Những ngày hè tuổi thơ ở khu nhà tầng Quang Trung

(Baonghean.vn) - Ngày hè buổi sáng, sau khi bố mẹ đi làm, bọn trẻ khu nhà tầng Quang Trung chúng tôi lủng lẳng chìa khóa treo dây nơi cổ, tụ tập lại nhà các anh chị lớn tuổi để tham gia các trò chơi. Con trai thì chơi cờ súy, cờ tướng, mấy đứa con gái mỏng môi rủ nhau chơi ô ăn quan, chúng nó lấy phấn vẽ ngoài hành lang.

1. Những đứa trẻ suốt ngày bị bố, mẹ la hét nay được nhập vai tổng tư lệnh điều bình khiển tướng, toàn đại nguyên soái, thống soái, nguyên soái…còn gì bằng. Những đứa chưa đến lượt chơi, chia làm 2 bên cổ vũ cho những trận đánh bất phân thắng bại.

Bọn thằng Khánh, thằng Nhật nhà giàu hơn, thỉnh thoảng mang bộ cá ngựa, xếp hình đến góp chơi…những buổi như vậy rôm rả lắm, hò hét inh ỏi. Thỉnh thoảng, bà cụ Kỳ đã ngoài tám mười lại đến nhắc nhẹ: "Các cháu chơi nhưng đừng ồn quá nhé".

Những đứa trẻ khu nhà tầng Quang Trung.
Những đứa trẻ khu nhà tầng Quang Trung - Ảnh: Thành Cường.

Chán chơi trò ô ăn quan thì bọn con gái lại đổi sang trò chơi chuyền. Bọn cái Tâm, cái Hương xin mẹ quả cà to bằng quả bóng bàn, rồi góp nhau mấy que đũa ăn cơm đề làm đồ nghề. Tay tung quả cà lên cao, tay nhặt thẻ, miệng hát “Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề. “Chi chi chành chành/Cái đanh thổi lửa/Con ngựa chết chương/Ba vương ngũ đế/Chấp chế đi tìm/Ù à ù ập”.Vui đáo để.

Thường thì bọn con trai ít chơi với bọn con gái, năm thì mười họa thiếu người mới tụ tập chung chơi nhảy lò cò hoặc trò chạm cột, ù. Bọn con trai cũng nhảy lò cò khéo không kém gì bọn con gái. 

2. “Báo đây, xuống lấy báo đi”.

Vừa nghe bác đưa thư, báo khẽ rao là bọn trẻ nhà tầng chúng tôi bỏ hết các hoạt động vui chơi, chạy ngay xuống đất để nhận thư báo. Những năm thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước, khi internet chưa phổ biến những lá thư là sợi dây nối bờ vui, trao đổi tin tức với người thân. Nhà nào, mỗi tháng cũng nhận 4-5 lá thư, cá biệt có gia đình nhận cả chục lá thư.

Khu nhà tầng chúng tôi có khá nhiều nhà văn, nhà báo và giáo viên nên các bác còn đặt khá nhiều loại báo, nào là báo Văn nghệ, tạp chí Quân đội nhân dân, rồi báo Nhân Dân, báo Nghệ An, nhà nhiều bạn còn đặt báo Thiếu niên, báo Nhi đồng… 

Vui nhất là lúc đi đọc báo ké. Thường thì anh Dương và chị Lan được các bác tín nhiệm đi nhận báo hộ cho cả đơn nguyên nhà tầng. Nhìn qua cứ tưởng làm “bồ câu đưa thư” là dễ nhưng bắt tay vào không đơn giản chút nào, chí ít là phải nhớ ngày nào, có báo gì và của nhà nào, nếu thiếu là phải hỏi bác đưa thư ngay, tránh để thiếu và thất lạc địa chỉ. Đầu hè, mấy đứa lanh chanh để thiếu trước, hụt sau làm không tròn nhiệm vụ đã bị mấy bác “cách chức”.

Ánh mắt tuổi thơ...
Ánh mắt tuổi thơ... - Ảnh: Thành Cường.

Những đứa trẻ chúng tôi ngồi bệt xuống hành lang khu nhà, chuyền tay nhau đọc ngấu nghiến những tờ báo vừa mời nhận. Thường thì ngoài 9 giờ đã có báo, lũ trẻ chúng tôi chỉ có khoảng thời gian độ gần 2 giờ đồng hồ để đọc ké nên đứa nào, đứa nấy đều chăm chú dán mắt vào tờ báo, thích nhất là vớ được tờ Thiếu niên, hoặc Nhi đồng. Gặp những bài thơ hay, bài toán khó (trên Tạp chí Toán học Tuổi trẻ), chúng tôi chụm đầu nhau lại cùng đọc hay lấy bút ra giải hý hoáy.

Có mấy đứa không thích đọc báo thì lại chơi trò “bóc tem”. Các anh chị lớn tuổi bày chúng tôi dùng lưỡi dao lam để tách các con tem thư ra, sau đó dùng cao Sao Vàng để tẩy con dấu bưu điện để dùng lại. Ngày nào có nhiều thư, chúng tôi chia nhau mỗi đứa cũng được vài con tem, tẩy xong nom như mới. Ban đầu, cũng bị chủ nhân mấy lá thư mắng cho một trận, dần dà chúng tôi biết chỉ “bóc tem” của những địa chỉ người nhận dễ tính.

Gần trưa,  anh Dương và chị Lan sẽ thu hết số thư, báo lại, vuốt phẳng phiu. Đứa ở tầng nào sẽ được giao nhiệm vụ đưa thư báo về cho chủ nhân các hộ của từng đấy. Để khỏi thất lạc, các anh ấy giao, nếu chủ hộ vắng mặt, phải đẩy qua khe cửa, cấm được đưa về nhà làm thất lạc. Bọn trẻ chúng tôi nghe răm rắp, bởi nếu không nghe lời, bị chủ nhà phản ánh, ắt ngày mai sẽ không còn cơ hội đọc ké.

Quay đều, quay đều…những ngày hè của đứa trẻ khu nhà tầng Quang Trung chúng tôi. Để rồi, trong những giấc mơ về những ngày ấu thơ, trong tôi lại hiện lên những trò chơi cờ súy, những con tem thư…

An Thanh

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.