Quy định về thăm gặp, liên lạc với trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc

Bộ Công an đã ban hành Thông tư 43/2015/TT-BCA quy định về thăm gặp; nhận, gửi thư, tiền, quà; liên lạc điện thoại đối với học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tư quy định, người được thăm gặp học sinh, trại viên gồm:

a- Ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố dượng, mẹ kế; bố, mẹ nuôi hợp pháp; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em ruột của vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.

b- Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị thăm gặp học sinh, trại viên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với nhu cầu, lợi ích chính đáng của học sinh, trại viên và yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục học sinh, trại viên.

Tăng lần gặp người thân khi được khen thưởng và chấp hành tốt

Thông tư nêu rõ, học sinh được gặp người thân tại Nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng không quá 3 giờ/lần (trừ trường hợp vi phạm Nội quy trường giáo dưỡng đang bị cách ly với học sinh khác). Trường hợp học sinh chấp hành tốt Nội quy trường giáo dưỡng, tích cực học tập, lao động, rèn luyện hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ/lần.

Trại viên được gặp người thân tại Nhà thăm gặp của cơ sở giáo dục bắt buộc mỗi tháng 2 lần (trừ trường hợp vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc đang bị cách ly với trại viên khác), trại viên được khen thưởng thì được gặp thêm 1 lần.

Trại viên chấp hành tốt Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc, tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 4 giờ/lần.

Trại viên có nhiều cố gắng trong lao động, học tập, chấp hành nghiêm chỉnh Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc lập công thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể cho gặp vợ hoặc chồng đến 48 giờ/lần và được ở lại qua đêm tại phòng riêng của Nhà thăm gặp.

Lưu kí tiền, đồ trang sức khi đến

Học sinh, trại viên được nhận thư khi thăm gặp. Thư của học sinh, trại viên phải được cán bộ kiểm tra kỹ trước khi đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Học sinh, trại viên được gửi thư. Đối với trại viên mỗi tháng được gửi 2 lá thư. Trường hợp học sinh, trại viên ốm nặng hoặc phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp cần thiết khác thì được gửi điện tín.

Học sinh, trại viên được nhận quà (trừ rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ vật và các loại văn hóa phẩm bị cấm) khi thăm gặp. Quà của học sinh, trại viên phải được cán bộ kiểm tra kỹ trước khi đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Ngoài ra, học sinh, trại viên khi đến chấp hành quyết định hoặc trong thời gian chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tiền Việt Nam), ngân phiếu, giấy tờ có giá, ngoại tệ, thẻ thanh toán điện tử, vàng, bạc, đồng hồ, đồ trang sức quý hiếm, quần áo chưa sử dụng hoặc những đồ vật có giá trị khác phải gửi vào lưu ký trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và nhận lại khi ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc...

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 26/10/2015.

Theo Chinhphu.vn

tin mới

Cố ý làm trái quy định về phân phối tiền cứu trợ do lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Cố ý làm trái quy định về phân phối tiền cứu trợ do lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

(Baonghean.vn) - Cho tôi hỏi, cố ý làm trái quy định về phân phối tiền cứu trợ gây thất thoát 100 triệu đồng do lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào? Vấn đề quan tâm của chị Ngân Hoa (Nghi Lộc, Nghệ An).

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?

(Baonghean.vn) - Giao cho người không có giấy phép lái tàu, người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia, không đủ các điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác, bị xử lý như thế nào? - Ông N.Đ.H ở huyện Diễn Châu hỏi.

Người phạm tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Người phạm tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

(Baonghean.vn) - Người phạm tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo mấy khung hình phạt và cao nhất là bao nhiêu năm tù?. Vấn đề quan tâm của ông Trần Văn (Thanh Chương, Nghệ An).

Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào?

Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào?

(Baonghean.vn) - Tôi có thắc mắc liên quan đến tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Theo Điều 221 - Bộ luật Hình Sự 2015 thì phạm vi áp dụng của điều luật này là áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà Nước hay áp dụng chung đối với tất cả cá nhân tổ chức?