Phụ huynh tố trường mầm non cho trẻ ăn cơm mốc, đầu cá

Theo Quỳnh Như (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Lúc trường mầm non Phú Mỹ đang tiếp đoàn thanh tra, các phụ huynh bất ngờ vào và phát hiện bữa ăn của trẻ không đảm bảo với cơm mốc, cá kho chỉ có đầu, canh nhiều thịt mỡ.

UBND thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa tổ chức buổi họp đối chất giữa giáo viên trường mầm non Phú Mỹ với đại diện các phụ huynh để làm rõ thông tin trẻ phải ăn cơm mốc, đầu cá trong bữa ăn.

Theo phản ánh của phụ huynh, trưa 9/10, họ tới trường mầm non Phú Mỹ và chứng kiến bữa ăn của trẻ không đảm bảo chất lượng với cơm có màu xanh giống bị mốc và cá diêu hồng sốt cà chua nhưng chỉ có đầu cá, canh cải nấu với thịt nhưng toàn thịt mỡ.

Phụ huynh tố trường mầm non cho trẻ ăn cơm mốc, đầu cá ảnh 1
Các phụ huynh đưa cơm và thức ăn của trẻ ra ngoài kiểm tra

Thời điểm này trường đang tiếp đoàn thanh tra của thị xã Phú Mỹ tới làm rõ đơn tố cáo hiệu trưởng trường mầm non thị xã Phú Mỹ của 13 giáo viên.

Các phụ huynh đã mang nồi cơm, nồi cá kho và canh vào phòng đoàn thanh tra làm việc để phản ánh. Chứng kiến sự việc, cán bộ đoàn thanh tra ghi nhận ý kiến phụ huynh, báo cáo sự việc với lãnh đạo thị xã và mời phòng y tế tới lấy mẫu cơm đi kiểm tra.

Vào sáng hôm nay, các giáo viên cấp dưỡng của nhà trường đã xin nghỉ, không nấu cơm cho các trẻ, phòng giáo dục đã thông báo cho phụ huynh đến đưa trẻ về nhà.

Tuy nhiên, sau đó có một ngôi chùa đã đứng ra nấu cơm cho các trẻ, phòng giáo dục cũng yêu cầu trung tâm y tế đến để kiểm tra để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Phụ huynh nói rằng họ đã đóng 25.000 đồng/ngày và phí dịch vụ 5.000 đồng/ngày cho mỗi trẻ ăn ở trường nhưng khẩu phần ăn không đảm bảo. Việc này phụ huynh cũng đã nhiều lần phản ánh lên cho lãnh đạo trường mầm non thị xã Phú Mỹ nhưng tình hình không cải thiện.

“Con tôi nhiều lần đi nhà trẻ về rồi khóc và không chịu đi học nữa. Nguyên nhân cũng do thức ăn ở trường rất khó ăn. Tôi đã tới và chứng kiến thì thấy thức ăn không đảm bảo” – chị Nguyễn Ngọc Quỳnh Hương nói và cho biết, vào trưa qua, chị cùng một số phụ huynh vào nhà bếp kiểm tra thì thấy gạo bị mốc xanh.

“Nếu cho trẻ ăn những thực phẩm như vậy thì sao đảm bảo sức khỏe cho trẻ được” – chị Quỳnh Hương đặt câu hỏi.

Còn chị Trần Thị Thu thì nói rằng đây không phải là lần đầu xảy ra sự việc như thế này. Trước đó, chị đã từng chứng kiến việc trẻ sử dụng loại sữa không rõ nguồn gốc, sau đó nhà trường có đổi sữa, hay việc miến làm thức ăn cho trẻ cũng bị mốc…

“Chúng tôi đã phản ánh nhiều lần tới lãnh đạo trường rồi nhưng không có tác dụng. Chúng tôi không chấp nhận việc trẻ ăn uống hàng ngày với thực phẩm không đảm bảo” – chị Thu bức xúc.

Các phụ huynh còn cho biết, sau khi phản ánh cơm mốc, lãnh đạo nhà trường đã cho xe chở gạo đi nhưng họ không đồng ý.

Phụ huynh tố trường mầm non cho trẻ ăn cơm mốc, đầu cá ảnh 2
Thực đơn bữa trưa của trẻ mà theo phụ huynh là cơm mốc, cá chỉ có đầu

Trong cuộc làm việc, giáo viên trường mầm non Phú Mỹ thừa nhận việc cơm bị mốc, món cá kho có nhiều đầu. Giáo viên nói cơm mốc là do gạo bị hư, dù đã báo cho lãnh đạo trường từ tuần trước nhưng không hiểu bì sao vẫn chưa được thay thế.

Đại diện lãnh đạo trường mầm non Phú Mỹ xác nhận có biết thông tin gạo không trắng nhưng do 2 ngày cuối tuần, nhà trường không làm việc nên khổng đổi gạo được. Qua thứ 2 thì bên cung cấp gạo có việc bận không thể qua.

Nhà trường khẳng định cá đầy đủ cả mình, đầu và đuôi, không có việc chỉ đưa đầu cá cho trẻ.

Ông Nguyễn Văn Thắm – Chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ cho biết sẽ tiến hành thanh tra toàn diện những nội dung mà phụ huynh, giáo viên đã phản ánh và xem xét các nội dung cụ thể với tinh thần khách quan, công tâm.

Theo ông Thăm, trường sẽ ký hợp đồng với một công ty chuyên cung cấp thức ăn cho một số trường mầm non trên địa bàn để nấu cho trẻ, nhưng chưa thể làm trong ngày mai.

Các phụ huynh đồng ý để giáo viên nấu vào trưa mai, nhưng sẽ cử người để giám sát.

Thời gian gần đây, 13 giáo viên trường mầm non Phú Mỹ đã đồng loạt đứng đơn tố cáo hiệu trưởng Nguyễn Thị Tham Liêm có khuất tất trong các khoản thu chi./.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.