Nhóm Bộ Tứ tham gia tập trận trên biển tìm kiếm đối tác mới

Theo Hồng Anh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Cuộc tập trận hải quân chung kéo dài 3 ngày giúp tăng cường hơn nữa sự hiện diện của nhóm Bộ Tứ trong khu vực, đồng thời hé lộ kế hoạch tìm kiếm thêm đối tác nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Các tàu chiến của Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Pháp sẽ cùng nhau tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tham gia cuộc tập trận hải quân chung mang tên  La Perouse, kéo dài 3 ngày tại Vịnh Bengal, bắt đầu từ  ngày 5/4. Đây sẽ là cuộc tập trận chung đầu tiên giữa các quốc gia thuộc Nhóm Bộ Tứ Kim Cương (Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ) - sau khi các nhà lãnh đạo của nhóm này tham gia Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào tháng 3/2021.

Một cuộc tập trận chung của hải quân Ấn Độ và Nhật Bản. Ảnh: Twitter.
Một cuộc tập trận chung của hải quân Ấn Độ và Nhật Bản. Ảnh: Twitter
Cuộc tập trận diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định, các nỗ lực của nhóm Bộ Tứ Kim Cương đóng vai trò quan trọng trong việc “chống lại ảnh hưởng xấu của Trung Quốc trong khu vực”. Theo lời của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Bắc Kinh coi nhóm Bộ Tứ giống như một tổ chức chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của nước này - một “nguy cơ an ninh” và một “NATO tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên mô tả đây là một “bè phái độc quyền” được thành lập dựa trên tư tưởng chống Trung Quốc.

Trước đó, Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ đã tham gia cuộc tập trận chung Malabar vào tháng 11/2020. Việc có thêm Pháp - quốc gia dẫn đầu trong cuộc tập trận hải quân lần này, khiến sự kiện trở thành “Bộ Tứ +” (Quad plus), tạo điều kiện cho sự hợp tác sâu rộng hơn giữa các quốc gia. Cuộc tập trận  La Perouse năm 2019 do Pháp dẫn đầu, có sự tham gia của Australia, Nhật Bản và Mỹ nhưng không có Ấn Độ.

Tiến sỹ Swee Lean Collin Koh (chuyên gia Quốc phòng thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Singapore) đánh giá: “Cuộc tập trận lần này sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nếu các nước quyết định biến đây thành một sự kiện thường xuyên”.

“Nếu cuộc tập trận diễn ra tốt đẹp, nó có thể trở thành một tín hiệu đáng khích lệ cho các quốc gia không thuộc nhóm Bộ Tứ xem xét các hoạt động hợp tác tương tự với nhóm này”, chuyên gia Lean Collin Koh nói thêm.

Trong một tuyên bố đưa ra tuần trước, Đại sứ quán Pháp tại Ấn Độ mô tả đây là một “cuộc tập trận quy mô lớn giữa 5 nước”, đồng thời cho biết, nó sẽ tạo cơ hội cho các lực lượng hải quân của 5 quốc gia có cùng chí hướng, phát triển mối liên kết bền chặt hơn, tăng cường các kỹ năng, củng cố quan hệ hợp tác hàng hải trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Chuyên gia Yogesh Joshi thuộc Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhận xét, cuộc tập trận “Bộ Tứ +” sẽ gửi thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc.

“Nếu tất cả các nước lớn đều chỉ trích hành vi của Trung Quốc hoặc liên kết với nhau để chống lại sự gây hấn của Trung Quốc thì điều này chứng tỏ Bắc Kinh có thể đã hành động sai trái ngay từ đầu”, ông Yogesh Joshi nói.

Tăng cường sự hiện diện của Bộ Tứ Kim Cương

Cuộc tập trận kéo dài 3 ngày giúp tăng cường hơn nữa sự hiện diện của nhóm Bộ Tứ trong khu vực sau khi mỗi một nước thành viên đã có ít nhất 1 cuộc tập trận song phương với 1 thành viên khác trong nhóm vào tháng 3 vừa qua.

