Những 'người cha' biên phòng ở Nghệ An

(Baonghean) - “Con nuôi đồn biên phòng” là mô hình mới do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An triển khai vào thời điểm bắt đầu năm học 2019 - 2020. Theo đó, nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sống tại khu vực biên giới đã được các đồn biên phòng nhận nuôi, chăm sóc tại đồn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để học tập ngày một tiến bộ.
Đồn Biên phòng Keng Đu nhận nuôi 2 con Lo Văn Diệu và Xeo Văn Điệp. Ảnh: Thành Chung.JPG
Đồn Biên phòng Keng Đu (Kỳ Sơn) nhận nuôi 2 con Lo Văn Diệu và Xeo Văn Điệp. Ảnh: Thành Chung

Chắp cánh ước mơ

Nửa tháng nay, hai cậu bé có hoàn cảnh hết sức đáng thương, cùng sinh năm 2008, ở xã cực Tây, nghèo nhất huyện Kỳ Sơn là Lo Văn Diệu và Xeo Văn Điệp đã có thêm những người “bố” mới.
Bố đẻ của Lo Văn Diệu mất sớm, mẹ của Diệu đi thêm bước nữa rồi cùng chồng mới đi làm ăn xa, Diệu sống cùng “ông nội” (bố người chồng sau của mẹ) ở bản Huồi Phuôn 1. Còn bố và mẹ của Xeo Văn Điệp đi làm ăn xa và mất tung tích đã lâu, Điệp sống cùng bà ngoại đã già yếu ở bản Huồi Lê.
So với những đứa trẻ khác trong xã, Diệu và Điệp được xem là tấm gương vượt khó, học giỏi. Lo Văn Diệu từng đạt giải Khuyến khích học sinh giỏi lớp 5 môn Toán cấp huyện. Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học, Diệu cùng Điệp đều muốn học lên nhưng gia cảnh không cho phép. Biết được hoàn cảnh của 2 em, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Keng Đu, thầy cô giáo và cán bộ ở xã đã đến tận nhà để tìm hiểu gia cảnh, thông báo chủ trương nhận con nuôi, hỏi ý nguyện của các em và gia đình... Ngày 5/9, Diệu và Điệp chính thức trở thành con nuôi của Đồn Biên phòng Keng Đu và được đưa về đồn nuôi dưỡng.
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Keng Đu theo dõi, kềm cặp
Chiến sỹ Đồn Biên phòng Keng Đu theo dõi, kèm cặp "2 con" học bài. Ảnh: Thành Chung
Đại úy Hà Huy Thành - Chính trị viên Đồn Biên phòng Keng Đu cho biết: “Hai con được bố trí chỗ ăn ở, sinh hoạt phù hợp, chu đáo, có góc học tập riêng, có các đồ dùng và phương tiện sinh hoạt cần thiết. Đồn phân công cán bộ trực tiếp đỡ đầu, quản lý, kèm cặp, hướng dẫn, giáo dục và chăm sóc hai con...”.
Ở Đồn Biên phòng Keng Đu, Diệu và Điệp đã có một gia đình thực sự đúng nghĩa. Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn đã chăm lo cho các em hết sức chu đáo, từ bữa ăn, giấc ngủ đến hướng dẫn học tập.
Lo Văn Diệu vui sướng kể: “Ở nhà mới, các bố đều rất thương yêu cháu. Ở đây, cháu được ăn ngon, mặc đẹp và được học nhiều điều hay”. Quá trình cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với các bố đã giúp hai cháu “thay da đổi thịt”, biết vệ sinh cá nhân, tự giặt quần áo và có thể gấp chăn màn gọn gàng theo kiểu bộ đội...
Bố nuôi bộ đội biên phòng Đồn Keng Đu trao đổi tình hình học tập của 2 con với thầy giáo ở trường. Ảnh: Thành Chung
Bố nuôi Bộ đội Biên phòng Đồn Keng Đu trao đổi tình hình học tập của 2 con với thầy giáo ở trường. Ảnh: Thành Chung
Niềm vui của Diệu và Điệp chính là tâm trạng chung của nhiều trẻ được các đồn biên phòng nhận nuôi, trong đó có Già Bá Thông, 9 tuổi, ở bản Nhọt Lợt, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Gia đình của Thông rất nghèo, đặc biệt khó khăn. Năm học này, nếu không được nhận làm con nuôi của Đồn chắc hẳn cháu đã phải nghỉ học, trở thành “lao động chính” trong gia đình với những công việc nương rẫy và quán xuyến nhà cửa...
Nhờ mô hình “Con nuôi đồn biên phòng”, cuộc sống của Già Bá Thông đã đổi thay theo hướng khác, tích cực và tốt đẹp hơn. Ở Đồn Biên phòng Mỹ Lý, ngoài được chăm sóc chu đáo, Già Bá Thông còn được cán bộ, chiến sĩ cho làm quen với máy vi tính.
Tại Đồn Biên phòng Mỹ Lý, ngoài Thông, còn có 1 cháu nữa được nhận làm con nuôi, đó là cháu Kha Ngọc Chuyền, 10 tuổi, ở bản Xốp Tụ, đang học lớp 5A Trường Tiểu học Mỹ Lý 1. Hiện nay, theo nguyện vọng của gia đình, cũng như khoảng cánh địa lý từ nhà tới trường gần nên Chuyền ở với bố mẹ. Mỗi tháng, Đồn thực hiện hỗ trợ tiền ăn 1 triệu đồng cho cháu; mỗi tuần cử 3 lượt cán bộ cùng thầy cô giáo sang kèm cặp việc học”.
