Nhà thánh Hoành Sơn được xây dựng vào thời Lê và trùng tu vào thời Nguyễn, là công trình kiến trúc độc đáo, đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp tỉnh năm 2018. Sau hàng trăm năm tồn tại, di tích đã xuống cấp nặng nề, đặc biệt sau đợt mưa lớn cuối tháng 9 vừa qua. Ảnh: Huy Thư Theo quan sát của chúng tôi, so với bái đường và tả hữu vu, nhà hậu cung hư hỏng nặng nhất, đặc biệt là 2 góc mái sau. Ảnh: Huy Thư Góc sau bên phải hậu cung, bờ mái đã bị đứt gãy, tách rời 7-8 cm, đầu đao đã bị gãy đổ, ngói rụng từng mảng lớn. Ảnh: Huy Thư Những góc nhà bị gãy đổ phần kết cấu vôi vữa, ngói lợp phía trên, khiến phần gỗ phơi giữa nắng mưa, đang dần mục nát. Ảnh: Huy Thư Hai đường bờ mái ngói gần nóc của hậu cung cũng đã bị đứt gãy, tách rời, ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Ảnh: Huy Thư. Theo bà Nguyễn Thị Hà (50 tuổi) - người trông coi di tích, trước khi đón nhận Bằng Di tích Lịch sử cấp tỉnh năm 2019, nhà thánh đã được tu sửa. Tuy nhiên, do tu bổ nhỏ lẻ, chắp vá, nên không lâu sau đó, công trình lại xuống cấp. Hiện những góc nhà còn giữ được đầu đao thì phần gỗ, ngói đã bị gãy, sụt, tách rời với phần vôi vữa phía trên. Ảnh: Huy Thư Nhà bái đường và tả, hữu vu cũng xuống cấp trầm trọng. Ngói nhà hữu vu đã sụt từng đoạn dài. Ảnh: Huy Thư Nhiều kết cấu gỗ trên nhà thánh như hoành, rui, mè... bị mối mọt ăn rỗng, gãy, mục... Một số vị trí ngói rơi rụng, đứng trong nhà thánh nhìn lên có thể "thấy trời". Ảnh: Huy Thư Không chỉ gỗ mục gãy, ngói rơi rụng, trong sân lộ thiên nhỏ hẹp của nhà thánh, cây cối mọc cao ảnh hưởng đến bia và mái của di tích. Ảnh: Huy Thư Bà Nguyễn Thị Hà, người trông coi di tích nhà thánh Hoành Sơn chia sẻ: Sau đợt mưa lớn vừa qua, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, khiến chúng tôi vô cùng lo lắng. Di tích độc đáo, biểu tượng của một vùng quê khoa bảng đang "kêu cứu", rất cần sự quan tâm của các ban, ngành, các cấp, sớm có phương án trùng tu, tôn tạo. Ảnh: Huy Thư
POWERED BY
ONE CMS - A PRODUCT OF
NEKO