Tạo sinh kế bền vững cho hộ mới thoát nghèo ở Nghệ An

(Baonghean) - Ngày 21/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 28/2015/QĐ-TTg về cho vay hộ mới thoát nghèo được ban hành nhằm mục tiêu hỗ trợ các hộ đã từng là hộ nghèo, cận nghèo có nguồn vốn sản xuất, kinh doanh (SXKD) ổn định để thoát nghèo một cách bền vững. Ở Nghệ An, chính sách này nhanh chóng đi vào cuộc sống, giúp hộ mới thoát nghèo có vốn để tiếp tục đầu tư SXKD, góp phần thoát nghèo bền vững và chống tái nghèo.
Đòn bẩy giúp chống “tái nghèo”
Ở xóm Mới Lập, xã Nghĩa Yên (Nghĩa Đàn) có gia đình anh Nguyễn Văn Nhất từng thuộc hiện hộ nghèo; năm 2014 gia đình anh được Ngân hàng CSXH huyện Nghĩa Đàn cho vay 30 triệu đồng để đầu tư nuôi bò. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên chăn nuôi hiệu quả, năm 2016 gia đình anh Nhất thoát nghèo. Khi được vay vốn hộ mới thoát nghèo, anh tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ, xây dựng nhà cửa; hiện nay còn dư nợ trên 50 triệu đồng.
 Ông Lê Ngọc Quý - Tổ trưởng Tổ vay vốn, Hội CCB ở đây cho hay, hiện tổ có 59 thành viên, dư nợ trên 2 tỷ đồng. Nhìn chung các hội viên đều sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Tại xóm Mới Lập, xã Nghĩa Yên, ngoài hộ anh Nhất còn có hộ chị Nguyễn Thị Trinh vay 50 triệu đồng từ vốn vay hộ mới thoát nghèo trồng 3,5 ha keo. Hiện nay chị Trinh đã trả xong nợ vay và được Ngân hàng CSXH huyện cho vay tiếp 50 triệu đồng trồng mới hơn 1 ha keo. Nhờ vốn vay ngân hàng mà kinh tế gia đình chị ngày một ổn định, có điều kiện nuôi con cái học hành, xây dựng nhà cửa khang trang…
Cán bộ Ngân hàng chính sách cùng tổ vay vốn thăm mô hình vay vốn của hộ chị Nguyễn Thị Trinh ở xóm Mới Lập, xã Nghĩa Yên, Nghĩa Đàn. Ảnh Thu Huyền
Cán bộ Ngân hàng CSXH cùng tổ vay vốn thăm mô hình vay vốn của hộ chị Nguyễn Thị Trinh ở xóm Mới Lập, xã Nghĩa Yên, Nghĩa Đàn. Ảnh Thu Huyền

Hay ở xóm Tiến Long, xã Quang Thành (Yên Thành) có gia đình anh Đặng Xuân Tình, chị Biện Thị Hoa vay vốn thoát nghèo 50 triệu đồng vào năm 2019. Hiện nay nhà anh chị có 1 con trâu, 1 con nghé, 2 ao cá, 1 ki-ốt thu mua phế liệu, 2 máy cưa. Từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH, 2 vợ chồng vươn lên trở thành hộ làm ăn giỏi của xã.

Điển hình từ hộ nghèo vươn lên hộ kinh doanh tiêu biểu phải kể đến gương chị Hà Thị Đào ở bản Hội 3, xã Châu Hội (Quỳ Châu). Năm 2007, chị Đào thuộc đối tượng hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng CSXH huyện với số tiền 10 triệu đồng để mua 2 con bò cái. Đến năm 2010, mặc dù đã trả được nợ vay và đóng tiền cho con ăn học, nhưng gia đình chị Đào vẫn còn là hộ nghèo.
Vì thế, vợ chồng chị quyết tâm vay thêm 20 triệu đồng để mua trâu sinh sản, vay thêm 8 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để mở rộng chuồng trại và đầu tư hệ thống nước sinh hoạt. Nhờ chăn nuôi có hiệu quả, năm 2013 gia đình chị Đào thoát khỏi hộ nghèo và hoàn thành trả nợ cho Ngân hàng CSXH. Được Nhà nước cấp thêm đất rừng với diện tích 14 ha canh tác 50 năm, tháng 5/2015, gia đình chị Đào tiếp tục vay 30 triệu đồng để trồng keo và trồng cỏ chăn nuôi đàn trâu, bò.
chú thích
Nhờ có vốn vay Ngân hàng CSXH, chị Hà Thị Đào đầu tư chăn nuôi, sản xuất và thoát nghèo. Ảnh: Thu Huyền

Nhờ có vốn vay Ngân hàng CSXH và có sự hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng kỹ thuật trong chăn nuôi của chính quyền địa phương và của tổ chức hội, qua 3 đợt vay vốn đã giúp gia đình chị Đào ổn định cuộc sống, có nguồn thu nhập tăng thêm từ chăn nuôi và sản xuất, kinh doanh; đến nay đã thoát nghèo vươn lên trở thành hộ khá của toàn xã, được bình chọn là một trong những hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu của toàn huyện.

Chị Hà chia sẻ: Để có được như ngày hôm nay, Ngân hàng CSXH huyện Quỳ Châu, cán bộ Hội Nông dân xã Châu Hội và Tổ Tiết kiệm và Vay vốn của bản đã giúp đỡ tôi rất nhiều... Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục sử dụng đồng vốn có hiệu quả, chấp hành trả nợ gốc, lãi đầy đủ đúng theo định kỳ, đồng thời có trách nhiệm chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ và vận động bà con làng bản, thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, chấp hành tốt quy ước hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, vươn lên làm giàu chính đáng.

Đẩy mạnh cho vay hộ mới thoát nghèo
Quyết định 28 đã mở rộng thêm đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi, đó là các hộ mới thoát nghèo. Đây là những gia đình đã từng là hộ nghèo, cận nghèo qua điều tra, rà soát hằng năm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm. Mức cho vay do Ngân hàng CSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay cùng loại phục vụ SXKD đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.
Thời hạn cho vay do Ngân hàng CSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận trên cơ sở chu kỳ SXKD, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng không quá 5 năm. Việc gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn đối với các khoản nợ của hộ mới thoát nghèo được thực hiện như đối với hộ nghèo theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Hộ ông Lương Văn PHượng ở bản Muỗng, ngọc lâm thanh chương vay vốn chính sách trồng hơn 1 ha chè cho thu nhập cao ảnh thu huyền
Hộ ông Lương Văn Phượng ở bản Muỗng, xã Ngọc Lâm (Thanh Chương) vay vốn Ngân hàng CSXH trồng hơn 1 ha chè cho thu nhập cao. Ảnh: Thu Huyền
Ở Nghệ An, tính đến 31/3/2020, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã chỉ đạo các phòng giao dịch cấp huyện tích cực giải ngân các chương trình tín dụng nâng tổng dư nợ lên 8.530 tỷ đồng, tăng so với đầu tháng 95 tỷ đồng, so với đầu năm 168 tỷ đồng, đạt 99,3% kế hoạch; trong đó giải ngân cho vay chương trình hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015 tăng so với đầu tháng 34 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 51 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.434 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, gồm 33 nghìn khách hàng còn dư nợ, bình quân 1 khách hàng dư nợ 43,4 triệu đồng.
Một số phòng giao dịch Ngân hàng CSXH cấp huyện có doanh số giải ngân cao trong quý 1/2020 đối với chương trình hộ mới thoát nghèo như: Diễn Châu 22 tỷ đồng; Đô Lương 19 tỷ đồng; Yên Thành 16 tỷ đồng; Nghi Lộc 13,3 tỷ đồng.
Ông Phan Hữu Trang - Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Thành cho biết: Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo trên địa bàn đang phát huy hiệu quả tốt, không có nợ quá hạn và lãi tồn đọng, vốn phát huy hiệu quả cao. Doanh số cho vay từ đầu năm đến nay đạt 16 tỷ đồng, với 330 khách hàng được vay vốn. Doanh số thu nợ đạt 10 tỷ đồng, tổng dư nợ của chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo là hơn 111 tỷ đồng. Một số xã có dư nợ lớn và chất lượng tốt như: Quang Thành 5,6 tỷ đồng, Phúc Thành 5,2 tỷ đồng, Khánh Thành 4 tỷ đồng, Mã Thành 4,4 tỷ đồng...

Chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo nhằm giúp các hộ mới thoát nghèo có vốn để tiếp tục đầu tư SXKD, đảm bảo thoát nghèo bền vững và chống tái nghèo. Ngay sau khi được ban hành (năm 2015), chương trình đã đi vào cuộc sống, được chính quyền các cấp và người dân đồng tình ủng hộ. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2020, chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh sẽ tiếp tục tăng trưởng dư nợ tối thiểu 5%, gần 72 tỷ đồng đối với chương trình hộ mới thoát nghèo.

Ông Trần Khắc Hùng - Giám đốc Ngân hàng CSXH chi nhánh Nghệ An


tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.