Nơi nào tự phát hiện tham nhũng, người đứng đầu được điểm cộng

Theo Tiến Anh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nơi nào tự phát hiện tham nhũng, sai phạm là điểm cộng để khuyến khích người đứng đầu thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực nói chung và kiểm soát quyền lực để phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng nói riêng. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng đã được đẩy mạnh, từng bước hoàn thiện... Tuy nhiên, những thể chế trong Đảng cũng như quy định pháp luật về kiểm soát quyền lực, nhất là kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ thời gian qua, vẫn chưa tạo ra được “hàng rào” đủ mạnh trong kiểm soát quyền lực, phòng ngừa tham nhũng theo hướng bảo đảm không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng.

Cơ chế kiểm soát quyền lực chưa thực sự hoàn chỉnh

Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông - nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương. ảnh 1

Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông - nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương.

Nhìn lại hoạt động phòng chống tham nhũng thời gian qua, Tiến sỹ Nguyễn Viết Thông - nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và đã để lại những dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội… Tuy nhiên, cơ chế kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn những hạn chế nhất định, nên phần nào làm giảm hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng.

“Chúng ta đều nói rằng, nhân dân là chủ thể quyền lực Nhà nước, trước đây chúng ta có Quy định 27, 28 của Bộ Chính trị về giám sát phản biện xã hội, rồi Luật MTTQ, các quy định pháp luật liên quan khác đều đề cập vai trò của Nhân dân tham gia vào kiểm soát quyền lực, kể cả quyền lực của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, những quy định đó vẫn chưa quy định rõ Nhân dân - với tư cách chủ thể quyền lực thực hiện quyền lực của mình trong giám sát, kiểm soát quyền lực mình đã ủy quyền cho cán bộ, cơ quan công quyền cũng như tổ chức đảng ra sao, nên Nhân dân chưa thể hiểu và thực hiện quyền đó có hiệu quả”, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông chia sẻ.

Điểm lại những vụ sai phạm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm rõ và xử lý, cũng như các vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ cấp cao, các tướng lĩnh, có thể thấy, bên cạnh việc thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý thì nguyên nhân dẫn đến những vụ sai phạm, tham nhũng lớn còn do các cá nhân đó đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được trao để trục lợi cá nhân và phe nhóm. Đó chính là sự tha hóa quyền lực - mầm mống nảy sinh suy thoái tham nhũng.

Tiến sĩ Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an. ảnh 2

Tiến sĩ Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an.

Tiến sĩ Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an cho rằng, muốn phòng, chống tham nhũng có hiệu quả điều cần thiết là phải kiểm soát được quyền lực.

Theo ông Cương, trước hết phải siết chặt hệ thống giám sát quyền lực. Tiếp đến, làm rõ trách nhiệm của cơ quan công quyền, cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị… Hệ thống Hiến pháp luật pháp của chúng ta hiện nay chưa quy định cụ thể, rõ ràng về quyền và trách nhiệm pháp lý đối với đội ngũ cán bộ, phải có những quy định của Đảng cũng như quy phạm pháp luật đảm bảo cho mỗi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyền hạn đi liền với trách nhiệm cụ thể.

"Một vấn đề khác cũng rất quan trọng mà trong nghị quyết nêu ra và điều lệ Đảng cũng quy định đó là đảm bảo cho cơ quan Nhà nước hoạt động công khai, minh bạch để cho người dân giám sát được… Tôi cho rằng nếu làm được tốt 4 vấn đề đó thì chắc chắn chúng ta khắc phục cơ bản tình trạng tham nhũng”, Tiến sĩ Lê Văn Cương nhấn mạnh.

Số vụ tham nhũng đã phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng

Để hạn phòng chống tham nhũng có hiệu quả phải sớm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực bằng thể chế pháp luật, mà trước hết là kiểm soát tốt sự lạm quyền, lộng quyền trong công tác cán bộ và hoạt động ban hành thực thi chính sách. Cùng với đó, cũng cần đề cao đạo đức công vụ và trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên - nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Bởi thực tế ở nhiều nơi, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng chưa được phát huy tốt, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học. Ảnh: Kim Anh ảnh 3

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học. Ảnh: Kim Anh

Cụ thể, theo Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học, vẫn còn tình trạng người đứng đầu chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; có trường hợp nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thậm chí bao che cho các trường hợp tham nhũng, tiêu cực. Nghiêm trọng hơn, nhiều người đứng đầu đã thực hiện hành vi tiêu cực, tham nhũng hoặc tiếp tay cho tham nhũng bị phát hiện, xử lý. Thời gian qua, số vụ tham nhũng được chỉ đạo phát hiện, xử lý trong nội bộ cơ quan, đơn vị chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tham nhũng.

