Nông dân Nghi Lộc phát triển nông nghiệp sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao

(Baonghean.vn) - Những năm qua, huyện Nghi Lộc tích cực hỗ trợ, tạo động lực để người dân xây dựng, mở rộng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo quy trình nông nghiệp sạch.
Thăm mô hình trồng dưa lưới của anh Trần Mạnh Hùng, ở xóm Hợp Thắng, xã Khánh Hợp (Nghi Lộc), bất ngờ trước những hàng dưa xanh mát, quả to đều, thẳng tắp trên vùng đất vốn bị bỏ hoang bao năm qua vì không một cây trồng nào mang lại hiệu quả kinh tế. 
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại xã Khánh Hợp huyện Nghi Lộc. Ảnh Quang An
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc. Ảnh Quang An

Anh Hùng chia sẻ: “Là người con Nghi Lộc xa quê vào miền Nam làm ăn gần 20 năm trời, tôi luôn trăn trở một ngày sẽ trở về để lập nghiệp tại quê hương, góp phần phát triển kinh tế vốn còn nghèo khó, lạc hậu. Ngay khi địa phương có chủ trương dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi những diện tích đất cao cưỡng, kém phát triển sang trồng những giống cây mới, cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Tôi đã nảy ra ý tưởng trồng dưa lưới và bắt tay vào xây dựng mô hình từ tháng 8/2019. Quá trình thực hiện luôn có sự giúp đỡ của chính quyền huyện Nghi Lộc và xã Khánh Hợp”.

Sau 1 năm thực hiện, mô hình dưa lưới của anh Hùng bắt đầu cho quả ngọt.

“Mô hình trồng dưa lưới của anh Hùng là điểm sáng của địa phương trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhiều người dân trên địa bàn cũng đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, thay đổi dần nhận thức trong cách làm nông nghiệp...”.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hợp cho biết

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Quang An
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Quang An

Còn tại xã Nghi Thuận, một trong những địa phương chịu cảnh khô hạn nặng nề trên địa bàn huyện Nghi Lộc, việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác, đặc biệt là hành tăm, là một trong những hướng đi đúng đắn của địa phương và nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Trồng hành tăm ở đây vừa giúp giảm thiểu tình trạng bỏ hoang đất lúa, vốn không thể canh tác vì thiếu nước, vừa giúp bà con có thu nhập ổn định mỗi ha từ 200 triệu đồng/năm trở lên.

Đồng chí Lê Thanh Hải - Chủ tịch UBND xã Nghi Thuận cho biết: Toàn xã có gần 300 ha lúa, tuy nhiên,  do thiếu nước trầm trọng nên vụ hè thu năm nay chỉ gieo cấy được 40 ha. Diện tích còn lại đã được xã chuyển đổi dần sang trồng hành tăm. Đến thời điểm hiện tại, toàn xã đã chuyển đổi được gần 100 ha đất trồng lúa sang trồng hành tăm, diện tích này sẽ tiếp tục tăng lên nếu như thời tiết khắc nghiệt vẫn còn tiếp diễn trong những năm tới.

Người dân Nghi Lộc phán khởi vì hành tăm đạt hiệu quả cao trên đất lúa. Ảnh: Quang An
Người dân Nghi Lộc phấn khởi vì hành tăm đạt hiệu quả cao trên đất lúa. Ảnh: Quang An

Nghi Lộc là huyện giáp ranh với TP. Vinh và TX. Cửa Lò, là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ của tỉnh, quỹ đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Do vậy, công tác thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây, con có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế vào sản xuất là điều cấp thiết phải thực hiện, được chính quyền huyện Nghi Lộc xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Huyện đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề, triển khai đến đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện và cấp xã. Đồng thời, hàng năm HĐND huyện đã ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có cơ chế hỗ trợ 350 triệu đồng/mô hình sản xuất hoa, dưa, rau, củ, quả trong nhà màng, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt (giai đoạn 2015-2020); đã hỗ trợ 7 mô hình với tổng số tiền 2.450.000.000 đồng tại các xã: Nghi Long, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Xá, Khánh Hợp).

Nhiều diện tích trồng màu hiệu quả thấp trước đây đã được người dân địa phương chuyển đổi sang canh tác các loại hoa, rau, củ, quả trong nhà màng sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt theo mô hình VietGAP mang lại thu nhập khá cao như tại Nghi Long (gần 80 ha), Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Xá, Khánh Hợp (gần 20 ha)... Thu nhập mang lại từ sản xuất hoa, dưa, rau, củ, quả ở mô hình sản xuất công nghệ cao đạt trên 350 triệu đồng/ha/năm. 

Một số diện tích đất đồi, đất cao cưỡng trồng lúa không hiệu quả, người dân đã  chuyển đổi sang trồng một số loại cây trồng có hiệu quả kinh tế khá cao như: hành tăm (Nghi Lâm, Nghi Thuận, Nghi Văn với diện tích gần 150 ha); nghệ (Nghi Kiều gần 20 ha); măng tây (Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Công Nam... với diện tích hơn 10 ha)... thu nhập mang lại từ các loại cây trồng này đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm.
Bà con xã Nghi Kiều trồng và chế biến tinh bột nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Lâm Tùng
Bà con xã Nghi Kiều trồng và chế biến tinh bột nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Lâm Tùng

Để thực hiện thành công và có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, UBND huyện đã chú trọng xây dựng mô hình, chọn hộ sản xuất tiên tiến làm hạt nhân để nhân rộng ra toàn huyện (như hộ ông Nguyễn Tứ Mỹ, Nguyễn Tứ Ngọc... ở Nghi Long, hộ ông Đinh Quang Hoàng ở Nghi Trung...); củng cố vai trò của HTX, tổ hợp tác để liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân và chuyển giao khoa học, kỹ thuật, gắn với việc xây dựng vùng sản xuất tập trung. Song song với đó, huyện cũng đang xây dựng thương hiệu, nhãn mác tập thể gắn với tem truy xuất nguồn gốc như sản phẩm rau, củ, quả Nghi Long, dưa lưới Nghi Trung, hành tăm Nghi Lâm, tinh bột nghệ Nghi Kiều...   

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền và nông dân Nghi Lộc, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo quy trình nông nghiệp sạch đã đạt được kết quả khả quan, đưa giá trị sản xuất bình quân của ngành nông nghiệp từ 82 triệu đồng/ha/năm (năm 2015) lên trên xấp xỉ 100 triệu đồng/ha/năm năm 2020; từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.