(Baonghean.vn) - Điều khiến cộng đồng quốc tế ngạc nhiên, khi mới đây, quan chức chính quyền quân sự - dân sự khu vực Kherson cho biết dự định sẽ đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập vùng lãnh thổ này. Hạn chót chuẩn bị cho đề nghị này vẫn chưa được xác định. Nhưng đây không phải là vấn đề của vài ngày tới mà là của tương lai gần. Với mong muốn sáp nhập này, liệu Kherson có trở thành Crimea thứ 2?
Các lệnh trừng phạt chống Nga đang ảnh hưởng đến công việc của cảng Rotterdam lớn nhất châu Âu, đang chờ đợi tác động lớn hơn dự kiến đến cuối năm nay. Đó là tuyên bố của ông Allard Castelein - Giám đốc Cảng vụ.
(Baonghean.vn) - Đối với lịch sử thế giới hiện đại, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã gây chấn động toàn cầu. Nhưng theo nhiều quan điểm, Vladimir Putin đã lên kế hoạch này trong một thời gian dài. Đối với Putin, kẻ thù chính của cuộc xung đột không chỉ là những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, mà còn là các chính phủ phương Tây. Hiểu được khía cạnh này trong quan điểm của Putin về thế giới là rất quan trọng, để hiểu tại sao ông lại không sẵn sàng lùi bước khi đối diện với những điều mà ông ấy coi là sự bất cần, và đạo đức giả của phương Tây.
(Baonghean.vn) - Trong khoảng hơn 22 năm cầm quyền, ở các chức vụ khác nhau từ Thủ tướng tới ông chủ Điện Kremlin, cùng với tố chất từ 1 cựu điệp viên của KGB - quyết đoán, lạnh lùng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thiết lập được nền móng cầm quyền vững chắc thông qua một loạt cuộc chiến có ý nghĩa sống còn.
(Baonghean.vn) - Những ngày đầu khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy đông đảo binh sĩ Chechnya tập trung tại một quảng trường ở thủ đô Grozny được cho là tình nguyện lên đường tham gia chiến dịch tại Ukraine. Nổi tiếng là hiếu chiến, lạnh lùng, lính Chechnya trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Tuy hiện vẫn chưa rõ hiệu quả của binh sĩ Chechnya trong chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, song sự xuất hiện của lực lượng này đã ít nhiều làm giảm nhuệ khí chiến đấu của các lực lượng Ukraine.
(Baonghean.vn) - Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang khiến cho mọi thứ trở nên “điên rồ” hơn. Sau lúa mì, châu Âu và thế giới lại đang rơi vào khủng hoảng thiếu dầu ăn trầm trọng. Không chỉ dầu mỏ và khí đốt, khi thế giới thiếu dầu ăn, mà cụ thể là dầu hướng dương thì “hiệu ứng domino” tăng giá cũng nguy hiểm không kém khủng hoảng thiếu dầu mỏ.
(Baonghean.vn)- Các nước phương Tây dường như đang ganh đua xem ai sẽ cung cấp nhiều vũ khí hơn cho Ukraine, đồng thời vẫn nói rằng mục đích vì hòa bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhận xét.
(Baonghean.vn) - Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã bước sang giai đoạn mới, và tiến hành đợt oanh kích lớn khắp miền đông Ukraine. Moskva tuyên bố chuyển mục tiêu, tập trung “giải phóng” miền Đông Ukraine. Trận chiến khốc liệt sắp xảy ra để giành quyền kiểm soát Donbass còn được cho là sẽ quyết định sự thành bại của chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Putin ở Ukraine.
Lực lượng phòng không Nga đã bắn rơi máy bay vận tải quân sự của Ukraine đang chở một lô lớn thiết bị quân sự của phương Tây ở ngoại ô Odessa, Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga, cho biết hôm thứ Bảy.
Giữa bối cảnh Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc giao tranh lớn ở Donbass, phương Tây đã có động thái đáng chú ý khi tăng cường vận chuyển vũ khí hạng nặng cho Kiev trong khi Moscow cảnh báo điều này có thể gây ra những hậu quả khó lường.
(Baonghean.vn) - Điều dễ dàng nhận thấy rằng, mối quan hệ giữa Nga và Đức đã không còn như thời hoàng kim. Hơn ai hết, Đức đang rơi vào thế khó, loay hoay tìm lối thoát. Thêm vào đó, trong khi Mỹ và các đồng minh NATO trên khắp châu Âu thể hiện quan điểm cứng rắn với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, Đức là quốc gia đang phải kiềm chế, nhất là trong câu chuyện cấm vận khí đốt của Nga.