Ông Huỳnh Ngọc Sơn - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thăng Long cho rằng, dù chúng ta đã có đầy đủ các quy định và cơ chế trách nhiệm của công dân, cán bộ, đảng viên tham gia, thực hiện phòng chống tham nhũng, song thực tế tổ chức thực hiện chưa nghiêm. Vẫn còn tình trạng người đứng đầu cơ quan, đơn vị không dám và không muốn chống tham nhũng.

"Bản thân các quy định về phòng, chống tham nhũng đã có đầy đủ cơ chế mà trong đó bất kỳ một ai cũng phải tham gia phòng, chống tham nhũng. Nhưng cơ chế là cơ chế, con người thực hiện cơ chế mới là quan trọng. Tôi biết là một số cơ quan công quyền có tham nhũng nhưng thủ trưởng không muốn chống tham nhũng, né tránh bởi vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của thủ trưởng, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan mà thủ trưởng đó phụ trách", ông Huỳnh Ngọc Sơn cho biết.

Ông Nguyễn Đình Quyền - nguyên Viện trưởng Viện Lập pháp của Quốc hội. Ảnh: Kim Anh ảnh 4

Ông Nguyễn Đình Quyền - nguyên Viện trưởng Viện Lập pháp của Quốc hội. Ảnh: Kim Anh

Theo ông Nguyễn Đình Quyền - nguyên Viện trưởng Viện Lập pháp của Quốc hội, thực tế này có phần nguyên nhân từ sự suy thoái, thiếu gương mẫu của cán bộ đứng đầu, song ở đây cũng cho thấy căn bệnh thành tích vẫn ăn sâu vào các cơ quan đơn vị. Bệnh thành tích chi phối trách nhiệm người đứng đầu. Thông thường chúng ta hay đánh giá cơ quan, đơn vị nào phát hiện tham nhũng tiêu cực nhiều thì cho là nơi đó yếu kém trong quản lý cán bộ. Vì vậy, nên thay đổi quan niệm, nơi nào tự phát hiện tham nhũng, sai phạm là điểm cộng để khuyến khích người đứng đầu thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình.

Những vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra gần đây như vụ nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam, vụ nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh và cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, nhưng trong báo cáo của các cơ quan, đơn vị này đều khẳng định chưa phát hiện có tham nhũng trong nội bộ cho thấy những người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thậm chí vô hiệu hoá công tác này tại nội bộ cơ quan, đơn vị mình phụ trách…

Muốn giám sát quyền lực thì phải bằng thể chế, hay nói cách khác thể chế đó phải được cụ thể hóa bằng pháp luật. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, để hạn chế tình trạng tham nhũng thì cần áp dụng nhiều giải pháp, trong đó chú ý đến việc đánh giá, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ…; Lựa chọn bố trí người đứng đầu cơ quan, đơn vị thực sự có “Tâm-Tài-Trí-Dũng-Liêm”, chúng ta cũng cần mạnh dạn giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về công tác cán bộ cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Tiến sĩ Đinh Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ. Ảnh: Thi Uyên ảnh 5

Tiến sĩ Đinh Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ. Ảnh: Thi Uyên

Tiến sĩ Đinh Văn Minh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế-Thanh tra Chính phủ cho rằng, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Vậy nhưng thực tế vừa qua, người đứng đầu một số nơi, một số lúc chưa thực sự quan tâm đến phòng chống tham nhũng, có những trường hợp dung túng bao che cho cán bộ tham nhũng, thậm chí là tham nhũng… Vì vậy, cần có các quy định đề cao và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu cả về đạo đức lẫn pháp lý.

Cùng với tăng cường giám sát quyền lực, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chính sách pháp luật một cách công khai, minh bạch dưới sự giám sát của người dân thì các cấp ủy đảng cũng phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp phát hiện phát hiện uốn nắn những dấu hiệu vi phạm, tham nhũng ngay từ lúc manh nha./.

tin mới

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức giải trình về tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt vùng đồng bào dân tộc, miền núi

Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức giải trình về tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt vùng đồng bào dân tộc, miền núi

(Baonghean.vn) - Chiều 29/9, tại TP. Vinh, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 9/2023. Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc làm việc.

