Phát triển kinh tế cần phải gắn với bảo vệ môi trường

Thu Huyền 14/11/2018 17:28

(Baonghean.vn) - Chiều 14/11, UBND tỉnh tiếp tục phiên họp thường kỳ tháng 11 dưới sự chủ trì của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có các đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh, các thành viên ủy ban.

Các đại biểu tham dự cuộc họp. Ảnh: Thu Huyền

Các đại biểu tham dự cuộc họp. Ảnh: Thu Huyền

Vướng kinh phí, xử lý ô nhiễm môi trường gặp khó

Mở đầu phiên họp chiều nay, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh năm 2018, nhiệm vụ năm 2019.

Theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Nghệ An, từ năm 2003 đến năm 2015, toàn tỉnh có 77 cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm trong danh sách ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từ năm 2016 đến nay, không phát sinh thêm cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trên địa bàn tỉnh có 15 nguồn thải lớn, trong đó 12 cơ sở có nguồn nước thải trên 1.000m3/ngày đêm và 3 cơ sở có nguồn khí thải lưu lượng lớn. Đến nay, có 8/15 đơn vị đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, trong đó có 2 đơn vị đã truyền dẫn số liệu quan trắc tự động về Sở Tài nguyên và Môi trường; 5/15 đơn vị đang đầu tư lắp đặt, dự kiến cuối năm 2018 sẽ hoàn thành. Riêng Khu công nghiệp Đông Hồi và Nghĩa Đàn chưa tiến hành lắp đặt.

Giám đốc Sở Tài Nguyên &MT Võ Duy Việt phát biểu cho biết tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật rất phức tạp, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Ảnh: Thu Huyền

Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Võ Duy Việt phát biểu cho biết, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật rất phức tạp, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Ảnh: Thu Huyền

Trên địa bàn tỉnh có 954 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, hiện đã điều tra khảo sát xong 240 điểm, đang điều tra 714 điểm. Đã và đang xử lý cho 60 điểm, trong đó 23 điểm đã hoàn thành nghiệm thu và bàn giao hoàn trả mặt bằng cho địa phương, 18 điểm đã hoàn thành các hạng mục công trình xử lý,19 điểm đang trong quá trình triển khai thực hiện.

Tại cuộc họp, ý kiến các đại biểu cho rằng việc xử lý ô nhiễm môi trường đang rất khó khăn, vướng nhất là kinh phí. Phát triển làng nghề là xu hướng tất yếu nhưng hạ tầng không đồng bộ nên thực trạng ô nhiễm tiếng ồn, không khí, nước thải ở làng nghề vẫn phức tạp.

Nhà máy xử lý nước thải KCN Nam Cấm. Ảnh: Thu Huyền

Nhà máy xử lý nước thải KCN Nam Cấm. Ảnh: Thu Huyền

Các đại biểu cũng cho rằng, các khu công nghiệp đều chú trọng thu hút đầu tư, lấp đầy KCN nhưng thiếu sự quan tâm đúng mức cho vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường. Hầu hết vấn đề môi trường đều làm sau nên gây khó khăn cho công tác xử lý. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Điền đề nghị cần có lộ trình, cách thức xử lý để giải quyết những vùng bị ô nhiễm nặng. Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các khu cụm công nghiệp, cần báo cáo cụ thể số nhà máy có quan trắc tự động, nếu chưa có thì cần phải cam kết thời gian hoàn thành...

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các đại biểu, kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý đánh giá cao nỗ lực của các sở, ban ngành; cho rằng các cấp ủy chính quyền địa phương đã có chuyển biến lớn đối với công tác bảo vệ môi trường.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý kết luận cuộc họp. Ảnh Thu Huyền

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý kết luận cuộc họp. Ảnh: Thu Huyền

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Dự thảo báo cáo về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh năm 2018 đã đánh giá được những vấn đề liên quan đến công tác quản lý về môi trường trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thì vấn đề đặt ra là cần định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, cơ quan chuyên môn trong việc kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất trong việc thực hiện bảo vệ môi trường. Trong đó, cơ quan chuyên môn tập trung nghiên cứu, đề ra các giải pháp giải quyết triệt để các địa điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, khu vực ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.

Yêu cầu các dự án trước khi đi vào hoạt động phải có hệ thống xử lý môi trường; không bằng mọi giá thu hút đầu tư. Phát triển kinh tế chú trọng hiệu quả nhưng phải gắn với công tác bảo vệ môi trường; tăng cường thanh tra kiểm tra giám sát môi trường; Cần nghiên cứu cơ chế huy động nguồn lực xử lý...

2.853 công trình, dự án phải thu hồi

Tiếp đó, các đại biểu đã nghe và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh thông qua danh mục công trình, dự án cần thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai trên địa bàn Nghệ An; dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo quy định tại Khoản 1, Điều 58 Luật Đất đai để thực hiện công trình dự án trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 2.853 công trình, dự án phải thu hồi 8.075,35 ha đất, HĐND tỉnh thông qua chủ trương thu hồi đất từ kỳ họp thứ 3 (tháng 12/2016) đến nay. Trên cơ sở các Nghị quyết của HĐND tỉnh, căn cứ quy định của Luật Đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn, chỉ đạo UBND cấp huyện hoàn thiện trình UBND tỉnh phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất các năm 2017, 2018 làm căn cứ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Một dự án dở dang làm mất mỹ quan đô thị ở Cửa Lò. Ảnh Trân Châu

Một dự án dở dang làm mất mỹ quan đô thị ở Cửa Lò. Ảnh: Trân Châu

Tổng hợp báo cáo rà soát đánh giá của UBND cấp huyện, ước tính kết quả thực hiện đến ngày 31/12/2018 có 1.074 công trình, dự án với tổng diện tích 2.078,60 ha đất đã triển khai thực hiện. Việc thu hồi đất triển khai thực hiện các công trình, dự án được HĐND tỉnh thông qua tại các nghị quyết vẫn đạt tỷ lệ thấp. Một số đơn vị đạt dưới 15% về diện tích, đơn cử như thành phố Vinh, thị xã Thái Hòa, các huyện: Quỳ Châu, Tương Dương và Đô Lương.

Kết luận nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý nhất trí thông qua, đề nghị cơ quan soạn thảo hoàn thiện dự thảo trình HĐND tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý: Sẽ quan tâm hơn đến 27 xã đặc biệt khó khăn

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý: Sẽ quan tâm hơn đến 27 xã đặc biệt khó khăn

(Baonghean.vn) - Sáng 14/11, phiên họp thường kỳ tháng 11 bước sang ngày làm việc thứ 2 bàn về mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019, chính sách tiêu thụ nông sản và đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp.

Cũng trong chiều nay, các đại biểu nghe và cho ý kiến về báo cáo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2018, nhiệm vụ năm 2019 gắn với báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 12/2017/NĐ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh về tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh; Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Khoản 3, Điều 86 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015; dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ công tác cai nghiện ma túy, giáo dưỡng và giáo dục bắt buộc trên địa bàn tỉnh; dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh quy định mức trợ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.

Mới nhất

x
Phát triển kinh tế cần phải gắn với bảo vệ môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO