Sự hình thành tư tưởng yêu nước, cách mạng của Lê Hồng Phong

(Baonghean) Đồng chí Lê Hồng Phong là chiến sỹ cách mạng lỗi lạc của Đảng và cách mạng Việt Nam, là Tổng Bí thư thứ hai của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí là một trong những người học trò gần gũi và xuất sắc của Bác Hồ.

Lê Hồng Phong tên thật là Lê Văn Dục (sau đổi thành Lê Huy Doãn), sinh ngày 6/9/1902 trong một gia đình nông dân nghèo thuộc xóm Đông Cửa, thôn Đông Thôn, tổng Thông Lãng, phủ Hưng Nguyên, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thuở ấu thơ của Lê Hồng Phong gắn bó với quê hương Hưng Nguyên.

Nghệ An là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá, cái nôi của nhiều cuộc cách mạng trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Vùng đất này đã sinh dưỡng biết bao anh hùng, hào kiệt, danh nhân văn hoá của cả nước.

Người xưa có câu: "Nghệ An núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả Nam Châu. Người thì thuần hoá mà chăm học, sản vật thì nhiều thức quý của lạ... được khí tốt của sông núi nên sinh ra nhiều bậc danh hiền..., thực là nơi hiểm yếu như thành đồng, ao nóng của nước và là then khoá của các triều đại"(1)

Có thể nói, xứ Nghệ từ xưa đã chứa đựng nhiều truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam: anh dũng, bất khuất, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm, cần kiệm, chịu thương, chịu khó, giàu đức hy sinh và tình thần đoàn kết, nhân ái giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công Dự án Khu di tích và Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong.                                                               Ảnh: Mai Hoa.

Hưng Nguyên là huyện giàu truyền thống văn hoá, yêu nước và cách mạng, được kế thừa nhiều truyền thống quý báu của dân tộc, nhân dân cần cù lao động, giàu nghĩa khí. Nơi đây đã sản sinh ra những trí thức nho học nổi tiếng như Bạch Liêu, vị Trạng nguyên đầu tiên của Nghệ An năm 1226; Thái Tất Tiên, Lê Giám, Lê Quang Tố, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Quang Thiện, Đinh Bạt Tụy, Nguyễn Trường Tộ. Hưng Nguyên cũng là nơi quê tổ của người anh hùng dân tộc kiệt xuất Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Nửa sau thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra phía Bắc, cùng với nhân dân vùng Thanh - Nghệ, nhân dân Hưng Nguyên đã hăng hái tham gia các phong trào Cần Vương, Văn thân.

Bước sang đầu thế kỷ XX, khi Lê Huy Doãn (Lê Hồng Phong) cất tiếng khóc chào đời thì các phong trào chống Pháp đã lần lượt bị dập tắt. Ở miền Bắc chỉ có nghĩa quân nông dân của Hoàng Hoa Thám còn hoạt động cầm chừng. Nhưng không bao lâu sau, đã xuất hiện một phong trào chống Pháp với hình thức và nội dung mới. Đó là phong trào Đông Du (sang Nhật để học tập và huấn luyện quân sự) do Phan Bội Châu làm Hội trưởng. Đầu những năm 1920 của thế kỷ XX, nhiều thanh niên đã hăng hái tìm đường xuất dương hưởng ứng lời kêu gọi của ông. Trong số đó có một số được kết nạp vào Tâm Tâm Xã và sau đó gia nhập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Lê Huy Doãn - Lê Hồng Phong là một trong những thanh niên ưu tú ấy.

Phủ Hưng Nguyên nổi tiếng trù phú, nhưng làng Thông Lãng quê hương Lê Hồng Phong đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, đời sống của người dân vẫn quanh năm lam lũ, cực khổ. Họ còn phải chịu hai tầng áp bức, đè nén của thực dân và phong kiến, phải nai lưng nộp thuế, nộp sưu. Biết bao gia đình đã phải ly tán, phiêu bạt, đi tìm việc làm kiếm sống khắp nơi. Hầu hết nông dân bị mù chữ và không được hưởng một chút tự do dân chủ nào. Vì vậy, nhân dân liên tiếp nổi dậy đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống cả thực dân Pháp lẫn phong kiến.

Là một thanh niên có học vấn, giàu tình yêu quê hương, đất nước nên trước thực trạng xã hội lúc bấy giờ, Lê Huy Doãn thấm thía nỗi nhục mất nước. Anh nhận thấy sự phát triển thương mại, giao thông là một điều kiện thuận lợi để giao lưu với bầu bạn về thời cuộc, để tìm con đường giải phóng quê hương, đất nước khỏi sự đói nghèo. Nhưng quá trình nhận thức và hình thành con đường ấy phải hội tụ đủ nhiều yếu tố, trong đó quê hương, gia đình, bầu bạn là những yếu tố quan trọng đầu tiên.

Họ Lê ở Hưng Nguyên là một dòng họ lớn, có nhiều người đỗ đạt, có truyền thống lao động chăm chỉ, hiếu học, đoàn kết, thật thà chất phác. Cha của Lê Huy Doãn là ông Lê Huy Quán là người có học song con đường khoa cử của ông không may mắn. Học xong bậc tú tài, thi không đỗ, ông sống ở quê làm ruộng và có thời kỳ làm gia sư trong làng. Mẹ là bà Phạm Thị Sáu, là người có tiếng trong vùng về sự thông minh, nết na và giữ gìn khuôn phép, gia giáo. Hai ông bà sinh được 5 người con, 2 trai, 3 gái. Lê Huy Doãn là con thứ tư trong gia đình, dáng mạo khôi ngô, khoẻ mạnh. Từ nhỏ, Lê Huy Doãn đã được cả gia đình yêu quý và đặt nhiều hy vọng. Vì vậy, dù nhà nghèo nhưng Lê Huy Doãn vẫn được cha mẹ tạo điều kiện cho học hành như một số bạn cùng trang lứa con nhà khá giả.

Lê Huy Doãn lớn lên trong sự nuôi dưỡng, giáo dục chu đáo của gia đình. Với tư chất thông minh, ham học hỏi, quyết tâm học tập và giàu lòng thương người nên việc học tập của anh khá suôn sẻ, tiến bộ. Lúc mới đi học, Lê Huy Doãn học chữ Hán ở trường làng. Khoảng năm 1919 - 1920, thực dân Pháp và chính quyền Nam triều bỏ các khoa thi hương, thi hội và mở 4 trường học chữ quốc ngữ và chữ Pháp ở các tổng Phù Long, Văn Viên, Hải Đô, Thông Lãng. Cùng thời gian ấy, Lê Huy Doãn chuyển sang học chữ quốc ngữ và bậc sơ học. Vốn thông minh, chăm chỉ, anh đã đạt loại giỏi ở bậc sơ học.

Sống giữa vùng quê nghèo, gia cảnh của Lê Huy Doãn ngày một khó khăn khi người cha kính yêu của anh qua đời. Anh phải bỏ học rời làng quê, ra Thị xã Vinh vào làm công để vừa giúp đỡ mẹ, em gái, vừa mong muốn học thêm tiếng Pháp.

Đây là một quyết định mạnh bạo, dám chịu đựng hy sinh, đánh dấu sự trưởng thành của người thanh niên yêu nước Lê Huy Doãn trước hoàn cảnh gia đình và thời cuộc để bắt đầu một cuộc sống tự lập trong môi trường mới với bao khó khăn, thử thách.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống văn hoá, truyền thống cách mạng đã sớm hình thành trong Lê Hồng Phong khí phách của một con người không cam chịu cảnh áp bức, bất công, đứng dậy đấu tranh chống lại kẻ thù. Chính quê hương, gia đình là cái nôi bồi đắp, nuôi dưỡng, chở che, rèn luyện ý chí và nghị lực nâng cánh ước mơ để đồng chí Lê Hồng Phong đi tìm con đường giải phóng quê hương, đất nước giành độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

(1) Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, NXB KHXH, HN, 1993 tập 1, trang 63.

Thái Khắc Thư

tin mới

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

Tết Độc lập về thăm Quê Bác

(Baonghean.vn) - 78 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Khu Di tích Kim Liên đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Nghệ An, đặc biệt trong ngày lễ Quốc khánh 2/9.

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

Thức quà quê 'ăn chơi' thành đặc sản ở Đô Lương

(Baonghean.vn) - Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh… 

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.