Trong hai ngày ngày 28 và 29/3, không quân và hải quân Ấn Độ đã tham gia một cuộc tập trận với các tàu chiến của hải quân Mỹ ở Vịnh Bengal. Còn Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đã tiến hành hai cuộc tập trận song phương riêng rẽ, bao gồm cuộc tập trận với tàu chiến của hải quân Australia ở Biển Đông kéo dài từ ngày 29 đến 31/3 và cuộc tập trận 1 ngày với tàu chiến của hải quân Mỹ ở biển Hoa Đông vào hôm 29/3.

Tướng hải quân về hưu R.S Vasan của Ấn Độ, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc Chennai (C3S) cho rằng, việc Ấn Độ lần đầu tiên có mặt tại cuộc tập trận La Perouse cho thấy nước này sẵn sàng tham gia vào các hoạt động đa phương mà Trung Quốc e ngại. Kể từ khi xung đột biên giới giữa 2 bên nổ ra vào năm 2020, cách tiếp cận của New Dehli đã thay đổi, ông Vasan nói.

“New Dehli cảm thấy thất vọng trước Bắc Kinh và không còn lo lắng về việc hành động của họ sẽ bị nước láng giềng nhìn nhận ra sao. Theo một cách nào đó, Trung Quốc đã khiến Ấn Độ dễ dàng tham gia vào các liên minh hơn”, ông Vasan nói.

Thời gian của cuộc tập trận cũng rất đáng lưu ý, diễn ra không lâu sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Bộ trưởng Austin sau đó đến New Dehli và khẳng định Ấn Độ “là đối tác ngày càng quan trọng của Mỹ”, đồng thời cho biết hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác song phương tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tìm kiếm các đối tác mới

Tiến sỹ Swee Lean Collin Koh cho rằng, cuộc tập trận La Perouse có thể được thực hiện với mục đích thuyết phục các quốc gia không thuộc nhóm Bộ Tứ tham gia những cuộc tập trận chung tương tự. Theo chuyên gia này, những quốc gia Đông Nam Á, hiện đang có tranh chấp với Bắc Kinh tại Biển Đông chẳng hạn như Philippines và Malaysia, có thể nằm trong danh sách những đối tác tiềm năng của “Bộ Tứ +”. Tuy nhiên, những nước này có thể tỏ ra thận trọng với việc hợp tác cùng Bộ Tứ vốn được coi là “một liên minh chống Trung Quốc”.

“Điều này không có nghĩa là không có sự hợp tác ở cấp độ song phương. Ngay cả khi chúng ta không mong đợi một cuộc tập trận hải quân theo kiểu “Bộ Tứ +” với các nước ASEAN, chúng ta vẫn có thể lưu ý đến khả năng từng nước thành viên trong nhóm này tham gia hợp tác song phương hoặc hợp tác đa phương quy mô nhỏ với các đối tác ASEAN”, Collin Koh nhận xét.

Chuyên gia Yogesh Joshi cũng đồng ý với quan điểm nói trên và cho biết thêm, “Các nước ASEAN nhiều khả năng không sẵn sàng hình thành liên kết an ninh với nhóm Bộ Tứ, nhưng một số nước có thể điều chỉnh các chính sách an ninh của họ đối với từng quốc gia thành viên thuộc nhóm Bộ Tứ”.

Hàng trăm tàu Trung Quốc tụ về một nơi ở Biển Đông, Philippines lo ngại. Ảnh tư liệu minh họa
Hàng trăm tàu Trung Quốc tụ về một nơi ở Biển Đông, Philippines lo ngại. Ảnh tư liệu minh họa

Cuộc tập trận La Perouse cũng tiết lộ chiến lược mà các cường quốc châu Âu đang xây dựng để duy trì hoạt động tích cực ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi họ gặt hái được nhều lợi ích kinh tế. Đức và Anh đã tuyên bố sẽ điều tàu chiến đến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong năm nay. Bên cạnh đó, Pháp, Đức và Hà Lan đang dẫn đầu nỗ lực soạn thảo chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Liên minh châu Âu. Sau La Perouse, Pháp sẽ cùng Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tham gia một cuộc tập trận hải quân đa phương “Varuna” ở Biển Ả Rập.

Chuyên gia Yogesh Joshi lưu ý, khi vùng biển ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương xuất hiện quá nhiều lực lượng mà Trung Quốc cho là “không thân thiện”, Bắc Kinh có thể có những hành động gây leo thang căng thẳng./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.