Rộn ràng lễ hội mừng lúa mới của bản Thái miền Tây Nghệ An

Công Kiên - Đình Tuyên

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) -  Lễ hội mừng lúa mới là hoạt động văn hóa được bà con người Thái ở bản Bộng, xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn lưu truyền và phát huy, góp phần bảo tồn bản sắc truyền thống và tạo động lực cho quá trình phát triển đời sống mọi mặt.
Ngày 3/6 (tức 5/5 Âm lịch), bà con dân tộc Thái ở bản Bộng, xã Thành Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) tổ chức lễ hội mừng lúa mới. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh hạt thóc của trời đất ban cho bản mường và cảm tạ các bậc thần linh. Theo quan niệm của bà con nơi đây, Pó Phả là đấng cai quản đất trời, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vì thế, sau khi thu hoạch mùa màng, các gia đình, dòng họ đều làm lễ mừng lúa mới để bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn Pó Phả, các bậc thần linh và tổ tiên. Ảnh: Đình Tuyên

Ngày 3/6 (tức 5/5 Âm lịch), bà con dân tộc Thái ở bản Bộng, xã Thành Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) tổ chức lễ hội mừng lúa mới. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh hạt thóc của trời đất ban cho bản mường và cảm tạ các bậc thần linh. Theo quan niệm của bà con nơi đây, Pó Phả là đấng cai quản đất trời, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vì thế, sau khi thu hoạch mùa màng, các gia đình, dòng họ đều làm lễ mừng lúa mới để bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn Pó Phả, các bậc thần linh và tổ tiên. Ảnh: Đình Tuyên

Lễ hội mừng lúa mới được bà con bản Bộng tổ chức tại ngôi miếu ở đầu bản. Tại đây, 6 dòng họ của người Thái cư trú tại bản (gồm họ Vi, Lương, Lô, Hà, Ngân và Lữ) lần lượt dâng lễ vật lên Pó Phả và các vị thần linh để tạ ơn và cầu mưa thuận gió hòa, mùa vụ tươi tốt, người người khỏe mạnh... Ảnh: Đình Tuyên

Lễ hội mừng lúa mới được bà con bản Bộng tổ chức tại ngôi miếu ở đầu bản. Tại đây, 6 dòng họ của người Thái cư trú tại bản (gồm họ Vi, Lương, Lô, Hà, Ngân và Lữ) lần lượt dâng lễ vật lên Pó Phả và các vị thần linh để tạ ơn và cầu mưa thuận gió hòa, mùa vụ tươi tốt, người người khỏe mạnh... Ảnh: Đình Tuyên

Lễ vật của các dòng họ gồm xôi, bánh, cơm tẻ, thịt, cá các gia đình trong họ thu hoạch, chăn nuôi được và các loại hoa quả có sẵn trong vườn. Ảnh: Đình Tuyên

Lễ vật của các dòng họ gồm xôi, bánh, cơm tẻ, thịt, cá các gia đình trong họ thu hoạch, chăn nuôi được và các loại hoa quả có sẵn trong vườn. Ảnh: Đình Tuyên

Thay mặt bà con dân bản và các dòng họ, thầy mo gửi lời tạ ơn đến Pó Phả cùng các vị thần linh và nguyện cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ảnh: Đình Tuyên

Thay mặt bà con dân bản và các dòng họ, thầy mo gửi lời tạ ơn đến Pó Phả cùng các vị thần linh và nguyện cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ảnh: Đình Tuyên

Thầy mo gửi lời tạ ơn đến Pó Phả cùng các vị thần linh và nguyện cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Clip: Công Kiên - Đình Tuyên

Bà con dân bản lần lượt dâng hương bái tạ và nguyện cầu. Ảnh: Đình Tuyên

Bà con dân bản lần lượt dâng hương bái tạ và nguyện cầu. Ảnh: Đình Tuyên

Nghi lễ kết thúc, tiếng cồng chiêng vang lên rộn rã, báo hiệu phần hội bắt đầu... Lễ hội mừng lúa mới không chỉ có nghi thức tế lễ mà còn thể hiện sự giao hòa giữa con người với vạn vật, giữa con người với con người. Ảnh: Đình Tuyên

Nghi lễ kết thúc, tiếng cồng chiêng vang lên rộn rã, báo hiệu phần hội bắt đầu... Lễ hội mừng lúa mới không chỉ có nghi thức tế lễ mà còn thể hiện sự giao hòa giữa con người với vạn vật, giữa con người với con người. Ảnh: Đình Tuyên

Tiếng khắc luống vang lên rộn rã. Ảnh: Đình Tuyên

Tiếng khắc luống vang lên rộn rã. Ảnh: Đình Tuyên

Vui điệu múa sạp. Ảnh: Đình Tuyên

Vui điệu múa sạp. Ảnh: Đình Tuyên

Và cùng vui bên chum rượu cần, cùng say điệu lăm vông... Ảnh: Đình Tuyên

Và cùng vui bên chum rượu cần, cùng say điệu lăm vông... Ảnh: Đình Tuyên

Rộn ràng ngày hội mừng lúa mới ở bản Bộng. Clip: Công Kiên - Đình Tuyên

tin mới

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.