Nửa thập kỷ Crimea sáp nhập Nga và cái giá mà Moscow phải trả

Theo Kiều Anh (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nửa thập kỷ trôi qua kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, Moscow dường như vẫn đang phải "trả giá" cho quyết định này.

Hiệp ước gia nhập với mục đích đưa Crimea vào sự kiểm soát của Nga vẫn chưa được hầu hết các nước công nhận, trong khi Mỹ và EU tiếp tục giáng thêm các đòn trừng phạt mới vào Nga.

Nửa thập kỷ Crimea sáp nhập Nga và cái giá mà Moscow phải trả ảnh 1
Sau 5 năm sáp nhập Crimea, liệu Nga vẫn đang phải "trả giá"? Ảnh: Victor Korniyenko/Wikicommons

Tuy nhiên, bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga vẫn đầu tư hàng tỷ USD xây dựng các nhà máy điện và hoàn thành thi công cây cầu vĩ đại Kerch nối Crimea với lục địa Nga vào năm 2018.

Hầu hết "cái giá" mà Nga đang phải trả cho quyết định của mình đều đến từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, vốn tích tụ dần mỗi năm từ khi Nga sáp nhập Crimea và một số lệnh trừng phạt mới do các cáo buộc Nga can thiệp bầu cử cũng như các động thái khác của nước này.

Nga vẫn đang gặp không ít khó khăn khi giá dầu lao dốc, trong khi đây chính là nguồn xuất khẩu chính của nước này. Ngoài ra, kinh tế Nga cũng phải đối mặt với việc đầu tư nước ngoài giảm và thu nhập bình quân đình trệ. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy sự quan tâm của công chúng với quyết định sáp nhập lãnh thổ bên bờ Biển Đen với Nga đã giảm đi nhiều.

Các nhà phân tích trên trang Bloomberg Economics ước tính các lệnh trừng phạt đã khiến nền kinh tế Nga sụt giảm 6% trong 5 năm qua. Một nghiên cứu do nhà phân tích Scott Johnson công bố vào cuối năm 2018 cho thấy nền kinh tế của Nga - nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới đã kém hơn mức dự tính tới hơn 10%, tương đương với 150 tỷ USD so với những tính toán vào cuối năm 2013

4 điểm phần trăm là do giá dầu giảm và số còn lại có nguyên nhân từ các lệnh trừng phạt cùng các yếu tố khác.

Các lệnh trừng phạt sẽ không thể chấm dứt sớm trong tương lai và các cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 có thể khiến tình hình thêm tồi tệ hơn.

Số lượng các công ty và các cá nhân của Nga là mục tiêu trừng phạt của Mỹ đã lên tới con số hơn 700 kể từ năm 2014 và một dự luật khác đang được xem xét ở Washington có thể "giáng" thêm những đòn trừng phạt mới vào Moscow trong năm nay.

Kinh tế đình trệ cũng có nghĩa là thu nhập của người dân Nga giảm đi. Thu nhập trung bình của người dân hầu như không vượt quá 30.000 rúp/tháng (tương đương 459 USD) kể từ khi Nga sáp nhập Crimea. Việc giá dầu sụt giảm đã đẩy Nga vào cuộc suy thoái trong gần 2 năm. Khu vực duy nhất có thu nhập bình quân tăng là Crimea.

Sau khi tăng nhẹ vào năm 2017 khi Tổng thống Trump có dấu hiệu sẽ dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt với Nga, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Nga lại giảm và thậm chí còn tăng trưởng âm vào quý 2 của năm 2018.

Khi sức ép kinh tế trực tiếp "đè nặng" lên người dân Nga, những phản ứng tích cực về việc sáp nhập Bán đảo Crimea của công chúng cách đây 5 năm cũng bắt đầu giảm đi. Một cuộc khảo sát được công bố ngày 14/3 cho thấy chỉ 39% người dân Nga cho rằng sáp nhập Crimea lợi nhiều hơn hại trong khi con số này vào cuối năm 2014 là 67%.

Ngày 18/3, Tổng thống Nga Putin sẽ tới thăm một số thành phố của Crimea như Sevastopol và Simferopol để dự sự kiện kỷ niệm 5 năm Crimea sáp nhập vào Nga.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.