư giãn, tỉ mỉ chọn kiểu bát, hoa và cách trang trí thích hợp nhất mà không mong mỏi được đáp lại. Các khách mời nhận thức rõ nỗ lực của chủ nhà, và đáp lại bằng thái độ tôn trọng. Cả chủ và khách tạo ra môi trường hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, theo niềm tin rằng việc tốt cho cộng đồng quan trọng hơn nhu cầu cá nhân. Ảnh: Thetealounge.
Theo giáo sư Isao Kumakura, phần lớn phép tắc của người Nhật bắt nguồn từ các nghi lễ trang trọng trong tiệc trà và võ thuật. Trên thực tế, từ “omotenashi” bắt nguồn từ tiệc trà. Chủ tiệc trà cố gắng hết sức để tạo không khí giúp khách thư giãn, tỉ mỉ chọn kiểu bát, hoa và cách trang trí thích hợp nhất mà không mong mỏi được đáp lại. Các khách mời nhận thức rõ nỗ lực của chủ nhà, và đáp lại bằng thái độ tôn trọng. Cả chủ và khách tạo ra môi trường hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, theo niềm tin rằng việc tốt cho cộng đồng quan trọng hơn nhu cầu cá nhân. Ảnh: Thetealounge.
Tương tự, sự lịch sự và lòng trắc ẩn là giá trị cốt lõi của Bushido - nguyên tắc của các samurai. Các nguyên tắc này đề cao danh dự, kỷ luật và đạo đức, cũng như cách làm đúng mọi thứ, từ cúi đầu tới phục vụ trà. Quy tắc dựa trên thiền của Bushido yêu cầu một người biết kiểm soát cảm xúc, tĩnh tâm và tôn trọng người khác, kể cả kẻ thù. Bushido trở thành nguyên tắc chung cho xã hội. Ảnh: Modernsamuraisociety.
Tương tự, sự lịch sự và lòng trắc ẩn là giá trị cốt lõi của Bushido - nguyên tắc của các samurai. Các nguyên tắc này đề cao danh dự, kỷ luật và đạo đức, cũng như cách làm đúng mọi thứ, từ cúi đầu tới phục vụ trà. Quy tắc dựa trên thiền của Bushido yêu cầu một người biết kiểm soát cảm xúc, tĩnh tâm và tôn trọng người khác, kể cả kẻ thù. Bushido trở thành nguyên tắc chung cho xã hội. Ảnh: Modernsamuraisociety.
Điều tuyệt vời là khi tiếp xúc với nhiều người lịch sự như vậy, bạn sẽ thấy mình cư xử tốt hơn, hòa nhã và văn minh hơn, như nộp ví nhặt được cho cảnh sát, mỉm cười nhường đường cho người khác, không vứt rác bừa bãi và không bao giờ to tiếng nơi công cộng. Ảnh: Aminoapps
Điều tuyệt vời là khi tiếp xúc với nhiều người lịch sự như vậy, bạn sẽ thấy mình cư xử tốt hơn, hòa nhã và văn minh hơn, như nộp ví nhặt được cho cảnh sát, mỉm cười nhường đường cho người khác, không vứt rác bừa bãi và không bao giờ to tiếng nơi công cộng. Ảnh: Aminoapps
Theo Zing.vn

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.