Nỗ lực ở xã vùng cao Hữu Kiệm

(Baonghean) - Là xã vùng cao khó khăn, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn; song đến nay, xã Hữu Kiệm được đánh giá là địa phương có nhiều kết quả đáng ghi nhận trong phong trào xây dựng nông thôn mới để là xã về đích đầu tiên của huyện Kỳ Sơn.

Về xã Hữu Kiệm, địa phương được chọn xây dựng là xã về đích đầu tiên của huyện rẻo cao Kỳ Sơn, gặp gỡ, trao đổi với bà con các dân tộc ở đây, chúng tôi nhận thấy rằng, đồng bào  dù đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng không trông chờ ỷ lại Nhà nước trong thực hiện phong trào xây dựng NTM.

Bà Lương Thị Ninh ở bản Na Chảo, xã Hữu Kiệm nói: “Bản chúng tôi được xã chọn 1 trong 4 bản đăng ký về đích bản NTM năm 2016. Nhưng dù bà con hưởng ứng, tham gia tích cực, vẫn còn một số tiêu chí chưa đạt. Sang năm 2017, thực hiện sự chỉ đạo của xã, bà con trong bản tiếp tục vào cuộc, trong đó quan tâm nhất là làm thế nào để nâng cao thu nhập. Bởi vì hiện nay tiêu chí thu nhập chưa hoàn thành, mà đồng bào ở đây không có việc làm ổn định, chủ yếu nhìn vào chăn nuôi, sản xuất. Do vậy, gia đình bà cố gắng nuôi thêm lợn, gà, mua bò cái sinh sản để nuôi; tích cực gieo cấy, chăm sóc lúa nước đạt năng suất cao”.

Làm đường giao thông ở bản Na Lượng 1, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn). Ảnh: Xuân Hoàng
Làm đường giao thông ở bản Na Lượng 1, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn). Ảnh: Xuân Hoàng

Ông Nguyễn Hữu Lượng - Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm cho biết: Là địa phương còn nhiều khó khăn, do vậy, khi huyện chỉ đạo về đích NTM trong năm 2018 chúng tôi rất lo lắng. Xã đã xác định một số tiêu chí khó khăn: giao thông, môi trường, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo... do vậy, mục tiêu đặt ra là dễ làm trước, khó làm sau, làm đến đâu khắc phục đến đó.

Tuy nhiên, để đạt xã NTM, trước hết phải xây dựng bản NTM theo sự chỉ đạo của cấp trên. Do vậy, năm 2016, có 4/9 bản đăng ký về đích NTM, gồm: Khe Tỷ, Na Lượng 1, Na Chảo và bản Hòm. Đến cuối năm đánh giá cho thấy, đã có 3 bản đạt 13/15 tiêu chí; tiêu chí khó nhất vẫn là thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo. Xác định 2 tiêu chí này liên quan với nhau, nên tới đây xã tập trung nâng cao thu nhập cho người dân, bằng cách xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, vận động người dân tích cực khai hoang ruộng nước, nâng cao các sản phẩm đan lát tại làng có nghề ở Bình Sơn 1 và Bình Sơn 2. Tập trung chỉ đạo, tổ chức tốt việc xây dựng các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh; huy động sự đóng góp từ nhân dân kết hợp với nguồn ngân sách địa phương, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ ngân sách Nhà nước.

 » Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân

 » Nguyễn Đình Thục và những việc làm vi phạm nghiêm trọng giáo luật

Trong 6 năm qua, xã Hữu Kiệm được UBND tỉnh hỗ trợ 600 tấn xi măng, cùng với sự đóng góp của nhân dân về ngày công, vật liệu cát sỏi để đổ bê tông 1.000 m đường giao thông nông thôn, xây dựng sân bóng chuyền bản Na Lượng 1, bản Na Chảo. Đặc biệt, chính quyền xã xác định tiêu chí môi trường là khó khăn nên đã hỗ trợ xây dựng 228 nhà vệ sinh, 1.000 hố thu gom rác thải hộ gia đình, hỗ trợ 30 hộ nhà tạm láng nền nhà và duy tu sửa chữa kênh mương nội đồng. Ngoài ra, xã còn huy động đóng góp từ nhân dân và các tổ chức, đơn vị đóng chân trên địa bàn, mua sắm bàn ghế hội trường, bộ khánh tiết trang trí nhà văn hóa các bản Khe Tỳ, Na Chảo, bản Hòm, Đỉnh Sơn 1, với kinh phí trên 120 triệu đồng.

Riêng cuối năm 2016, xã Hữu Kiệm đã được Nhà nước hỗ trợ xi măng, huy động sức dân đổ bê tông 3 km đường liên bản ở bản Khe Tỳ, Na Lượng 1, bản Bà. Điều đáng nói, chính quyền xã đã vận động các cơ quan, đoàn thể từ huyện, tỉnh ủng hộ gần 100 triệu đồng để mua cát sỏi cho các bản, từ đó bà con không phải đóng góp tiền mua cát sỏi, chỉ bỏ ngày công làm đường.

Bằng cách làm đó, tới đây với sự hỗ trợ của UBND huyện, Hữu Kiệm sẽ triển khai đổ bê tông tuyến đường liên thôn nối từ Quốc lộ 7 vào bản Đỉnh Sơn 1 và Đỉnh Sơn 2, dài 6,5 km. Việc mở các tuyến đường nội đồng, đường lên núi trên địa bàn xã Hữu Kiệm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các dân tộc đi lại và vận chuyển hàng nông sản. Trong quá trình tổ chức thực hiện đã xuất hiện những tấm gương nhiệt tình, trách nhiệm với phong trào, nhiều người đã hiến đất, chặt hạ cây cối trong vườn để có được con đường xóm bằng phẳng, rộng rãi. Ngoài ra, hệ thống điện thắp sáng, trường học, trạm y tế trên địa bàn xã từng bước được đầu tư, nâng cấp khang trang, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Với mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2018 theo đúng lộ trình đã đề ra, chính quyền xã Hữu Kiệm đã xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể phấn đấu đạt 7 tiêu chí còn lại là: thu nhập, hộ nghèo, giáo dục, văn hóa, cơ sở vật chất văn hóa, thủy lợi và môi trường, giao thông. 

Hoàng Xuân

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.