“Thà chịu đói, chứ không thất học”

(Baonghean) - Nếu có dịp về xóm Xuân Hương, xã Nghi Đức, Tp Vinh, hỏi thăm gia đình ông Phạm Quang Trung (SN 1963) - bà Nguyễn Thị Hương (SN 1966) thì nhiều người biết, bởi nghị lực vượt khó của ông, bà lo cho con cái học tập trong điều kiện quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Sinh ra trong những gia đình nông dân nghèo, đông con nên cả ông Trung và bà Hương đều trải qua thời thơ ấu đầy nhọc nhằn. Bố ông Trung mất khi ông lên 6 do bạo bệnh nên từ nhỏ ông phải đi ở cho nhà giàu và làm thuê đủ nghề. Từ những năm học cấp 3, ông phải vượt 15 cây số đến trường bằng chân trần qua cát sỏi nóng bỏng vào những ngày hè oi bức, trên người không có lấy một bộ quần áo lành lặn, tiền đóng học ở trường lúc nào cũng chậm. Đến hết năm cuối cấp (lớp 10 lúc bấy giờ), không đủ điều kiện theo học, ông quyết định đi bộ đội. Còn bà Hương, vì là con gái đầu nên bà phải nghỉ học, vất vả làm lụng ngay từ bé, thường xuyên gánh hàng từ Tp Vinh lên tận Thanh Chương, Quỳ Hợp… để bán.

Năm 1986, duyên số đã đưa ông bà đến với nhau và cùng về sinh sống ở xóm Xuân Hương. 4 năm sau, 4 người con lần lượt ra đời, trong đó có một cặp song sinh. Đó là: Phạm Thị Đào (SN 1990), Phạm Thị Duyên, Phạm Thị Định (đều SN 1992) và Phạm Minh Đức (SN 1995).

Gia đình vốn đã nghèo, lại sinh dày nên luôn trong cảnh thiếu ăn. Tuy vậy, thấm thía những vất vả, cực nhọc do không được học hành đến nơi đến chốn, với tâm niệm “thà chịu đói, chứ nhất định không để con cái thất học”, ông bà bươn chải nhiều hơn với hy vọng kiếm thêm thu nhập để lo cho các con ăn học. Nhất là khi Đào, Duyên và Định đi học xa nhà, còn Đức học năm cuối THPT. Trung bình 1 tháng, chi phí phải trả cho việc học và sinh hoạt của 3 người con ở Hà Nội phải đến 10 triệu đồng – một khoản tiền lớn đối với một gia đình thuần nông, nhưng ông Trung  - bà Hương quyết không để việc học của các con mình bị gián đoạn. Ngoài làm ruộng, ông Trung còn làm đủ thứ nghề như thợ điện, thợ xây, bảo vệ công trình… Gần đây ông còn đầu tư vào chăn nuôi (chủ yếu là gà và bò), vay vốn mua 1 chiếc máy cày, 1 máy tuốt lúa.

Vợ chồng ông Trung - bà Hương tăng gia sản xuất.

Vào các vụ mùa, ngày nắng cũng như ngày mưa, ông luôn tay ngoài đồng. Còn bà Hương đảm nhận mọi việc đồng áng trên 3 sào lúa, 4 sào hoa màu; so với các hộ khác ở địa phương, diện tích canh tác không phải là nhiều nhưng với một người phụ nữ đã trung tuổi, lại bị thoái hóa cột sống thì đó thực sự là một công việc vất vả. Nhưng cũng như chồng, để các con yên tâm tập trung vào việc học, bà vẫn âm thầm làm lụng mà không có lấy một lời kêu ca.

Cũng chính vì sớm ý thức được sự khó khăn, vất vả cũng như kỳ vọng của bố mẹ, các con của ông Trung - bà Hương luôn chăm chỉ, cố gắng trong học tập. Không những chăm học và học khá, giỏi, cả bốn người con đều có ý thức giúp đỡ bố mẹ việc nhà, việc đồng áng, chị lớn chịu khó bảo ban, kèm cặp em nhỏ học hành và tranh thủ làm thêm kiếm tiền trang trải cho việc học tập.

Đặc biệt là chị gái đầu Phạm Thị Đào. Suốt những năm học phổ thông, Đào luôn là học sinh khá giỏi, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Học sinh giỏi huyện, tỉnh, Cháu ngoan Bác Hồ. Tốt nghiệp THPT, em thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội và 1 năm sau đó được tuyển vào Lớp tiên tiến – khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh.