 Tăng tình đoàn kết ở vùng biên viễn
Các bố bộ đội ở Đồn Biên phòng Nậm Càn luôn quan tâm chăm sóc chu đáo cho con nuôi của mình. Ảnh: Đào Thọ
Các bố bộ đội ở Đồn Biên phòng Nậm Càn luôn quan tâm chăm sóc chu đáo cho con nuôi của mình. Ảnh: Đào Thọ
Theo Đại úy Nguyễn Xuân Sơn - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Mỹ Lý: Mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” chính thức bắt đầu được thực hiện từ tháng 8/2019. Những cháu được nhận làm con nuôi là trẻ trong độ tuổi từ 6-15 tuổi (có thể nhận nuôi các cháu có độ tuổi nhỏ hơn nhưng phải đảm bảo được việc chăm sóc), là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các cháu mồ côi, các cháu con liệt sĩ, thương binh, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở địa bàn biên giới. Mỗi đồn biên phòng tùy theo tình hình thực tế ở địa bàn để nhận “con nuôi” phù hợp, từ 2-3 cháu... Với sự chăm lo chu đáo, chắc chắn các cháu sẽ có sức khỏe tốt, có điều kiện sinh hoạt, học tập, rèn luyện, trở thành con ngoan, trò giỏi, tương lai trở thành người có ích cho xã hội.
Thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An: Trước thời điểm mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”, Biên phòng Nghệ An thực hiện hiệu quả Chương trình “Nâng bước em tới trường”. Cụ thể Bộ chỉ huy, các phòng, ban, văn phòng, đơn vị đã làm tốt công tác tuyên truyền, tiếp nhận, đỡ đầu 106 cháu học sinh. Trong đó có 20 cháu thuộc địa bàn biên giới với 3 tỉnh Hủa Phăn, Bô Ly Khăm Xay, Xiêng Khoảng (nước bạn Lào) có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, giúp các cháu có thêm điều kiện sinh hoạt, học tập được cấp ủy chính quyền địa phương, các ngành, các cấp ghi nhận và đánh giá cao.
Với mô hình “Con nuôi đồn biên phòng”, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cục Chính trị, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã có những hướng dẫn, triển khai thực hiện hết sức trách nhiệm. Ngoài các đồn biên phòng trực tiếp nhận nuôi thì thủ trưởng bộ chỉ huy, các phòng ban, văn phòng và các đơn vị không trực tiếp nuôi cháu thì cũng đăng ký nhận nuôi các cháu bằng cách ủng hộ kinh phí 200.000 đồng/cháu/tháng... Theo đó, thủ trưởng bộ chỉ huy mỗi đồng chí nhận đỡ đầu ít nhất 1 cháu; các phòng ban, văn phòng bộ chỉ huy đỡ đầu ít nhất 2 cháu. Đơn cử, tại địa bàn xã Bắc Lý và Mỹ Lý, ngoài 2 con nuôi, còn có 6 học sinh được các lãnh đạo Bộ chỉ huy nhận đỡ đầu, 2 học sinh được cán bộ chiến sĩ Đồn Mỹ Lý đỡ đầu. Mỗi cháu được đỡ đầu nhận ít nhất 500 ngàn đồng/ tháng. Hoạt động này sẽ được duy trì đến khi các cháu học xong các cấp học.
Mỗi ngày, các bố nuôi đều chở con tới trường an toàn chu đáo. Ảnh: Đào Thọ
Mỗi ngày, các bố nuôi chở con tới trường an toàn chu đáo. Ảnh: Đào Thọ
Tính đến thời điểm này, hoạt động nhận con nuôi của các đồn biên phòng trên tuyến biên giới Nghệ An – Lào đã và đang nhận được niềm tin lớn lao của người thân, người dân vùng biên giới. Bà Xồng Y Dí, mẹ của Thò Bá Xa (một trong 2 cháu được Đồn Biên phòng Nậm Càn, Kỳ Sơn nhận nuôi) tâm tình: “Thấy con được ăn ở trong môi trường quân đội, được sự quan tâm của cán bộ đồn nên chúng tôi rất yên tâm. Hàng ngày, hàng tuần, ngoài giờ lên lớp và ôn bài, hai con lại theo các chú ra vườn tăng gia sản xuất, luyện tập thể dục thể thao, rảnh nữa thì về thăm nhà. Tình hình ăn học của con đều được Đồn phối hợp cùng nhà trường thông báo về gia đình rất đầy đủ. Mong sao lớn lên các cháu được nhập ngũ, vào môi trường quân đội ”.
Ông Lô May Mằn - Bí thư Đảng ủy xã Keng Đu khẳng định: “Cùng với hoạt động giúp đỡ người dân vùng biên phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị xã hội, thì hoạt động nhận con nuôi, đỡ đầu cho các cháu học sinh, khuyến học của Đồn Biên phòng sẽ góp phần nâng cao dân trí, tăng cường tình đoàn kết gắn bó máu thịt giữa cán bộ, chiến sĩ với đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc hơn bao giờ hết ở hiện tại và tương lai”.

