Tập trung rà soát chính xác số hộ nghèo, tìm biện pháp hỗ trợ phù hợp

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long yêu cầu các cấp, ngành tập trung làm tốt công tác rà soát hộ nghèo một cách chính xác; đánh giá nguyên nhân và tìm ra biện pháp hỗ trợ đúng và trúng.
Khen thưởng cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chương trình. Ảnh: Thành Chung
UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 20 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và phong trào thi đua “Nghệ An chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020. Ảnh: Thành Chung

Sáng 27/10, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình giảm nghèo bền vững và phong trào thi đua “Nghệ An chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020.

Các đồng chí: Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì hội nghị.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm được 9,1%
Trong 5 năm (2016-2020), tỉnh Nghệ An đã tập trung nhiều biện pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn. Các nội dung, chương trình giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống; huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, xã hội, các doanh nghiệp; thu hút sự ủng hộ của cộng đồng trong và ngoài tỉnh và đã tạo được sự đồng thuận, tham gia tích cực của các tầng lớp dân cư và của chính người nghèo.
Nhờ đó, Nghệ An đã thu được nhiều kết quả tốt trong việc giảm nghèo. Cụ thể: Đầu năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh còn 12,1%, tương đương 95.205 hộ; số hộ cận nghèo còn 10,23%, tương đương 80.464 hộ. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 4,11%, với 41.041 hộ nghèo; tỷ lệ hộ cận nghèo 7,35%, tương đương 75.389 hộ; bình quân giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,0%/năm. Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh còn khoảng 3,0% hộ nghèo, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Nhiều giải pháp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững đã được tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai hiệu quả. Ảnh tư liệu
Nhiều giải pháp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững đã được tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai hiệu quả. Ảnh tư liệu
Riêng với 4 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và Quyết định 275 (Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong và Quỳ Châu) đã giảm từ 54,26% hộ nghèo ở thời điểm đầu năm 2016 xuống còn 30,38% vào cuối năm 2019, bình quân giảm mỗi năm 5,97% (vượt mục tiêu giảm 3 - 4%/năm).
Trong giai đoạn này, thông qua các chính sách giảm nghèo hỗ trợ từ Trung ương, cơ chế của tỉnh và cùng với việc tập trung đẩy mạnh thực hiện mục tiêu vận động xã hội hóa huy động các nguồn lực, toàn tỉnh đã huy động được số tiền gần 18.000 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí này, tỉnh đã đầu tư xây dựng được hàng ngàn công trình hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, xây dựng được một số mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; kết cấu hạ tầng cơ sở ngày càng được hoàn thiện; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nâng lên rõ nét, bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc.
Phấn đấu thấp hơn bình quân chung cả nước
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình giảm nghèo bền vững và phong trào thi đua “Nghệ An chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” ở Nghệ An vẫn còn không ít khó khăn, tồn tại. Đó là: Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao hơn mức bình quân cả nước (cuối năm 2019, Nghệ An còn 4,11%; cả nước còn 3,75%). Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, vẫn còn hộ tái nghèo và hộ nghèo phát sinh mới. Hiện nay, toàn tỉnh vẫn đang còn 1.340 hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng.
Phát biểu kết luận, đồng chí Bùi Đình Long nêu rõ: Cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo cho các cấp, các ngành và người dân. Ảnh: Thành Chung
Phát biểu kết luận, đồng chí Bùi Đình Long nêu rõ: Cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo cho các cấp, các ngành và người dân. Ảnh: Thành Chung
Phát biểu tham luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng: Công tác xóa đói giảm nghèo vẫn còn mang tính lâu dài và cần tiếp tục được các cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nghệ An cần khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo, huy động và sử dụng các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo.
Đơn cử: Việc bình xét, xếp loại hộ nghèo ở nhiều nơi còn thiếu chính xác, gây mất công bằng. Các cấp ngành chưa có đánh giá, nguyên nhân nghèo để có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong thực hiện các chương trình an sinh xã hội, các mô hình sinh kế, đề án phát triển kinh tế còn thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao…
Hội nghị cũng đã đề ra mục tiêu giảm nghèo trong 2021- 2025, theo đó: Tỉnh Nghệ An phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm mỗi năm khoảng 1-1,5%, trong đó vùng miền núi 2 - 3%; tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Nghệ An đến cuối năm 2025 phấn đấu giảm xuống mức thấp hơn bình quân chung cả nước.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long - Trưởng Ban Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh đề nghị: Các cấp, ngành tập trung làm tốt công tác rà soát hộ nghèo một cách chính xác; đánh giá nguyên nhân và tìm ra biện pháp hỗ trợ đúng và trúng; tập trung phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường thu hút các doanh nghiệp có quy mô lớn vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn để đẩy nhanh tốc độ phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với giảm nghèo; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo cho các cấp, các ngành và người dân, làm cho bản thân người nghèo tự biết vươn lên thoát nghèo, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại.
UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 20 cá nhân. Ảnh Thành Chung
UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và phong trào thi đua “Nghệ An chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020. Ảnh: Thành Chung
Tại hội nghị, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 20 tập thể và 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và phong trào thi đua “Nghệ An chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020./.

tin mới

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.