(Baonghean.vn) - Những hình ảnh tang thương về ngôi mộ chôn tập thể được phát hiện tại nhà thờ, hay những thi thể mặc quần áo dân sự, nằm rải rác trên đường phố ở Bucha, thị trấn phía bắc thủ đô Kiev, đã trở thành chủ đề dậy sóng suốt những ngày qua. Thậm chí, nó còn được gọi với cái tên “thảm sát Bucha”. Truyền thông và mạng xã hội Ukraine, cũng như phương Tây đồng loạt đưa tin về sự kiện, trong khi phía Nga cũng lên tiếng phản đối gay gắt. Xung quanh sự kiện này vẫn còn nhiều nút thắt chưa được tháo gỡ.
(Baonghean.vn) - Việc Nga công nhận chủ quyền của DPR và LPR chứng tỏ sự thất bại trong chính sách trừng phạt của phương Tây trong 8 năm qua, tờ Monde Diplomatique của Pháp viết.
(Baonghean.vn) - Loại khỏi hệ thống tài chính SWIFT, cấm xuất khẩu dầu, khí đốt, đóng băng các tài sản - đó là những công cụ mà phương Tây áp đặt để trừng phạt Nga trong nhiều tuần qua. Tuy nhiên, dường như Nga vẫn đang đủ sức để chống chọi, trong khi phương Tây lại có rất ít vũ khí mới để tung bài.
(Baonghean.vn) - Chiến dịch quân sự ở Ukraine đặt ra câu hỏi về sự cân bằng giữa tổn thất và lợi ích của các bên tham gia chính, cũng như một số bên liên quan. Xung đột vẫn tiếp diễn, và chưa đạt được một thỏa thuận chính trị, điều đó có nghĩa là vẫn khó có thể nói mỗi bên sẽ có thể đạt được các mục tiêu chính trị ở mức độ mong muốn, thế nhưng đã phải trả một cái giá rất lớn, cả về tính mạng con người và thiệt hại lớn về kinh tế.
Nga quan tâm đến một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ở Ukraine nhưng sẽ không chấp nhận bất kỳ sự hòa giải nào của phương Tây trong các cuộc đàm phán với Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhận định.
(Baonghean.vn) - Lương thực, một câu chuyện tưởng chừng chẳng liên quan gì đến căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Bởi từ trước đến nay, dường như không ai mấy quan tâm đến tầm quan trọng của lúa mì từ Nga và Ukraine. Tuy nhiên, đến khi có biến cố, thì câu chuyện này đã biến thành vấn đề châu lục, thậm chí là toàn cầu.
(Baonghean.vn) - Chỉ còn 2 ngày nữa là tròn 1 tháng, kể từ khi Tổng thống Putin thực hiện “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Khả năng xuống thang xung đột bằng đàm phán vẫn còn, tuy nhiên cả Nga và Ukraine đều có những mục tiêu, cũng như tính toán riêng, cản trở quá trình này. Mối quan hệ Nga-Ukraine liệu có lọt qua được “khe cửa hẹp” này không.
(Baonghean.vn) - Nga bán khí đốt cho châu Âu qua đường ống dẫn khí. Châu Âu dựa vào đó để sưởi ấm các tòa nhà, cung cấp năng lượng cho ngành công nghiệp và sản xuất điện. Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này đã diễn ra trong nhiều thập kỷ và mặc dù nó có thể sớm kết thúc, nhưng nó đã hạn chế phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với Nga.
(Baonghean.vn) - Vào tuần trước, cuộc khủng hoảng tại khu vực biên giới giữa Nga và Ukraine đã có dấu hiệu tạm thời hạ nhiệt, sau khi Bộ Quốc phòng Nga rút một số lực lượng ra khỏi khu vực này. Thế nhưng, một lần nữa, thế giới lại nín thở để xem ông Putin có những bước đi tiếp theo như thế nào, khi hôm nay 22/2, ông vừa công bố quyết định công nhận hai nước Cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraine. Chiến thuật của Putin trong những ngày tới sẽ định hình địa chính trị thế giới trong tương lai.
Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã giành chiến thắng trong cuộc chạy đua địa chính trị với Mỹ và châu Âu. Đây là ý kiến của các tác giả bài báo đăng trên tờ The Telegraph của Anh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các nước phương Tây chia sẻ thông tin tình báo về việc Nga đang chuẩn bị tấn công Kiev như họ dự đoán.
20 quốc gia khuyến cáo công dân của mình rời khỏi lãnh thổ Ukraine do lo ngại xung đột quân sự, một trong những hãng thông tấn Nga cho biết. Mỹ kêu gọi phải thực hiện điều đó trong vòng 24-48 giờ.