Quế Phong: Khởi sắc nhờ đầu tư phát triển hạ tầng

(Baonghean.vn) - Những năm qua, huyện Quế Phong đã thu hút đầu tư, huy động các nguồn vốn để xây dựng hạ tầng. Nhiều công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Nhiều công trình được đầu tư xây dựng

Lên Quế Phong hôm nay, chúng tôi chứng kiến nhiều công trình quy mô đã và đang được xây dựng đồng bộ, khang trang, tạo nên một diện mạo mới ở huyện miền núi, biên giới này.

anh
Chợ mới Kim Sơn có vị trí ở ngã ba đường tiếp giáp với Quốc lộ 16 và Tỉnh lộ 544B - là khu vực thương mại chính của huyện Quế Phong. Ảnh: CTV

Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Kim Sơn là công trình chợ Kim Sơn vừa được khai trương và đưa vào sử dụng vào cuối tháng 7/2021. Đây là khu chợ khang trang, hiện đại, xứng tầm bậc nhất của miền Tây xứ Nghệ. Chợ có quy mô hơn 6.000 m2 với tổng mức đầu tư 101,46 tỷ đồng, quy hoạch 389 ki-ốt từ 1-3 tầng, tọa lạc ở vị trí đắc địa tại ngã ba đường tiếp giáp với  Quốc lộ 16 và  Tỉnh lộ 544B - là khu vực thương mại chính của huyện Quế Phong, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn và các vùng lân cận, đồng thời tạo sức hút lớn cho khách hàng và du khách thập phương.

Chợ Kim Sơn có ý nghĩa quan trọng, là điểm sáng trong thu hút đầu tư của huyện Quế Phong. Dự án không chỉ phù hợp với chủ trương đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn đáp ứng mong mỏi của người dân và tiểu thương nơi đây.

Chị Kim Huệ, một tiểu thương cho hay: Chợ Kim Sơn không chỉ tạo cho thị trấn có diện mạo mới, mà còn cho chúng tôi có một môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi, cũng như hy vọng đạt lợi nhuận cao trong tương lai.

anh
Khung cảnh sầm uất bên trong ngôi chợ mới. Ảnh: CTV

Cũng tại thị trấn Kim Sơn, một công trình khác không thể không nhắc đến đó là Nhà máy nước thị trấn Kim Sơn có tổng mức đầu tư xây dựng gần 42 tỷ đồng, chính thức hoàn thành vào năm 2017. Hiện nay đã vận hành, cung ứng nước sạch cho hơn 2.800 người dân trên địa bàn thị trấn Kim Sơn và một số ít khách hàng thuộc các xã Mường Nọc và Tiền Phong.

Đặc thù của một huyện miền núi, điều kiện địa hình phức tạp, bởi vậy từ các chương trình, dự án đầu tư, huyện đặc biệt chú trọng lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm, xem đây là “đòn bẩy” để thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

anh
Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm tại các xã, thị trấn được chú trọng. Ảnh: Đ.C

Đơn cử lĩnh vực giao thông có thể kể đến việc nâng cấp Tỉnh lộ 544B; Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường quốc lộ đi qua địa bàn huyện; tuyến đường liên bản: Bản Tám, Pà Nạt, Dốn, Na Pú, Lông Không, Hăn, hồ chứa nước Tồng Mỏ (xã Mường Nọc), bản Cỏ Noong, Ná Ngá (Mường Nọc), bản Tạng, bản Cói (xã Tiền Phong) với chiều dài 7.593,81m theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A…

Nói về tuyến đường liên bản kể trên, bà Lương Thị Hải, trưởng bản Na Ngá thời điểm đó cho rằng: Từ khi tuyến đường được hoàn thành đưa vào sử dụng đầu năm 2018, đã đáp ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Theo đó việc giao thương, trao đổi hàng hóa của người dân cũng thuận lợi hơn, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, năm 2017 là 34 hộ thì đến năm 2019 giảm còn 14 hộ.

Chú trọng các đột phá chiến lược

Theo kết quả đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quế Phong giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được chú trọng đầu tư: Nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đạt 3.090 tỷ đồng; Trong đó xây dựng các công trình hạ tầng cơ bản đạt 1.339 tỷ đồng. Giá trị thực hiện giao thông nông thôn đạt gần 185 tỷ đồng, làm mới hơn 30km đường bê tông. Công tác quản lý, bảo trì các công trình hạ tầng kỹ thuật được tăng cường; 100% xã, thị trấn có đường nhựa và điện lưới quốc gia đến trung tâm xã.

anh
Thị trấn Kim Sơn. Ảnh tư liệu: Sách Nguyễn

Một số công trình trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Trường THCS DT Nội trú huyện; Nhà máy và hệ thống cung cấp nước vùng trung tâm huyện; Hệ thống kênh nhánh Thủy lợi Truông Bành; Hệ thống thủy lợi kết hợp nước sinh hoạt Nậm Tột, các công trình giao thông lớn, hệ thống cầu dân sinh ở một số xã…

Trong đó, các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách gồm: Nâng cấp Tỉnh lộ 544B; Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường quốc lộ đi qua địa bàn huyện; Nhà máy nước thị trấn Kim Sơn; Trường THCS dân tộc nội trú huyện; Nâng cấp Trường THPT huyện Quế Phong; Hệ thống kênh nhánh Thủy lợi Truông Bành; Hệ thống thủy lợi kết hợp nước sinh hoạt Nậm Tột; Thủy lợi Mương Páng.

Ngoài ra, còn có một dự án đã được chấp thuận đầu tư là Khu du lịch cộng đồng và bảo tồn văn hóa người dân tộc Thái do Công ty TNHH Bảo tồn và Phát triển du lịch cộng đồng, tổng mức đầu tư 19,95 tỷ đồng.

Nhiều công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn bình quân giai đoạn 2010-2020 đạt 14,63%, huyện quản lý đạt 7,45% (trong đó giai đoạn 2011-2015 đạt 17,83%, huyện quản lý đạt 7,74%, giai đoạn 2015-2020 đạt 9,1%/năm, huyện quản lý đạt 7,32%/năm); thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) tăng từ 10,38 triệu đồng năm 2015 lên đạt 38 triệu đồng năm 2020.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 6.335 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt hơn 389 tỷ đồng (tỷ lệ tăng thu ngân sách bình quân giai đoạn 2010-2020 đạt 9,38%/năm).

Trong phương hướng phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH huyện Quế Phong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, huyện vẫn xác định trong các đột phá chiến lược giai đoạn 2021-2030, đó là tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, trong đó ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, khu du lịch, hạ tầng thương mại biên giới và hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển để tạo đà cho tăng trưởng.

Bà Nguyễn Thị Hoài, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quế Phong

Theo đó, để đạt được mục tiêu phát triển hạ tầng một cách đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, huyện tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, tăng thêm nguồn thu mới cho ngân sách. Phát huy cao nhất các nguồn nội lực, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư các khu, cụm công nghiệp.

Thực hiện tốt chủ trương tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng. Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư phát triển giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình phát triển. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám định chất lượng công trình xây dựng, có chế tài xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng công trình, coi trọng công tác duy tu bảo dưỡng, chống xuống cấp…

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.