Rà soát, phối hợp giải quyết các vướng mắc trong thực hiện chính sách do HĐND tỉnh ban hành

Rà soát, phối hợp giải quyết các vướng mắc trong thực hiện chính sách do HĐND tỉnh ban hành

(Baonghean.vn) - Làm việc với UBND huyện Nam Đàn, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đề nghị địa phương tiếp tục rà soát các chính sách và tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo triển khai các chính sách kịp thời và hiệu quả hơn.

4 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng và phát triển hội nông dân trong nhiệm kỳ 2023-2028

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng và phát triển Hội Nông dân trong nhiệm kỳ 2023-2028

(Baonghean.vn) - Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng chương trình hoạt động, phát triển hội trong nhiệm kỳ tới.

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

Nông dân kỳ vọng gì vào Đại hội lần thứ X Hội Nông dân tỉnh Nghệ An

Video: Nông dân đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội lần thứ X Hội Nông dân tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đại hội Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 -2028 đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát huy vai trò của tổ chức Hội và hội viên nông dân. Tại Đại hội, nhiều hội viên, nông dân đã bày tỏ niềm tin, kỳ vọng vào một chặng đường nhiều đổi mới,...

[Infographics] Những kết quả nổi bật của TP Vinh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị

[Infographics] Những kết quả nổi bật của TP Vinh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị

(Baonghean.vn) -Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Vinh đã đạt được những kết quả khá tích cực, một số lĩnh vực đã hình thành yếu tố trung tâm vùng; từng bước đóng vai trò là cực tăng trưởng, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Khơi dậy sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp Nghệ An

Khơi dậy sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần khơi dậy sức sáng tạo của người lao động, thúc đẩy phát triển của từng doanh nghiệp.

Linh hoạt trong vận động làm nhà ở cho người nghèo ở Hưng Nguyên

Linh hoạt trong vận động làm nhà ở cho người nghèo ở Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21 của BTV Tỉnh ủy về vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo; huyện Hưng Nguyên đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu tích cực.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp nông dân và thực hành dân chủ ở nông thôn - Vận dụng vào xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng giai cấp nông dân và thực hành dân chủ ở nông thôn - Vận dụng vào xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

(Baonghean.vn) -  Xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ trương nhất quán của Đảng ta, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong công cuộc đổi mới đất nước, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa và trao quà trẻ khuyết tật, mồ côi

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cùng doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa và trao quà trẻ khuyết tật, mồ côi

(Baonghean.vn) - Ngày 23/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An do Đại biểu Quốc hội, GS.TS, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành làm trưởng đoàn đã đến các xã Thanh Khai và Thanh Xuân (Thanh Chương) dự lễ khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo.

Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh trao nhiều phần quà cho người nghèo, học sinh tại huyện Tương Dương

Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh trao nhiều phần quà cho người nghèo, học sinh tại huyện Tương Dương

(Baonghean.vn) - Chiều 23/9, đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với một số doanh nghiệp trao các phần quà trị giá hơn 240 triệu đồng cho người nghèo, học sinh nghèo huyện Tương Dương.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2023-2028

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2023-2028

(Baonghean.vn) - Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An triển khai nhiều hoạt động sôi nổi với các công trình, phần việc thiết thực, cụ thể, chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 sẽ diễn ra vào 2 ngày (27, 28/9) sắp tới.

Vùng cao Quế Phong - nửa nhiệm kỳ vượt khó, tạo dấu ấn phát triển

Vùng cao Quế Phong - nửa nhiệm kỳ vượt khó, tạo dấu ấn phát triển

(Baonghean.vn) -Nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quế Phong đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ lần thứ XXII đề ra. 

Những nỗ lực vận động đồng bào ở vùng biên Kỳ Sơn không theo 'đạo lạ'

Những nỗ lực vận động đồng bào ở vùng biên Kỳ Sơn không theo 'đạo lạ'

(Baonghean.vn) - Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào các dân tộc thiểu số, các thế lực thù địch tìm cách phá hoại sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp. Huyện Kỳ Sơn đã triển khai hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới bằng nhiều giải pháp phù hợp.