Trong suốt những năm học ở trường, em luôn là sinh viên xuất sắc, là một trong số ít sinh viên của trường được nhận học bổng HUA – JICF do Quỹ Quốc tế Nhật Bản tài trợ. Từ học kỳ 2 năm thứ nhất, em đã đi bán hàng ở các shop, rồi phục vụ bàn ở các quán ăn và làm gia sư. Sau này, em có tham gia các tổ chức tình nguyện, rồi làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận ở Hà Nội nhằm học hỏi kỹ năng, tích lũy thêm kiến thức. Tuy đến tháng 9 tới mới tốt nghiệp ra trường nhưng hiện Đào đã được nhận vào làm việc tại Công ty liên doanh với Nhật Bản, mức lương khá ổn định, đủ trang trải cho cuộc sống và giúp bố mẹ được phần nào.

Đào kể: “Mỗi năm em chỉ về nhà được 1- 2 lần, nhưng cứ mỗi lần về lại thấy bố mẹ gầy và già đi rất nhiều. Những lúc như vậy em muốn chạy lại ôm chầm lấy bố mẹ nhưng rồi lại chạy vội vào trong nhà vì không muốn bố mẹ thấy mình đang khóc”.

Từ tấm gương của chị, 3 người em Duyên, Định và Đức cũng cố gắng vươn lên trong học tập và tu dưỡng, rèn luyện. Hiện Duyên đang là sinh viên năm thứ 4, Đại học Thương mại, Định là sinh viên năm thứ 4, Học viện Tài chính, còn Đức cũng vừa thi đậu Đại học Luật.

Hiện nay, dù cuộc sống gia đình vẫn chưa hết khó khăn nhưng mỗi lần nhìn lại những tấm bằng khen, giấy khen treo đầy trong căn phòng khách tuyềnh toàng, ông bà không giấu được sự xúc động xen lẫn tự hào. Bởi các con của họ đã lớn lên từ sự hòa hợp thương yêu của ông bà, học hành đỗ đạt nhờ những giọt mồ hôi của cha mẹ đổ xuống ruộng đồng cùng niềm tin các con rồi sẽ không vất vả như đời mình.

Mai Anh

tin mới

Chung tay đưa trung thu ấm áp đến trẻ em kém may mắn

Chung tay đưa trung thu ấm áp đến trẻ em kém may mắn

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, công tác tổ chức Tết Trung thu cho những trẻ em kém may mắn đã được các tổ chức xã hội, đoàn thể và các nhà hảo tâm quan tâm, giúp các em phần nào vợi đi những thiệt thòi, bất hạnh và tự tin hơn trong cuộc sống.

Chuyện về nhạc sĩ của 'Vinh, thành phố bình minh'

Chuyện về nhạc sĩ của 'Vinh, thành phố bình minh'

(Baonghean.vn) - Trong ngôi nhà nhỏ với ban công rực nắng, nhạc sĩ Lê Hàm đón tôi bằng nụ cười trìu mến. Ông nói rằng, cả đời ông gắn bó với thành Vinh, nên cuối đời được ở đây, trong ngôi nhà nhỏ chỉ cách phố xá nhộn nhịp ngoài kia mấy bước chân, đã đủ để ông mãn nguyện rồi.

Vinh – thành phố của những giao thoa

Vinh - Nơi hội tụ của những giao thoa

(Baonghean.vn) - Không quá ồn ào, náo nhiệt, không quá vắng vẻ, trầm mặc, thành phố Vinh khiến nhiều người lưu luyến bởi sự cân bằng của những sắc thái. Sự cân bằng, vừa đủ đó chính là kết quả của những giao thoa đặc biệt mà chỉ ở Vinh mới có.

Ngô Thì Nhậm

Thời đại Quang Trung và sự khơi nguồn một giai đoạn sáng tác của Ngô Thì Nhậm

(Baonghean.vn) - Sự xuất hiện của người anh hùng ấp Tây Sơn đã đáp ứng được những khát khao, chờ đợi của Ngô Thì Nhậm. Có thể nói, Quang Trung đã mở ra những cơ hội để tài năng của Ngô Thì Nhậm được thi thố, và Ngô Thì Nhậm đã biết dựa vào thời cuộc để khẳng định năng lực của mình.

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.