Tái diễn hành vi chiếm đất ở Châu Bình: Xử lý dứt điểm mâu thuẫn!

Nhật Lân - Đào Tuấn

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Sau đúng 20 ngày người dân bản Poom Lầu trồng cây chiếm đất, vào ngày 25/11/2023, cũng tại xã Châu Bình (Quỳ Châu) lại có một số người dân thuộc bản Đồng Cọng thực hiện hành vi tương tự…

Mâu thuẫn

Việc người dân bản Poom Lầu trồng cây chiếm đất trong ngày 5/11/2023 được Báo Nghệ An thông tin tại bài viết “Poom Lầu “nóng” chuyện đất rừng” (ngày 26/11/2023).

bna_Rừng Quỳ Châu. Nhật Lân.jpg
Bìa bài viết "Poom Lầu, "nóng" chuyện đất rừng..." trên Báo Nghệ An điện tử. Ảnh: Nhật Lân

Dẫn đến sự việc này có nguyên nhân bởi khu đất có tình trạng lấn chiếm đã được UBND huyện Quỳ Châu và Lâm trường Cô Ba tổ chức rà soát năm 2017, xây dựng lộ trình giao trả về địa phương năm 2023. Tuy nhiên, Lâm trường Cô Ba đã thiếu sự chủ động phối hợp với chính quyền huyện Quỳ Châu và xã Châu Bình thực hiện lộ trình đã ký kết, nên dẫn đến việc người dân Poom Lầu có hành vi trồng cây, chiếm đất. Trước sự việc này,Huyện ủy, UBND huyện Quỳ Châu đã làm rõ nguyên nhân, cùng với Công ty TNHH MTV NLN Sông Hiếu, Lâm trường Cô Ba thống nhất phương án giải quyết trong buổi đối thoại ngày 6/11, là chậm nhất đến hết quý I/2024 Lâm trường Cô Ba sẽ giao trả đất cho địa phương.

Phương án trên tạo được sự đồng thuận của người dân bản Poom Lầu, vậy nhưng, đến ngày 25/11, cũng tại xã Châu Bình, một số người dân bản Đồng Cọng lại thực hiện hành vi tương tự. Họ đã tổ chức trồng cây, chiếm đất tại vùng đồi mới thu hoạch cây keo có diện tích khoảng hơn 8 ha. Tìm hiểu nguyên nhân, một người dân bản Đồng Cọng là ông Phạm Xuân Tịnh trao đổi, khu đất người dân lấn chiếm do Lâm trường Cô Ba quản lý, thế nhưng, hộ sản xuất lại là nguyên lãnh đạo lâm trường, không sống trên địa bàn huyện Quỳ Châu. “Người dân biết hành vi chiếm đất là sai. Nhưng người dân cho rằng, nếu lâm trường để người ngoài địa bàn làm thì họ cũng có thể làm…”, ông Phạm Xuân Tịnh nói.

bna_Rừng Quỳ Châu 8. Đào Tuấn.jpg
Trưởng bản Đồng Cọng, ông Phạm Quang Tấn và ông Phạm Xuân Tịnh trao đổi về sự việc xảy ra ngày 25/11/2023. Ảnh: Đào Tuấn

Thời điểm xảy ra sự việc, ông Phạm Quang Tấn - Trưởng bản Đồng Cọng đang đi chữa bệnh, không ở tại địa bàn. Tuy nhiên, qua nắm thông tin, ông Tấn xác nhận dẫn đến sự việc có nguyên nhân như lời ông Phạm Văn Tịnh đã trao đổi…

bna_Rừng Quỳ Châu 1. Đào Tuấn.jpg
Lối dẫn vào khu đồi có sự việc người dân bản Đồng Cọng trồng cây keo non trong ngày 25/11/2023. Ảnh: Đào Tuấn

Tại xã Châu Bình, ngày 1/12/2023, cán bộ địa chính Nguyễn Văn Quang cho biết, cấp ủy, chính quyền sớm nắm bắt thông tin sự việc ở bản Đồng Cọng. Nhờ vậy, đã kịp thời báo cáo Huyện ủy, UBND huyện Quỳ Châu tổ chức xuống hiện trường ổn định tình hình, không để phát sinh điểm nóng. Về nguồn gốc khu đất người dân bản Đồng Cọng lấn chiếm ngày 25/11, theo ông Quang thì thuộc thửa 174, tờ bản đồ số 4, với tổng diện tích khoảng 11 ha (có khoảng 2,9 ha đã cấp giấy CNQSD đất). Thể hiện trên bản đồ địa chính thì do Lâm trường Cô Ba quản lý, và không có trong phương án trả về địa phương. Về người sử dụng đất, nguyên là lãnh đạo Lâm trường Cô Ba đã nghỉ hưu, không sống trên địa bàn huyện.

bna_Rừng Quỳ Châu 5. Đào Tuấn.jpg
Cán bộ địa chính xã Châu Bình, ông Nguyễn Văn Quang trao đổi với PV Báo Nghệ An trong ngày 1/12/2023. Ảnh: Nhật Lân

Cũng theo ông Quang, khi lãnh đạo huyện đến hiện trường, người dân bày tỏ ý kiến cho rằng, đất lâm trường quản lý nhưng lại để người ngoài sử dụng như vậy là không đúng quy định pháp luật.

Tiếp nhận thông tin, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thanh Hoài đã trao đổi, huyện sẽ rà soát, xác định lại. Trường hợp vùng đất thuộc quyền quản lý của lâm trường; hộ gia đình đang sản xuất không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất lâm nghiệp, huyện sẽ kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền thu hồi, giao về cho địa phương. Đồng thời, yêu cầu, trong thời gian thực hiện rà soát thì không ai được phép trồng cây, lấn chiếm đất đai.

“Người dân nghe lãnh đạo huyện trao đổi như vậy thì đồng tình…”, ông Nguyễn Văn Quang nói.

Lâm trường cam kết trả đất

Tại bài viết “Poom Lầu “nóng” chuyện đất rừng”, Báo Nghệ An đã thông tin sau buổi đối thoại ngày 6/11/2023 do UBND huyện Quỳ Châu tổ chức, Lâm trường Cô Ba đã có Tờ trình số 368/TT-LT ngày 7/11/2023 xin trả đất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường và Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu. Diện tích đất Lâm trường Cô Ba xin trả gồm các thửa số 71, 85, 89, 112, tờ bản đồ số 1, địa bàn xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, với tổng diện tích là hơn 81,5 ha.

Cũng trong ngày 1/12/2023, Giám đốc Lâm trường Cô Ba - ông Đặng Văn Nghị cho biết, Lâm trường thống nhất trả toàn bộ diện tích đất theo Nghị định số 118/NĐ-CP (đã được Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu, UBND huyện Quỳ Châu, UBND xã Châu Bình phối hợp rà soát, thống nhất lập biên bản ngày 14/1/2017) về cho địa phương. “Là doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn, chúng tôi không muốn để người dân hiểu sai, dẫn đến có những mâu thuẫn không hay…” , Giám đốc Đặng Văn Nghị trao đổi.

bna_Rừng Quỳ Châu 2. Nhật Lân.jpg
Khu đồi nơi xảy ra sự việc liên quan đến người dân bản Động Cọng ngày 25/11/2023 có diện tích khá lớn, khoảng 8 ha, vừa mới khai thác keo. Ảnh: Đào Tuấn

Điều ông Giám đốc Lâm trường Cô Ba trao đổi thể hiện tại Tờ trình số 386/TTr-LT ngày 22/11/2023 xin trả đất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường và Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu; Thông báo số 389/TB-LT ngày 25/11/2023 về việc “Lâm trường Cô Ba trả đất về địa phương quản lý” gửi UBND xã Châu Bình.

Tại Tờ trình số 386/TTr-LT, Lâm trường Cô Ba đề nghị Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu trình Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh thu hồi diện tích 95,64 ha (gồm các thửa 208, 108, 259, 221, 125, 167, 173, 203, 179, 321, 340 của tờ bản đồ số 4) để trả về địa phương. Còn tại Thông báo số 389/TB-LT, Lâm trường Cô Ba thông tin đến UBND xã Châu Bình việc lâm trường đã có 2 Tờ trình số 368/TT-LT ngày 7/11/2023, Tờ trình số 386/TTr-LT ngày 22/11/2023, đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi đất với tổng diện tích 177,2 ha (tại khu vực Băng Mét, Tiểu khu 193, và khu vực các Tiểu khu 198, 200, 217).

Lâm trường Cô Ba khẳng định, theo phương án sử dụng đất của lâm trường được UBND tỉnh phê duyệt thì phần diện tích có phương án trả, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất là 192,2 ha; sau khi trả 177,2 ha thì chỉ còn 15 ha rừng mét tại Tiểu khu 193 chưa giao trả trong đợt này. “Lâm trường Cô Ba thông báo đến UBND xã Châu Bình, tuyên truyền đến người dân để đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn” - Lâm trường Cô Ba kiến nghị UBND xã Châu Bình tại Thông báo số 389/TB-LT.

bna_Rừng Quỳ Châu 3.Nhật Lân.jpg
Cây keo non người dân bản Đồng Cọng đã trồng trong ngày 25/11/2023. Ảnh: Nhật Lân

Hỏi về sự việc liên quan người dân bản Đồng Cọng trong ngày 25/11, theo ông Đặng Văn Nghị, hộ gia đình mà người dân có ý kiến thắc mắc nguyên là lãnh đạo cũ của lâm trường; về khu đất liên quan, sau khi rà lại hồ sơ đất đai đã xác định từ năm 2003 đến nay không thuộc phạm vi quản lý của lâm trường. Cũng theo ông Đặng Văn Nghị, việc trồng rừng sản xuất của nguyên lãnh đạo lâm trường là vấn đề mang tính lịch sử, và có trao đổi: “Đến thời điểm này, theo tôi thì hộ gia đình đang sử dụng đất nên tự nguyện trả đất về cho địa phương...”.

Khẩn trương xử lý dứt điểm!

Nắm bắt thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường được biết, sau khi tiếp nhận 2 Tờ trình xin trả đất của Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu và Lâm trường Cô Ba, sở đã có Văn bản số 8222/ STNMT-QLĐĐ ngày 17/11/2023, Văn bản số 8560/STNMT-QLĐĐ ngày 29/11/2023 gửi UBND huyện Quỳ Châu và Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu. Theo đó, để có cơ sở tham mưu UBND tỉnh thực hiện thu hồi đất theo đúng quy định, không phát sinh nội dung khiếu kiện, Sở TN&MT đề nghị UBND huyện Quỳ Châu chủ trì, phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu, UBND xã Châu Bình và các đơn vị liên quan kiểm tra, báo cáo rõ về nguồn gốc, chủ sử dụng đất; hiện trạng sử dụng đất và các vấn đề khiếu kiện, tranh chấp (nếu có) liên quan đến diện tích đất đề nghị thu hồi.

Về phía UBND huyện Quỳ Châu, đã rà soát hiện trạng, nguồn gốc, chủ sử dụng đất đối với các thửa đất đề nghị thu hồi của Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu tại khu vực Băng Mét, Tiểu khu 193 theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 8222/ STNMT-QLĐĐ ngày 17/11/2023; và ngày 29/11/2023 đã có báo cáo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường. Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳ Châu - ông Trần Bảo Linh cho biết, những ngày tới đây, huyện sẽ tiếp tục tổ chức rà soát các diện tích đất Lâm trường Cô Ba xin trả tại Tờ trình số 386/TTr-LT ngày 22/11/2023 để báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường theo yêu cầu tại Văn bản số 8560/STNMT-QLĐĐ ngày 29/11/2023. Sau đó, sẽ kiểm tra rà soát khu vực đất đai một số người dân bản Đồng Cọng có hành vi trồng cây, lấn chiếm để đưa ra phương án xử lý. “Đây là những nội dung công việc khá phức tạp, đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác, nhưng huyện sẽ cố gắng tập trung hoàn thành để xử lý dứt điểm vấn đề này…”, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường Trần Bảo Linh trao đổi.

bna_Rừng Quỳ Châu 6. Đào Tuấn.jpg
Ông Lê Văn Toan – Chủ tịch UBND xã Châu Bình và cán bộ địa chính Nguyễn Văn Quang trao đổi với PV Báo Nghệ An. Ảnh: Đào Tuấn

Trao đổi với Chủ tịch UBND xã Châu Bình - ông Lê Văn Toan, ông cho biết rằng, trên địa bàn còn nhiều hộ dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu tư liệu đất đai để sản xuất; có một số hộ đã được giao đất lâm nghiệp, nhưng đất được giao lại là rừng tự nhiên không thể sản xuất. Vì vậy, ông Lê Văn Toan nói: “Chúng tôi mong muốn các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh chỉ đạo Công ty TNHH MTV Lâm nông nghiệp Sông Hiếu, Lâm trường Cô Ba thực hiện hoàn thành lộ trình giao trả đất, để chính quyền huyện Quỳ Châu và xã Châu Bình giao đất cho nhân dân…”.

tin mới

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

Về vùng quê không còn chó thả rông ở Nghệ An

(Baonghean.vn) -Mặc dù quy định cấm chó thả rông đã có từ năm 2017, nhưng từ đó đến nay, dường như các địa phương vẫn loay hoay tìm cách xử lý, chó thả rông đã trở thành vấn nạn. Trong khi đó, tại Nghệ An có một vùng quê, suốt 6 năm qua, gần như không còn bóng dáng con chó nào ngoài đường.

Một công chức địa chính xã đầu thú, khai nhận hối lộ

Một công chức địa chính xã đầu thú, khai nhận hối lộ

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn - Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) -Sau khi được tòa án tuyên thắng kiện, lấy lại được ruộng thì chỉ không lâu sau, trên thửa ruộng đó xuất hiện nhiều chông sắt bị kẻ xấu cắm. Khi mà cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra được thủ phạm, thì trong quá trình canh tác, ruộng lúa này lại nghi bị phá hoại một lần nữa.

Sẽ quản lý chặt, xử lý nghiêm hơn nữa việc chê khách, ghép khách và thu thêm phí của phương tiện đón, trả khách trong sân bay Vinh!

Sẽ quản lý chặt, xử lý nghiêm hơn nữa việc chê khách, ghép khách và thu thêm phí của phương tiện đón, trả khách trong sân bay Vinh!

(Baonghean.vn) - Trên nhiều trang mạng xã hội đã có những phàn nàn về lái xe taxi ở sân bay Vinh có tình trạng chê khách chặng ngắn, ghép khách và thu thêm tiền vào cổng… Điều này đòi hỏi cơ quan chức năng cần phải tăng cường giám sát chặt chẽ, tránh gây nên tình trạng lộn xộn.

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là gì ?

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là gì ?

(Baonghean.vn) - Em tôi bị phát hiện sử dụng các công cụ, phương tiện gồm ắc quy, bộ kích điện, lưới đánh cá đấu nối với nhau bằng dây điện để khai thác tận diệt thủy sản. Vậy tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản có thể bị phạt gì ?

Ký ức về chiến dịch K10 trên mảnh đất Tân Kỳ

Ký ức về chiến dịch K10 trên mảnh đất Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người dân các huyện phía Bắc vĩ tuyến 17 đã phải chịu đựng rất nhiều thương đau. Đến nỗi, họ đã phải rời quê hương lên đường đi sơ tán. Đó là một hành trình gian nan nhưng rất nặng nghĩa tình. 

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên Công ty Điện lực để lừa đảo khách hàng

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên Công ty Điện lực để lừa đảo khách hàng

(Baonghean.vn) - Trung tâm Chăm sóc khách hàng – Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) nhận được phản ánh của một số khách hàng về việc có người tự nhận là nhân viên của Tổng công ty Điện lực gọi đến khách hàng với mục đích làm ảnh hưởng đến uy tín ngành Điện hoặc có hành vi lừa đảo.

Chuyện về nữ Trưởng Công an xã được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 25 tuổi

Chuyện về nữ Trưởng Công an xã được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 25 tuổi

(Baonghean.vn) - Trong thời hoa lửa của chiến tranh vẫn đẹp mãi câu chuyện về một người phụ nữ sẵn sàng hy sinh tuổi thanh xuân để góp phần cho đất nước độc lập, thống nhất. Đó là bà Nguyễn Thị Minh Châu, nữ Trưởng Công an xã được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi mới tròn 25 tuổi.