Tin mới

Phải chăng Ukraine bắt đầu 'đếm ngược' đến ngày thất bại trước Nga?

Phải chăng Ukraine bắt đầu 'đếm ngược' đến ngày thất bại trước Nga?

(Baonghean.vn) - Dù tuyên bố sẵn sàng phản công, song Tổng thống Ukraine Zelensky vẫn phải thừa nhận rằng, Lực lượng Vũ trang Ukraine chắc chắn sẽ hứng chịu tổn thất nặng nề. Trong khi đó, các chuyên gia quân sự giờ đây tin chắc rằng, cuộc phản công của Ukraine chẳng khác nào một cuộc tự sát.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/6

(Baonghean.vn) - Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung tiếp xúc cử tri huyện Nam Đàn; Những hình ảnh xua tan áp lực mùa thi; Người dân Nghi Lộc bức xúc vì trại gà gây ô nhiễm môi trường ở khu dân cư... là những thông tin chính trong ngày.
Đọc truyện đêm khuya: Quân khu Nam Đồng - Phần XIV: Giang Cận 1,2,3

Đọc truyện đêm khuya: Quân khu Nam Đồng - Phần XIV: Giang Cận 1,2,3

(Baonghean.vn) - Giang Cận - từ một Bí thư Chi đoàn, cán bộ lớp học giỏi, luôn bài xích chuyện đánh nhau của các bạn, vô tình rơi vào trường hợp bất khả kháng, buộc phải nói chuyện với nhau bằng nắm đấm, không ngờ biến một con người ngoan hiền, chuẩn mực bỗng trở thành bị cảm hóa ngược.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp

(Baonghean.vn) - Đồng chí Nguyễn Văn Đệ yêu cầu các địa phương, các sở, ban, ngành cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục đầu tư, cho thuê đất, đánh giá tác động môi trường... để hoạt động khai thác khoáng sản đạt hiệu quả cao nhất.
Đội tuyển Quế Phong sẽ nỗ lực để lại nhiều ấn tượng ở Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An năm 2023

Đội tuyển Quế Phong sẽ nỗ lực để lại nhiều ấn tượng ở Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An năm 2023

(Baonghean.vn) - Chỉ còn vài ngày nữa là khai mạc Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ 25 năm 2023, hai đội bóng Thiếu niên và Nhi đồng Quế Phong chủ yếu chia đội tổ chức thi đấu giao hữu để tăng tính cọ xát, bản lĩnh trong thi đấu cho các cầu thủ.
Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ XXV - năm 2023: Nhi đồng Con Cuông nỗ lực vượt qua vòng bảng

Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ XXV - năm 2023: Nhi đồng Con Cuông nỗ lực vượt qua vòng bảng

(Baonghean.vn) - Với mục tiêu vượt qua vòng bảng, Đội Nhi đồng Con Cuông đang nỗ lực tập luyện thể lực, kỹ thuật và chiến thuật để vượt qua đối thủ trong mỗi trận đấu. Sự nỗ lực và quyết tâm của các cầu thủ luôn nhận được sự ủng hộ của Ban huấn luyện, lãnh đạo địa phương và các bậc phụ huynh.
Bài học đắt giá cho thói côn đồ

Bài học đắt giá cho thói côn đồ

(Baonghean.vn) - Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà Hoàng vội chạy về nhà vác súng đến quán ăn đêm để “nói chuyện” với bạn và 3 phát súng vang lên chát chúa đã khiến 2 người bị thương. Hành vi phạm tội giết người của Hoàng để lại bài học đắt giá về thói côn đồ của một bộ phận người trẻ.
Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thể thao SLNA: Các cầu thủ xuất sắc đều xuất phát từ Giải Bóng đá TN-NĐ Cúp Báo Nghệ An

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thể thao SLNA: Các cầu thủ xuất sắc đều xuất phát từ Giải Bóng đá TN-NĐ Cúp Báo Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An qua nhiều năm, ông Nguyễn Đình Nghĩa - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thể thao Sông Lam Nghệ An khẳng định đây là giải bóng trẻ chuyên nghiệp, cung cấp cho Sông Lam Nghệ An nhiều cầu thủ trẻ tài năng.