Nông dân miền núi Nghệ An “trúng” mùa sở

Phương - Thủy 20/10/2018 16:11

(Baonghean.vn) - Hiện đang là mùa thu hoạch sở của người dân xã Nghĩa Lộc (Nghĩa Đàn). Năm nay, sở vừa được mùa, vừa được giá khiến bà con hết sức phấn khởi.

Cây sở về với người dân miền núi xã Nghĩa Lộc huyện Nghĩa Đàn từ năm 1998. Đến nay, ở xã Nghĩa Lộc có 259 ha. Trong đó có 247,8 ha diện tích sở đã cho thu hoạch.
Cây sở được người dân miền núi xã Nghĩa Lộc (huyện Nghĩa Đàn) trồng từ năm 1998, nay, toàn xã có 259 ha, trong đó hơn 247 ha diện tích sở đã cho thu hoạch. Ảnh: Phương Thủy
Bình quân, mỗi héc ta sở cho thu hoạch được 500 kg quả tươi. Xóm Vạn Lộc 1, xã Nghĩa Lộc là nơi trồng nhiều nhất, với diện tích hơn 60 ha và chững lại dần.
Bình quân, mỗi ha sở thu hoạch được 500 kg quả tươi. Ở xóm Vạn Lộc 1, xã Nghĩa Lộc là nơi trồng nhiều nhất với diện tích hơn 60 ha. Ảnh: Phương Thủy
Năm 1998 được xem là năm có diện tích sở được trồng mới lớn nhất xã Nghĩa Lộc với hơn 100ha.
Năm 1998 được xem là năm có diện tích sở được trồng mới lớn nhất xã Nghĩa Lộc với hơn 100 ha. Ảnh: Phương Thủy
Từ năm 2010 đến 2014 giá sở giảm xuống. “Nhiều gia đình đã chặt phá cây sở chuyển sang trồng keo nguyên liệu. Số diện tích lên đến gần 100ha cây sở bị chặt phá” - Một cán bộ xã Nghĩa Lộc cho biết.
Từ năm 2010 đến 2014 giá sở bắt đầu sụt giảm. “Nhiều gia đình đã chặt phá cây sở, số diện tích bị chặt phá lên đến gần 100 ha và chuyển sang trồng keo nguyên liệu” - một cán bộ xã Nghĩa Lộc cho biết. Ảnh: Phương Thủy
Từ năm 2015 đến nay, giá sở khá ổn định, nhiều gia đình đã tổ chức trồng mới. Ngoài xã Nghĩa Lộc, trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn cũng có một số xã như Nghĩa Mai, Nghĩa Long… có trồng cây sở nhưng diện tích không đáng kể.
Từ năm 2015 đến nay, giá sở khá có xu hướng ổn định, nhiều gia đình đã tiến hành trồng mới. Ngoài xã Nghĩa Lộc, trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn còn có một số xã như Nghĩa Mai, Nghĩa Long… cũng trồng giống cây này nhưng diện tích không lớn. Ảnh: Phương Thủy
Sau khoảng 3 đến 5 năm trồng mới thì cây sở sẽ cho thu hoạch.  Việc thu hoạch sở có nhiều khó khăn vì ngoài việc phải leo lên các cành cây cao thì còn phải đối mặt với việc bị kiến cắn, ong đốt…
Cây sở sau khi trồng 3 đến 5 năm sẽ cho thu hoạch. Việc thu hoạch sở có nhiều khó khăn vì ngoài việc phải leo lên các cành cây cao còn phải đối mặt với việc bị các loại côn trùng như kiến, ong đốt vào tay, chân. Ảnh: Phương Thủy
Hiện nay, sở được bán tại địa phương cho các thương lái với giá từ 15000 đồng cho đến 18000 đồng/1kg sở tươi. “Gia đình tôi có hơn 3ha sở đã cho thu hoạch. Nhờ sở được mùa và giá cao nên mấy năm qua gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định” – một người dân xóm Vạn Lộc 1 chia sẻ.
Hiện nay, sở được bán cho các thương lái với giá từ 15.000 - 18.000 đồng/1kg tươi. “Gia đình tôi có hơn 3 ha sở đã cho thu hoạch, nhờ được mùa và giá cao nên mấy năm qua có nguồn thu nhập ổn định” - một người dân xóm Vạn Lộc 1 chia sẻ. Ảnh: Phương Thủy
Quả của cây sở được dùng để lấy dầu, chế biến xà phòng, thuốc trừ sâu.... "Hạt sở chưa được sử dụng nhiều tại thị trường Việt Nam mà chủ yếu đang xuất sang thị trường Trung Quốc, vì thế việc thu mua sở cũng chưa thể an tâm" - một thương lái thu mua cho biết. Ảnh: Phương Thủy

Mới nhất

x
Nông dân miền núi Nghệ An “trúng” mùa sở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO