Tản mạn về một trò chơi đố

(Baonghean) - Ra đời từ cuộc sống tinh thần phong phú của người Việt, thể đố không ngừng phát triển để hướng tâm hồn người Việt tới Chân-Thiện-Mỹ. Thoáng nhìn cứ ngỡ “mảnh vườn” câu đố bị khuất lấp bên “cánh đồng” tục ngữ ca dao Việt Nam hàng ngàn năm tuổi, nhưng chịu khó “xắn quần lội ruộng” thì không phải vậy!

Hồi bé, một lần do phạm lỗi, tôi bị bà nội bắt đứng khoanh tay tựa cột nghe ra đố với điều kiện, nếu tôi giải trúng hai câu thì bà cho rời khỏi cột, trúng ba câu thì cho ra sân cùng đám trẻ để tiếp tục làm Tôn Ngộ Không… Câu thứ nhất bà đố: 

Con gì có thịt không xương

Đằm trong nắng dãi, mưa tuôn chẳng nề

Hiên ngang đọ sức thủy tề

Giữ cho đồng ruộng bốn bề xanh tươi?

Cũng may, nhà tôi ở ven bờ tả Lam, đối diện bên kia hữu ngạn là huyện quê cụ Nguyễn Du với tuyến đê ngăn lũ cao quá đầu người. Hằng ngày tuyến đê ấy đập vào mắt nên nó giúp tôi thông minh đột xuất, tôi trả lời con đê. Bà gật đầu tự hào về sự thông minh đột xuất của thằng cháu, và đọc tiếp câu thứ hai:

Con gì bé tí bé ti

Mình ở dưới đất bóng đi trên trời?

Thừa thắng xông lên ắt sẽ... thông minh hơn, tôi hấp tấp đưa ra một loạt giải đố gồm con chuồn chuồn, con muỗi, con chích chòe, con vẹt, con sáo ngà... Tất cả đáp án đều trật khấc. Dường như biết tôi không động não và đang nghĩ cách ù té chuồn, bà vội đứng dậy giơ roi nghiêm nghị:

- Mặt khá má hư, đó là con rươi, dễ ợt thế cũng không biết.

Mặt tôi nóng bừng vì tự ái. Giả bộ như không biết tôi đang xấu hổ, bà chậm rãi đọc tiếp câu thứ ba:          

Ngả lưng cho thế gian ngồi

Ngồi rồi trở lại kêu người bất trung - là cái gì?

Lần này thằng cháu của bà luôn tự phong Tôn Ngộ Không vẫn phải vò đầu bứt tai. Nó không nghĩ ra lời giải, nó đang muốn xin bà cho phép bỏ cuộc thì đã nghe bà hạch tội: 

- Tề Thiên với chả Đại Thánh, đến cái phản gỗ trong nhà cũng không biết, chỉ giỏi phơi nắng suốt ngày!

Từng bị xấu hổ vì trí tuệ của dân gian, về sau tôi mới để tâm tới đố, mới tìm đọc một số ý kiến có lý khi cho rằng chức năng nguyên thủy của đố thiên về giải trí, bồi đắp tư duy, phổ biến kiến thức phổ thông cho lứa tuổi nhi đồng. Ngoài ra, còn hướng người chơi vào mục đích tìm hiểu sự kiện lịch sử, chiến công dựng nước giữ nước của các anh hùng dân tộc, khơi dậy ký ức lịch sử bi hùng của dân tộc, góp phần hun đúc tinh thần yêu nước cho các thế hệ đương thời và hậu thế.

Để tạo được một câu đố mà nội hàm phản ánh đúng bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng, người ra đố phải có một vốn sống, vốn hiểu biết phong phú, đặc biệt là khả năng liên tưởng sáng tạo. Một trong những “phép thuật” tạo nên sự hấp dẫn của đố là khả năng liên tưởng phá vỡ quy luật logic thông thường, tạo ra quy luật “logic của logic” (chứ không phải phi logic) để được mọi người chấp nhận. Chẳng hạn như câu đố sau:

Chân cao lỏng ngỏng

Da đét tận xương

Hồn đi bốn phương

Chân còn để lại  (là gì?)

Sau khi giải đố được đưa ra ai cũng tâm phục khẩu phục thừa nhận đúng là cây hương...

Hay câu đố sau đây nói về cái máng nước, người ra đố nhất thể hóa “nước” (CO2 - một trong những thành phần cơ bản duy trì sự sống), với “nước” mang ý nghĩa “quốc gia, lạnh thổ”:

Một lòng vì nước, vì nhà

Người mà không biết, trời đà biết cho

Ngày 20/11/2000, câu đố này được GS TS Ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn đưa vào bài diễn văn đáp từ của ông tại Lễ mít tinh do Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức mừng ông được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Cụm công trình Ngữ học. Thiển nghĩ “bồ chữ” Nguyễn Tài Cẩn không hề thiếu chữ, song ông vẫn mượn câu đố này là mượn sự liên tưởng táo bạo của trí tuệ dân gian. Và dường như chỉ có trí tuệ dân gian mới nói hộ được tiếng lòng của ông.

Giao Hưởng

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.

Tiếng Anh

Không sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10: Cần có lộ trình phù hợp

(Baonghean.vn) - Chứng chỉ IELTS lâu nay được xem là giấy “thông hành” để tuyển sinh đầu vào, trong đó có tuyển sinh lớp 10. Chính vì thế, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra văn bản về việc không tuyển thẳng hoặc ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ ngoại ngữ nhận được nhiều sự quan tâm.

Y tế học đường

Nhân viên Y tế học đường: Người 'nhiều vai'

(Baonghean.vn) - Y tế học đường đóng vai trò quan trọng trong các nhà trường. Nhưng, hiện nay, công tác này đang gặp nhiều khó khăn khi vừa thiếu về nhân lực, chưa được đầu tư và chế độ chính sách chưa đảm bảo để các nhân viên y tế yên tâm gắn bó với nghề.