Sông ngầm dưới đập phụ thủy lợi bản Mồng là hang cac xtơ

09/09/2016 17:24

(Baonghean.vn) - Hiện tượng nước chảy bất thường ở kênh tiêu đập phụ Châu Bình không phải là sông ngầm mà là hiện tượng hang cacxtơ, đã phát được phát hiện từ trước và nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Ngày 8/9, Báo Nghệ An điện tử đăng bài “Phát hiện sông ngầm dưới đập phụ thủy lợi lớn nhất Bắc Trung bộ”. Dự án kênh tiêu đập phụ Châu Bình nằm trong dự án lớn của công trình thủy lợi - thủy điện Bản Mồng đang có nhiều dấu hiệu bất thường, người dân cho rằng có sông ngầm, nước chảy mạnh. Báo Nghệ An trao đổi với các cơ quan chức năng để làm rõ hơn về vấn đề này.

1
Ông Đinh Trí Lam, Phó Ban quản lý dự án Hồ chứa nước bản Mồng.

Ông Đinh Trí Lam, Phó Ban quản lý dự án Hồ chứa nước bản Mồng cho biết: Hồ chứa nước bản Mồng là công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh, được xây dựng trên địa bàn 2 xã: Châu Bình (Quỳ Châu) và Yên Hợp (Quỳ Hợp), với tổng mức đầu tư gần 4.500 tỷ đồng. Công trình này cấp nước tưới cho 18.871 ha ven sông Hiếu, trong đó tưới tự chảy 2.713 ha, cấp nước cho sông Cả về mùa kiệt khoảng 22m³/s.

Lý giải về vấn đề nước chảy xuyên xuống mương nước, ông Đinh Trí Lam cho rằng: Trong quá trình khảo sát thiết kế đã phát hiện một số vị trí có hang cacxtơ, theo thiết kế thì nước từ kênh tiêu sẽ chảy ra sông Hiếu, tuy nhiên nước lại chảy xuyên xuống hang cac xtơ không ra sông Hiếu.

Đây chỉ là hiện tượng địa chất không gây ảnh hưởng đến công trình xây dựng, trong quá trình khảo sát thiết kế chúng tôi đã tính trước và lường các sự việc.

Hơn nữa đây là kênh tiêu thì không cần phải khắc phục hang cac xtơ, nếu sau này kênh tiêu Châu Bình ngăn nước để phục vụ tưới tiêu thì có thể lấp các lỗ rò rỉ xuống hang cac xtơ là được. Còn nói phía dưới có dòng sông ngầm là chưa có cơ sở, điều này cần phải có sự vào cuộc của các nhà khoa học.

Ông Nguyễn Như Dũng, cán bộ kỹ thuật Công ty CP tư vấn thiết kế hạ tầng cơ sở - Chủ nhiệm công trình tư vấn thiết kế dự án thủy lợi Bản Mồng cho biết thêm: Quá trình khảo sát địa chất để thiết kế kênh tiêu Châu Bình thì chưa phát hiện được các hang cacxtơ, do lỗ khoan chưa đủ độ sâu (theo thiết kế chỉ khoan sâu hơn lòng kênh từ 2-3 mét), tổ chức khoan 40 mũi/8,1 km kênh tiêu Châu Bình.

1
Có 3 vị trí hang các xtơ được phát hiện tại 3 điểm thi công cầu trên kênh tiêu Châu Bình

Tiếp đó, quá trình khảo sát địa chất để thiết kế 6 cây cầu trên kênh tiêu Châu Bình đơn vị tư vấn đã phát hiện được 3 vị trí có hang cát tơ, trong đó 2 hang khô nước, 1 hang có nước. Để khắc phục được tình trạng trên cần phải thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất hiện đã biết được đầu vào của hang catxtơ là các lỗ nước chảy xuống. Vấn đề đặt ra là cần phải tìm được cửa hang, thực tế tìm cửa hang các xtơ rất khó, hang này có thể chạy ngoằn ngoèo đổ nước ra khe suối hoặc sông Hiếu, cũng có thể chạy ngược vào một hang động ở núi nào đó rồi chảy ra sông. Vì vậy cần phải tổ chức khoan thăm dò có độ sâu hơn để đánh giá tổng thể và tìm cửa ra của hang cát tơ để xử lý.

1
Một số vị trí lòng kênh tiêu Châu Bình phát hiện hang cát tơ

Ông Nguyễn Quang Hòa, giám đốc Trung tâm ứng dụng và KHKT và công nghệ thủy lợi Nghệ An trao đổi: Trước khi xây dựng dự án thủy lợi Bản Mồng, Bộ nông nghiệp đã giao cho Đại Học thủy lợi chịu trách nhiệm khảo sát, đánh giá địa chất các tuyến của công trình này, đặc biệt cảnh giác các hang động cacxtơ, vì địa bàn miền núi. Vấn đề thi công công trình này đã phát hiện ra các hang cac xtơ thì đều nằm trong tầm kiểm soát của ngành liên quan.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc sở nông nghiệp và PTNN cho hay: Vấn đề thi công kênh tiêu Châu Bình chúng tôi đã biết địa tầng có hang cát tơ cục bộ. Vì vậy quá trình thi công các cây cầu, trong đó có 3 cây cầu có vị trí hang cxtơ, chúng tôi chỉ đạo đơn vị thi công đóng cọc nhồi bê tông đảm bảo chất lượng công trình. Hiện tại chúng tôi đang tiếp tục khảo sát, kiểm tra để có biện pháp xử lý an toàn cho công trình này.

Hang Cacxtơ là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn. Sự xói mòn không phải do cơ chế lực cơ học, mà chủ yếu là do khí điôxít cacbon (CO2) trong không khí hòa tan vào nước, cộng với các ion dương của hyđrô (H+) tạo thành axít cacbonic. Axít cacbonic là thủ phạm chính trong quá trình ăn mòn đá vôi. Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa cac xtơ là các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm,...

Văn Trường

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Sông ngầm dưới đập phụ thủy lợi bản Mồng là hang cac xtơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO